Giá trị tư tưởng triết học về khoa học của F.Bacon trong tác

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng triết học về khoa học của Francis Bacon trong tác phẩm Công cụ mới (Trang 127 - 136)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI

4.1. Giá trị và hạn chế của tư tưởng triết học về khoa học của F.Bacon

4.1.1. Giá trị tư tưởng triết học về khoa học của F.Bacon trong tác

phẩm "Công cụ mới"

Thứ nhất, có thể khẳng định xác đáng rằng, giá trị lớn nhất, bao quát nhất và có ý nghĩa vô cùng quan trọng của tư tưởng triết học về khoa học của F.Bacon trong tác phẩm ỢCông cụ mớiỢ là ở chỗ, cùng với các chương trình cải cách và xây dựng khoa học ở thời cận hiện đại (của Galilée, của Descartes, của Gassedi, của Newton), nó đã góp phần mở ra một thời đại lịch sử mới có quy mô toàn cầu Ờ lịch sử văn minh khoa học và công nghệ. Với tư tưởng triết học về khoa học của mình, F.Bacon trở thành ông tổ của khoa học cổ điển, cha đẻ của khoa học thực nghiệm và phương pháp luận duy nghiệm. Cho dù chương trình phương pháp luận của F.Bacon mang sắc thái duy nghiệm, song chúng ta vẫn có đầy đủ cơ sở để coi F.Bacon là người theo truyền thống chủ nghĩa duy lý, chủ nghĩa duy lý tồn tại trước phương pháp luận duy nghiệm của ông, nói cách khác, ông vẫn là người tiên phong

có công đứng lên bảo vệ Lý tắnh (khoa học) và các quyền của Lý tắnh như công cụ, phương tiện cho phép con người trở thành "chủ nhân đắch thực của giới tự nhiênỢ, bắt giới tự nhiên phục vụ lợi ắch, hạnh phúc của con người.

Chúng ta cần phải đặc biệt nhấn mạnh giá trị này của tư tưởng triết học về khoa học của F.Bacon, vì nó phản ánh hạt nhân tư tưởng của văn hóa cận hiện đại - chủ nghĩa duy lý theo nghĩa rộng của từ này, tức là đề cao hết mức lý tắnh, sùng bái lý tắnh, khoa học, niềm tin vào những khả năng vô hạn của khoa học. Đây là bước ngoặt về mặt nhân sinh quan vì nó là cơ sở để con người không chấp nhận một hạn chế nào đối với lý tắnh, trở nên tự tin vào bản thân như chủ nhân của thế giới, có năng lực nhận thức và cải tạo thế giới vì lợi ắch và hạnh phúc của mình.

Thứ hai, với quan niệm về "lịch sử tự nhiên" như cơ sở bản thể của khoa học, F.Bacon đã đặt cơ sở cho một quan niệm mới căn bản về văn hóa. Đặc trưng quan trọng nhất cho quan niệm này là nhìn nhận văn hóa như Ợgiới tự nhiên thứ haiỢ, "nhân tạo", nhưng quan trọng như giới tự nhiên thứ nhất. Nguyên tắc sáng tạo văn hóa định hướng vào cách tân, tắch lũy những sản phẩm vật chất và tinh thần, vào đổi mới công nghệ, cải tạo tự nhiên và xây dựng một thế giới mới dựa trên cơ sở đó, đã bắt nguồn chắnh từ đây. Chắnh nó trở thành tiền đề để người phương Tây có tâm thế nhấn mạnh tắnh tắch cực, sức mạnh sáng tạo của con người, qua đó tạo ra bước đi tiên phong cho nền văn minh hiện đại. Hiện nay, chủ nghĩa tắch cực này của phương Tây trở thành tài sản chung nhân loại, và chắnh F.Bacon đóng vai trò hàng đầu trong việc thức tỉnh nó.

Thứ ba, tư tưởng triết học về khoa học F.Bacon đánh giá cao Ộcác nghệ thuật cơ giớiỢ (các công nghệ sản xuất), qua đó trở thành cơ sở để kắch thắch việc hoạch định chắnh sách nhìn xa trông rộng của nhà nước đối với khoa học. Tư tưởng này của ông thật sự góp phần quan trọng để thực hiện chiến lược

phát triển khoa học và áp dụng những thành tựu khoa học vào thực tiễn xã hội, qua đó mở ra một giai đoạn phát triển văn minh mới về chất của xã hội loài người. Chắnh nó đã giáng một cú đòn chắ tử vào tất cả các học thuyết không tưởng biểu thị mơ ước về một chế độ xã hội hợp lý và công bằng, song không chỉ ra được con đường đạt tới chế độ ấy.

