Triết học kinh viện hậu kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng triết học về khoa học của Francis Bacon trong tác phẩm Công cụ mới (Trang 52 - 60)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI

2.2. Tiền đề tư tưởng

2.2.2. Triết học kinh viện hậu kỳ

Sau khi Thomas Aquinas qua đời, trong triết học kinh viện đã xuất hiện trào lưu trực tiếp hay gián tiếp chống lại thuyết Thomas như biểu hiện chắnh thức và tối cao của triết học kinh viện chắnh thống. Do vậy, chắnh đại diện của trào lưu này sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến tiến trình lịch sử tư tưởng triết học sau đó, đặc biệt là triết học của F.Bacon trong cuộc chiến chống lại thế giới quan thần học trung cổ nhằm mở đường cho sự phát triển của các khoa học. Các đại diện lớn nhất của trào lưu này là Rogie Bacon, Joan Duns Scotus, Wiliams Occam.

R.Bacon (1214-1284)

R.Bacon là đại biểu lớn đầu tiên cho lợi ắch của khoa học ở ngay trước thời Phục hưng. Ông là một nhà triết học tự nhiên và thần học người Anh. Trong thời gian giảng dạy tại Đại học Oxford, ông viết bình luận về các cuốn 1- 4 trong Vật lý học của Aristotle. Toàn bộ thế giới quan của R.Bacon hình thành do tác động từ sự quan tâm khoa học tự nhiên của người thầy là Robert Grossetest và việc ông ta phê phán triết học kinh viện tư biện của trường phái Paris Ờ các môn đệ của thuyết Aristotle và những sự tư biện triết học kinh viện của phái Dominique Ờ các môn đệ của Thomas Aquinas.

R.Bacon đem luận điểm của mình về ý nghĩa thực tiễn của tri thức đối lập với triết học kinh viện tư biện. Theo ông, tri thức cho phép con người củng cố sức mạnh của mình. Ông kiên quyết chống lại mê tắn dị đoan, niềm tin vào ma thuật. Ông có những thử nghiệm đầu tiên nhằm chế tạo kắnh thiên văn. R.Bacon đưa ra yêu sách về hàng loạt cải cách trong giáo hội và tự do thảo luận văn bản Kinh Thánh. R.Bacon đề nghị phân tắch những trở ngại trên con đường dẫn tới chân lý, đưa ra học thuyết về kinh nghiệm và bách khoa thư các khoa học của mình với tắnh cách là phương tiện cơ bản để khắc phục triết học kinh viện tư biện và phát triển tri thức thực tiễn.

Theo R.Bacon, có bốn thiên kiến (ỢidolaỢ, Ợtrở ngại lớnỢ) đối với việc đạt tới chân lý. Ông gắn liền idola cơ bản với thiên hướng của đám đông ngu dốt viện dẫn vào những quyền uy bất xứng và đáng thương; idola thứ hai với việc phục tùng truyền thống, những cái đã trở nên quen thuộc; idola thứ ba với thái độ tin tưởng đối với ý kiến của đám đông ngu dốt; idola thứ tư với sự ngu dốt của bản thân được che đậy dưới cái bỏ hiểu biết tất cả [xem: 19, tr.386 - 387]. Theo ông, chỉ sau khi khắc phục những idola ấy trên con đường dẫn tới chân lý, con người mới có thể đi theo con đường đạt tới sự khôn ngoan cách hợp lý.

R.Bacon coi chứng minh (luận chứng) và kinh nghiệm là hai phương thức để nhận thức chân lý. Mặc dù chứng minh dẫn trắ tuệ đến kết luận đúng, nhưng chỉ có việc khẳng định bằng kinh nghiệm (thắ nghiệm) mới loại bỏ được mọi dư luận. Như vậy, chỉ riêng chứng minh là chưa đủ để đạt tới chân lý, chúng cần phải đi liền với kinh nghiệm, vì mọi tri thức đều căn cứ trên kinh nghiệm: "Luận cứ là chưa đủ, cần phải có kinh nghiệmỢ[19, tr.387].

