Khái niệm Ộtriết học về khoa họcỢ

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng triết học về khoa học của Francis Bacon trong tác phẩm Công cụ mới (Trang 73 - 76)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI

2.4. Khái niệm Ộtriết học về khoa họcỢ

Như chúng ta đã biết, triết học là một lĩnh vực tri thức nhân văn đặc thù, nó có nhiệm vụ phản tư về các cơ sở bản thể của tồn tại người và tồn tại xã hội bộc lộ ra dưới các hình thức văn hóa đa dạng (tôn giáo, chắnh trị, nghệ thuật, văn học, pháp luật, đạo đức, ngôn ngữ, giáo dục, v.v. và đặc biệt là khoa học bắt đầu từ thời đại xã hội công nghiệp). Do vậy, các bộ môn triết học tương ứng (triết học về tôn giáo, triết học về chắnh trị, triết học về tôn giáo, triết học về nghệ thuật (hay thẩm mỹ học), triết học về đạo đức (hay đạo đức học), triết học về ngôn ngữ, triết học về giáo dục, triết học về pháp luật, triết học về khoa học, v.v.) cũng xuất hiện và trong tổng thể của mình, cấu thành các bộ phận của triết học. Như vậy, triết học về khoa học là một bộ môn, một khuynh hướng triết học, nó lựa chọn khoa học với tắnh cách hiện tượng tri thức luận và văn hóa xã hội làm hệ vấn đề cơ bản của mình, là bộ môn triết học chuyên ngành có đối tượng nghiên cứu là khoa học.

Triết học về khoa học nhìn nhận khoa học như một hiện tượng văn hóa xã hội cấu thành một trong những bản thể của tồn tại xã hội và tồn tại người, do vậy nó cần làm sáng tỏ bản chất, mục đắch và con đường phát triển lịch sử (các trở ngại, các cơ sở bản thể, tri thức luận và phương pháp luận của khoa học). Nội dung này của thuật ngữ "triết học về khoa học" thể hiện

rất rõ qua tư tưởng triết học về khoa học của F.Bacon được ông trình bày trong tác phẩm "Công cụ mới".

Trong luận án của mình, tác giả thừa nhận quan niệm nêu trên về nội dung của thuật ngữ "triết học về khoa học", có nghĩa là phân tắch cơ sở bản thể cũng như mục đắch và con đường phát triển của khoa học. Đây cũng chắnh là nội hàm tư tưởng triết học về khoa học trong tác phẩm công cụ mới mà chúng ta cần làm rõ.

Có thể nói, trong thế kỷ XX triết học về khoa học thể hiện là một trong các lĩnh vực phức tạp nhất của triết học, vì nó sử dụng các kết quả của logic học, tâm lý học, xã hội học và lịch sử khoa học, thực chất thể hiện là nghiên cứu liên ngành. Với tắnh cách như vậy, nó hình thành vào những năm 20 thế kỷ XX, nhưng với tắnh cách một khuynh hướng triết học đặc biệt, nó hình thành từ đầu thế kỷ XIX và định hướng vào việc phân tắch các chiều cạnh nhận thức luận và tri thức luận của khoa học. Triết học về khoa học thể hiện ở đây là tổng thể các trào lưu và các trường phái triết học cấu thành một khuynh hướng triết học đặc biệt, hình thành trong tiến trình phát triển theo từng giai đoạn và có điểm khác biệt là tắnh đa dạng nội tại (chủ nghĩa thực chứng, chủ nghĩa thực chứng mới và chủ nghĩa hậu thực chứng, một số trào lưu trong thuyết Kant mới, chủ nghĩa duy lý mới, chủ nghĩa duy lý phê phán). Đồng thời triết học về khoa học vẫn tiếp tục tồn tại cả trong các học thuyết triết học không đặt trọng tâm vào việc phân tắch khoa học như nhiệm vụ cơ bản (chủ nghĩa Mác, hiện tượng học, chủ nghĩa hiện sinh, thuyết Thomas mới).

Thời đại khoa học kỹ thuật càng cao thì càng cần thiết phải có triết học về khoa học hơn bất cứ thời kỳ nào của lịch sử trước đây [xem: 66, tr. 60]. Bản thân khoa học kỹ thuật cao đã là một loại khoa học học sáng tạo mới, tốc độ cách tân và thay đổi rất nhanh, nó yêu cầu triết học cần phải có sự tổng kết và định hướng kịp thời đối với sự thay đổi ấy. Bởi vì, ở thời kỳ hiện đại hay hậu hiện đại, khoa học công nghệ như là sức mạnh nối dài của

con người và nó có ảnh hưởng vô cùng lớn đến sự vận động, phát triển và tồn tại của xã hội hiện đại. Và do vậy, triết học về khoa học vẫn là một trong những vấn đề được nghiên cứu và quan tâm một cách rộng rãi trong thế kỷ mới [xem: 66, tr. 61-63].

Kết luận chƣơng 2

F.Bacon sinh ra và hoạt động tại nước Anh đang thai nghén những mầm mống của xã hội tư sản. Những thay đổi căn bản bắt đầu diễn ra trong hệ thống quan hệ xã hội, trong định hướng giá trị của con người. Khoa học tự nhiên và kỹ thuật căn cứ trên nó đang dần khẳng định địa vị của mình trong xã hội. Vốn biểu thị xu hướng vận động lịch sử của nước Anh đang chuẩn bị bước vào xã hội tư sản và lợi ắch của tầng lớp tư sản đang chuẩn bị bước lên diễn đàn lịch sử, F.Bacon đã nhận thấy vai trò to lớn của khoa học và kỹ thuật đối với sự phát triển của xã hội. Với tư tưởng triết học về khoa học của mình, ông đã chuẩn bị cho bước chuyển ấy về mặt lý luận.

Để luận chứng cho vai trò của khoa học và kỹ thuật nhằm chống lại hệ tư tưởng phong kiến, F.Bacon đã tiếp thu hàng loạt tư tưởng của các bậc tiền bối đi trước. Đó là tư tưởng chống thần học và tư duy tư biện của triết học kinh viện đã được các nhà triết học kinh viện hậu kỳ khởi xướng, là tư tưởng về khoa học thực nghiệm và phương pháp duy nghiệm của các nhà triết học Phục hưng. Tư tưởng triết học về khoa học của F.Bacon thể hiện qua quan niệm của ông về bản chất, mục đắch và con đường phát triển của khoa học.

Chƣơng 3

NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƢ TƢỞNG TRIẾT HỌC VỀ KHOA HỌC TRONG TÁC PHẨM ỘCÔNG CỤ MỚIỢ

Tư tưởng triết học về khoa học trong tác phẩm ỘCông cụ mớiỢ thể hiện hai bộ phận cơ bản là: (1) Bộ phận phê phán có nhiệm vụ khắc phục những trở ngại trên con đường nhận thức khoa học; (2) Bộ phận xây dựng vạch rõ bản chất, mục đắch của khoa học và luận chứng cho sự cần thiết của phương pháp mới và chỉ ra nội dung của nó. Vì vậy, tác giả luận án sẽ trình bày các nội dung cơ bản trong tư tưởng triết học về khoa học của F.Bacon theo hai bộ phận cơ bản nêu trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng triết học về khoa học của Francis Bacon trong tác phẩm Công cụ mới (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)