Tư tưởng triết học về khoa học của F.Bacon cho thấy rõ ý định khắc phục những hạn chế của khoa học trước ông. Ông đề nghị việc làm đầu tiên là khắc phục những trở ngại trên con đường nhận thức khoa học chân thực về giới tự nhiên, vì ông cho rằng những hạn chế cơ bản của khoa học trước ông bắt nguồn từ sự tách rời của nó khỏi giới tự nhiên và những nhu cầu thực tiễn của con người. Do vậy, F.Bacon đề ra mục đắch đắch thực của khoa học là phục vụ sự hùng mạnh, hạnh phúc, sự sống và thực tiễn của con người. Nắm bắt trật tự của giới tự nhiên bằng việc làm và suy nghĩ sẽ quyết định năng lực thực tiễn của họ. Nói cách khác, hai khát vọng của con người Ờ hiểu biết và hùng mạnh Ờ trùng hợp với nhau. Theo F.Bacon, vì tất cả những thất bại trong thực tiễn đều bắt nguồn từ sự không hiểu biết về nguyên nhân, dự án cải cách các khoa học của ông đặt hy vọng vào chức năng của khoa học khám phá nguyên nhân của các sự vật và qua đó xây dựng tiên đề khoa học như cơ sở của thực tiễn hữu hiệu. Với F.Bacon, cần nhận thức đúng đắn ngay từ đầu về mục đắch tối hậu, đắch thực của khoa học là đem lại những khám phá và những phúc lợi mới cho cuộc sống con người nhờ tìm kiếm chân lý cách nghiêm ngặt và nhất quán, chứ không phải là làm công việc thuyết giáo hay bị cuốn hút vào ham muốn làm dạng danh tên tuổi mình, hay thỏa mãn với công việc trình bày ý kiến của người khác.

Thứ tư, F.Bacon đã hoàn toàn có lý khi nhấn mạnh rằng, trước khi phát triển khoa học, cần phải phân tắch tỉ mỉ tất cả những gì từ trước đến nay từng cản trở nhận thức chân thực về thế giới và kìm hãm khoa học phát triển hữu

hiệu. Đó là chủ nghĩa chủ quan, chủ nghĩa kinh viện, chủ nghĩa giáo điều thể hiện như các loại thiên kiến trói buộc trắ tuệ con người và cản trở nhận thức chân thực. F.Bacon dành học thuyết nổi tiếng của mình về các ngẫu tượng (idola) cho việc nghiên cứu bản chất của các thiên kiến. Trong khuôn khổ hệ chuẩn phương pháp luận chung của ông, học thuyết này đóng vai trò giống như hoài nghi của Descartes và với nghĩa đó, có thể gọi nó là hệ phương pháp tự thanh tẩy ý thức, lý tắnh, tư duy.

"Thanh tẩy ý thức" có một ý nghĩa rất quan trọng như điểm khởi đầu của khoa học, vì nó cho phép đem lại công cụ đắch thực của tri thức chân thực Ờ ánh sáng tự nhiên của lý tắnh. Trong điều kiện có vô số định kiến, thiên kiến trói buộc ý thức, tư duy thì việc làm này đặc biệt cần thiết, mở ra một cái nhìn mới về thế giới và qua đó cho phép tiến hành đổi mới thế giới. Chúng ta đã bắt đầu công cuộc đổi mới xã hội từ chắnh từ đổi mới tư duy. Tư duy chắnh trị mới của loài người đã xác lập một trật tự thế giới mới căn cứ trên việc loại bỏ sự đối đầu, đối kháng (chiến tranh lạnh), chuyển sang đối thoại, khoan dung và văn hóa hòa bình, giải quyết xung đột, bất đồng thông qua thương lượng chắnh trị. Hiện nay, trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, công việc ''thanh tẩy ý thức'' vẫn giữ nguyên giá trị, vì nhiều khuôn sáo, thiên kiến vẫn ngự trị trong đầu óc nhiều nhà nghiên cứu và sư phạm, cản trở nhận thức nhiều vấn đề quan trọng dưới ánh sáng của thực tiễn lịch sử mới. Vì vậy việc quay lại với tư tưởng "thanh tẩy ý thứcỢ của F.Bacon có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách và quan trọng.

Điều quan trọng ở đây là F.Bacon đã vạch rõ tác động to lớn của chủ quan tắnh, đặc biệt là tác động tiêu cực của nó dưới dạng các "ngẫu tượng loàiỢ, đến quá trình và kết quả nhận thức. Theo ông, các ngẫu tượng này bắt nguồn từ chắnh bản tắnh loài người và làm cho trắ tuệ con người xuyên tạc các sự vật. Hơn nữa, F.Bacon nhận thấy nguyên nhân (các Ợngẫu tượng hang

độngỢ) dẫn tới của những sai lầm trong nhận thức của một con người riêng biệt thực chất bắt nguồn từ các đặc điểm về phẩm chất cá nhân, từ giáo dục, học vấn, tôn sùng quyền uy của người ấy. Do vậy, thái độ "tự phêỢ về nhận thức là rất quan trọng, là điểm khởi đầu để hình thành tư duy khoa học. Với cách tiếp cận này, F.Bacon đã đặt nền móng cho chủ nghĩa phê phán, tư duy phê phán như một trong những di sản tinh thần đặc thù, quý báu của văn hóa phương Tây cần được tiếp thu và phát triển.