R.Bacon coi kinh nghiệm bên ngoài là kinh nghiệm nhận được nhờ các giác quan. Nó cho phép con người nhận thức thế giới bao quanh, tức là thế giới những đối tượng vật chất. Do vậy, toàn bộ tri thức khoa học tư nhiên căn cứ trên kinh nghiệm bên ngoài, vì theo R.Bacon : "Con người bẩm sinh đã có

phương thức nhận thức đi từ cảm giác đến lý trắ, do vậy không có cảm giác thì cũng không có khoa họcỢ[19, tr.386]. Theo chúng tôi, với tư tưởng về kinh nghiệm bên ngoài, R.Bacon đã thực sự đặt cơ sở cho phương pháp luận kinh nghiệm và khoa học kinh nghiệm. Nó có hàng loạt ưu điểm là: thứ nhất, nó nghiên cứu kết luận của tất cả các khoa học dựa trên kinh nghiệm; thứ hai, "khoa học kinh nghiệm là chủ nhân của các khoa học trừu tượng, có thể đem lại những chân lý tuyệt mỹ trong địa hạt của các khoa học khác, những chân lý mà bản thân các khoa học này không thể đạt tới bằng bất kỳ con đường nào"[19, tr.387]; thứ ba, khoa học kinh nghiệm là khoa học độc lập, có khả năng khám phá ra các bắ ẩn của giới tự nhiên bằng sức mạnh của mình; thứ tư, với tri thức của mình về những bắ ẩn của giới tự nhiên, khoa học kinh nghiệm đem lại lợi ắch thực tiễn cho xã hội.

Tất cả những tư tưởng nêu trên của R.Bacon là rất phù hợp với tinh thần của thời đại đương thời với F.Bacon và do vậy nó sẽ ảnh hưởng đến tư tưởng của F.Bacon, khắch lệ F.Bacon tắch cực đấu tranh chống lại tư duy tư biện và góp phần luận chứng, xây dựng nền móng cho khoa học thực nghiệm.

I.Duns Scotus (1266-1308)

Là nhà triết học lớn của triết học kinh viện hậu kỳ, nhà thần học dòng thánh Francoa. Trung thành với truyền thống của thuyết Augustino, song Duns Scotus vẫn có những sự cải cách và phát triển học thuyết này. Ông là nhà thần học đầu tiên đã không chấp nhận học thuyết Augustino về sự cần thiết thức tỉnh đặc biệt để đạt tới tri thức chân thực.

Kế tục lại tư tưởng của Aristotle, ông giả định, thứ nhất, trắ tuệ con người có năng lực có tri thức chân thực về những cái hiện hữu, thứ hai, bất kỳ nhận thức nào thì cuối cùng cũng phải xuất phát từ nhận thức trực giác cảm tắnh. Mặc dù mục đắch cuối cùng là đạt tới sự tồn tại vĩnh hằng của Chúa, song con người ở trong trạng thái hiện tại hoàn toàn không có khả năng nhận thức và trực giác về tồn tại vĩnh hằng của Chúa. Bản thân con người chỉ hình

dung về tồn tại Chúa qua những gì mà nhận thức suy luận nhờ xuất phát từ trực giác qua những vật Chúa tạo thành.

Theo Duns Scotus, chắnh tồn tại là khách thể đặc biệt của trắ tuệ và nhận thức của con người, vì nó hoàn toàn đơn nghĩa, có nghĩa là có thể được áp dụng cách đơn nghĩa vào những tạo phẩm mà chúa tạo ra và bản thân chúa, do vậy dù con người có khái quát và trừu tượng nó khỏi nhận thức của con người về những vật thể vật chất, song chắnh nó lại dẫn tới nhận thức về Chúa. Sự tồn tại tự thân nó là đối tượng nghiên cứu của triết học, tồn tại vô hạn và không mất đi, vô tận chắnh là đối tượng nghiên cứu của thần học, còn tồn tại hữu hạn của những vật thể vật chất mà chúng ta có thể nhận thức được là đối tượng nghiên cứu của các nghành khoa học cơ bản trong đó có vật lý học. Có thể nói đặc trưng nhất của lý luận nhận thức của Duns Scotus chắnh là sự đối lập giữa nhận thức cảm giác và nhận thức trừu tượng. Theo Duns Scotus, để nhận thức được cái thực tế tồn tại, đang hiện hữu thì chỉ có một con đường nhận thức bằng cảm giác. Mặc dù khả năng lực nhận thức bằng cảm giác là tốt thế nhưng đầu óc con người còn bộc lộ nhiều hạn chế chủ yếu ở lĩnh vực nhận thức trừu tượng. Khi nắm bắt bản chất chung vốn có của các cá thể thuộc một loài, trắ tuệ trừu tượng nó khỏi các cá thể, biến nó thành khái niệm chung một cách trực tiếp mà không nhờ giúp đỡ của các loài do lý tắnh nhận thức, trắ tuệ chỉ có thể tiếp xúc với những cái thực tồn hiện thực trong một trường hợp: nhận thức những hành vi do bản thân mình hình thành . Được biểu hiện thông qua kiểu luận điểm ỘTôi hoài nghi về một điều gì đóỢ, ỘTôi nghĩ về một điều gì đóỢ, tri thức về những hành động, hành vi này là hoàn toàn thực tế và hiện thực. Việc tham gia của trắ tuệ (cùng với các giác quan) vào nhận thức các vật của thế giới ngoại tâm cho phép đạt tới tri thức xác thực ở giai đoạn trực giác cảm tắnh.

Khi đưa ra một quan niệm riêng của mình về quan hệ giữa triết học và thần học,Duns Scotus hoàn toàn đối lập và phê phán quan điểm của Thomas

Aquinas khi dung hòa giữa triết học và thần học, ông cho rằng cần phải phân biệt chúng với nhau. Cần phải phân biệt rõ ranh giới giữa triết học và thần học. Ông cho rằng, đối tượng của thần học là chúa hay là thượng đế được nhận thức bằng niềm tin mặc khải, còn đối tượng của triết học là tồn tại được nhận thức bằng lý trắ, lý luận và chứng minh. Nhận thức về chúa - một đấng siêu nhiên, không thấy, không cảm nhận vì lý trắ của con người chỉ có thể nhận thức được ở tồn tại mà tồn tại đó không thể tách rời cảm giác. Từ đó, Duns Scotus nhận thấy nhiệm vụ cơ bản của ông là làm sáng tỏ ranh giới ấy và đối tượng nghiên cứu của triết học và của thần học. Triết học nghiên cứu tồn tại như cái hiện hữu và tất cả những gì được quy về nó hay được tách ra từ nó. Thần học nghiên cứu các đối tượng của niềm tin. Triết học chứng minh, thần học thuyết phục. Quan hệ giữa triết học và thần học có thể được hiểu là quan hệ giữa logic của cái tự nhiên với logic của cái siêu nhiên, trừu tượng hóa với Mặc khải. Triết học chủ yếu tư biện, nó tìm kiếm tri thức vị tri thức, thần học có dụng ý và thực hành, bỏ qua một số chân lý, nó quan tâm tới lối ứng xử. Triết học không được cải thiện hơn nhờ bảo hộ của thần học, thần học không trở nên thuyết phục hơn nhờ sử dụng các luận cứ của triết học. Duns Scotus đề nghị phân tắch các khái niệm một cách rõ ràng, tránh nhầm lẫn trong thuật ngữ và trong khái niệm, đảm bảo cho nền tảng của suy lý triết học. Nếu không khu biệt rõ, thì sự nghi ngờ sẽ tăng lên rất nhiều và bản thân các kết quả của nhận thức mang lại những kết quả không đáng tin cậy.