Tác giả luận án xin lưu ý rằng, bài học này của F.Bacon có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công cuộc đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay. Chắnh A.Einstein vĩ đại cũng nhấn mạnh điều này: ...đầu óc khoa học sâu lắng... có Đạo riêng... thấu hiểu tắnh nhân quả của tất cả các hiện tượng... Đạo lý không phải là sự vụ của Thượng đế mà thuần túy là một sự vụ của con người. Đạo của anh ta là sự kinh ngạc ngây ngất trước sự hài hòa của tắnh quy luật tự nhiên, nơi tỏa rạng một lý tắnh ưu việt, đến nỗi đối diện với ánh hào quang ấy, tất cả những gì đáng kể trong tư tưởng và sự sắp đặt của con người chỉ là một hào quang hoàn toàn hư ảo mà thôi... bản chất của một nền giáo dục có giá trị là lối tư duy phê phán độc lập phải được phát triển ở những người trẻ tuổi Ờ một sự phát triển đang bị đe dọa trầm trọng bởi sự nhồi nhét (hệ thống điểm số). Giáo dục nhồi nhét tất yếu dẫn tới sự nông cạn và vô văn hóa.

Thứ năm, F.Bacon là một trong những người đã nhận thấy vai trò to lớn (chủ yếu là tiêu cực) của ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ sinh hoạt thường nhật, trong nhận thức của con người. Ngôn ngữ có liên hệ mật thiết với tư duy của con người, với năng lực trừu tượng hóa, tức là tách biệt những đặc điểm riêng biệt và khảo cứu chúng cách độc lập với đối tượng và với những đặc điểm khác. Ngôn ngữ cho phép con người hình thành các khái niệm trừu tượng, chắnh chúng là công cụ quan trọng nhất của nhận thức và tư duy.

Ngoài ra, ngôn ngữ còn là điều kiện và phương tiện cần thiết cho xã hội hóa của cá nhân, thiếu xã hội hóa, thiếu nắm bắt những thành tựu nhiều thế hệ tạo ra (lịch sử tự nhiên), con người không thể tiến hành nhận thức.

Tuy nhiên, F.Bacon còn nhận thấy rằng, chắnh ngôn ngữ bị sử dụng bất cẩn thường tạo ra những cạm bẫy, trở ngại (ngẫu tượng chợ búa, đám đông) trên con đường nhận thức chân thực của con người. Ý thức con người thường bị trói buộc bởi những nghĩa quen thuộc được dư luận, truyền thống đưa vào các danh từ, thuật ngữ, qua đó không quan tâm tới sự phù hợp giữa ngôn từ và sự vật nó phản ánh. Ngôn ngữ giao tiếp tạo ra cho con người quen lĩnh hội không phê phán các vật một cách phù hợp với tập quán, truyền thống dân tộc, qua đó làm cho lý tắnh trở nên rối loạn. Trong trường hợp này, không phải lý tắnh làm chủ ngôn ngữ, mà ngôn ngữ sử dụng sức mạnh của mình chống lại lý tắnh. Thái độ bất cẩn đối với ngôn ngữ, đối với lời nói, không quan tâm tới tắnh đúng đắn và chắnh xác của ngôn ngữ có khả năng làm cho quan hệ của con người trở nên vô tổ chức giống như ở ngoài chợ. Điều này cũng thường xảy ra trong khoa học.

Đây là một nhận định rất đúng đắn và sâu sắc. Hiện nay, trong xã hội thông tin, chúng ta đang là chứng nhân cho một thực tế là quá trình sử dụng sai, bất cẩn ngôn ngữ làm cho quá trình giao tiếp sinh ra bất đồng và chia rẽ giữa người với người, sinh ra đàn áp, thúc đẩy xung đột, đem lại những tổn thương tinh thần. Khi hoàn toàn tập trung vào Ộbản chất của đối tượngỢ, khách thể thảo luận, con người thường bỏ qua nhân tố ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng trong thảo luận. Ngôn ngữ sử dụng trong giao tiếp có khả năng sinh ra thái độ này hay thái độ khác đối với đối tượng. Nó cũng có thể có ảnh hưởng đáng kể đến các đặc điểm về tắnh cách và nhân cách của các bên giao tiếp. Thực tế sử dụng sai ngôn ngữ trong giao tiếp dẫn tới những hậu quả bi đát, khi mà bản thân con người không muốn đem lại những tổn thương nặng

nề về tinh thần cho nhau trong quá trình giao tiếp, nhưng họ lại hạ thấp và đàn áp người khác, bóp chết những gì tươi sáng nhất trong tâm hồn của người ấy.

Thứ sáu, một đóng góp quan trọng trong tư tưởng triết học về khoa học của F.Bacon là nghiên cứu toàn diện những vấn đề nhận thức và phương pháp. Đó là việc phân tắch nhận thức khoa học từ lập trường phương pháp luận theo đúng nghĩa của các từ này. Qua đó F.Bacon đã làm cho học thuyết về phương pháp có được một vai trò quan trọng trong nhận thức luận, có liên hệ mật thiết với triết học về khoa học, lôgắc học, các quan điểm về ngôn ngữ. Chắnh F.Bacon đã khởi xướng chủ ý xây dựng một số quy tắc phương pháp đơn giản và rõ ràng của nhận thức khoa học, sau này nó được các nhà triết học hậu bối của ông (Leibniz, Kant, Fichte, Schelling, Hegel, v.v.) triển khai thành học thuyết phương pháp luận phức tạp hơn, rốt cuộc thành quan điểm về các phạm trù biện chứng như sự khái quát, kết tinh toàn bộ lịch sử nhận thức của nhân loại.

Thứ bảy, F.Bacon đã đặc biệt nhấn mạnh vai trò phương pháp luận, gợi mở của triết học, chắnh xác hơn là của triết học về khoa học (hay như ở thời cận hiện đại người ta quen gọi là "triết học tự nhiên" naturphilosophie). Để hoàn thành chức năng đó của mình, theo F.Bacon, triết học tự nhiên trước hết cần phải vạch ra sai lầm của lối tư duy kinh viện, giáo điều, tức là thiên hướng dựa vào quyền uy, tách rời khỏi thế giới thực tại. Một nhân tố quan trọng nữa dẫn tới tình trạng lạc hậu và bất lợi của các khoa học mà triết học tự nhiên cần vạch trần và loại bỏ là thực tế triết học tự nhiên Hy Lạp cổ đại đã vô bổ trong công việc, tức là bị tách rời khỏi bản thân giới tự nhiên, cũng như khỏi những nhu cầu sinh hoạt thực tiễn của con người, đã mang tắnh tư biện. Do vậy, F.Bacon đặt ra nhiệm vụ phải quan tâm phát triển triết học tự nhiên, vì chắnh nó cần được tôn trọng như người mẹ vĩ đại của các khoa học, vì địa vị thấp hèn, "đầy tớ giúp việcỢ cho các khoa học khác của nó

hoàn toàn không thể thúc đẩy các khoa học phát triển, các khoa học bị tách rời khỏi cội nguồn của mình, tức là không được triết học tự nhiên nuôi dưỡng, cung cấp phương pháp luận đúng đắn. Do vậy, theo F.Bacon, việc đưa các khoa học quay lại với triết học tự nhiên, việc nâng địa vị của triết học tự nhiên thành Ộmẹ đẻ của các khoa họcỢ cần phải trở thành một trong những điều kiện chủ yếu để khoa học tiếp tục phát triển.

Thứ tám, F.Bacon đã có một đóng góp rất quan trọng về phương pháp nghiên cứu khoa học, cụ thể là tắch hợp biện chứng giữa phương pháp kinh nghiệm (Ộphương pháp của con kiếnỢ) với phương pháp suy lý (Ộphương pháp con nhệnỢ) thành Ộphương pháp con ongỢ để khắc phục các hạn chế và sử dụng các ưu điểm của hai phương pháp đầu. Phương pháp thứ ba này thực chất là đi từ cái cụ thể cảm tắnh đến cái trừu tượng lý luận (các tiên đề) và rốt cuộc quay về với cái cụ thể lý luận (thực tiễn) như sự thống nhất biện chứng của hai cái đầu. Bản thân quá trình đi từ cái cụ thể đến cái trừu tượng là một quá trình liên tục: đi từ những chi tiết đến các tiên đề nhỏ (kinh nghiệm thuần túy), sau đó đi lên các tiên đề trung bình (kinh nghiệm Ộchân thực, vững chắc và sống độngỢ) và, cuối cùng, đến các tiên đề lớn nhất. Nói cách khác, F.Bacon trực tiếp bắt tay vào xây dựng Ộtòa nhà mớiỢ nhờ đi theo con đường thống nhất giữa kinh nghiệm và lý tắnh.

Chắnh ở đây, F.Bacon nhận thấy vai trò quan trọng của phép quy nạp

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng triết học về khoa học của Francis Bacon trong tác phẩm Công cụ mới (Trang 127 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)