Như vậy, có thể nhận thấy nhiệm vụ của triết học là không được lạc đường trong mê cung của việc đánh tráo khái niệm, hay là sự suy diễn vô căn cứ mà phải tìm ra trật tự ở trong đó nhờ các khái niệm. Cách thức để làm được điều đó không có gì khác ngoài học thuyết khu biệt (giữa thực tại với hình thức) Ờ con đường đi từ phức tạp đến đơn giản, né tránh những kỳ vọng giả dối. Giữa Plato và Socrates là khu biệt hiện thực, giữa trắ tuệ và ý chắ là

khu biệt hình thức. Mỗi khái niệm đều có thể được hiểu một cách độc lập, không cần kết hợp với khái niệm khác. Những khu biệt đó có căn cứ là hiện thực và lý tắnh.

Chắnh vì vậy, khi tranh luận về sự thống nhất, đơn nghĩa của cái hiện hữu, Duns Scotus đề cập tới cái gọi là những khái niệm đơn giản, mỗi một trong số đó không thể được đồng nhất với khái niệm khác. Do tắnh đơn giản của mình, có thể khẳng định hoặc phủ định các khái niệm này đối với một chủ thể, nhưng không thể cả khẳng định lẫn phủ định cùng một lúc. Tắnh đơn giản như vậy chỉ kắch thắch những mâu thuẫn khi đồng thời khẳng định hay phủ định cùng một điều về cùng một sự vật. Vậy cái hiện hữu đơn giản nhất nghĩa là gì? Theo Duns Scotus, tắnh đơn giản là do trực giác đem lại như một điều hiển nhiên. Chúng ta nhận thấy rất rõ xu hướng duy nghiệm trong nhận thức của Duns Scotus. Do vậy, lập trường này của ông sẽ có ảnh hưởng đến tinh thần chung ở thời đại sau đó là tách biệt niềm tin khỏi lý tắnh, triết học khỏi thần học. Đây chắnh là xu hướng trực tiếp dẫn tới việc bác bỏ thần học mà F.Bacon sẽ thực hiện.

V.Occam (1280 - 1349)

Có thể thấy rằng, Occam là nhân vật kết thúc thời trung cổ. Cùng với Duns Scotus, Occam là một trong những lãnh tụ của phái đối lập kinh viện, chống chủ nghĩa Toma. Tiếp tục những tư tưởng của các bậc tiền bối về việc phê phán tư tưởng của triết học - thần học, nhằm chứng minh và biện hộ cho sự tồn tại của chúa, ông phát triển tư tưởng khi cho rằng, lý trắ không có quan hệ với niềm tin, triết học không có quan hệ với tôn giáo. Ông khẳng định rằng sự hiện hữu của thượng đế và những tắn đồ tôn giáo chỉ có thể là đối tượng của niềm tin tôn giáo chứ không thể là đối tượng của triết học. Vì vậy, bản thân sự tồn tại của thượng đế và những giáo lý của nhà thờ không thể dùng lý trắ để chứng minh được, mà chỉ thuần túy dựa vào sự tắn ngưỡng và lòng tin mà thôi.

Như vậy, khi giải quyết một trong những vấn đề cơ bản của triết học trung cổ Tây Âu thì vấn đề quan hệ giữa chắ tuệ và niềm tin tôn giáo, giữa lý trắ và tình cảm, Occam đã làm sâu sắc thêm quan điểm của nhà duy danh Duns Scotus.

Phê phán triết học kinh viện và lý luận nhận thức của nó là nội dung tiếp theo của triết học Occam, ông xét lại triệt để những tiền đề cơ bản của triết học kinh viện. Học thuyết siêu hình học và tri thức luận thống trị trong triết học kinh viện trước Occam là chủ nghĩa duy thực. Các nhà triết học kinh viện tin tưởng vào sự hiện diện trong thế giới một cơ cấu bất biến, cấu thành từ những bản chất hợp lý của các sự vật, các sự vật này có quan hệ với nhau cách tất yếu; cơ cấu đó quy định trước sự hiện diện ở mỗi vật những đặc trưng mà sự vật ấy không thể thiếu. Mọi đặc trưng ngẫu nhiên của các vật riêng biệt, theo các nhà triết học kinh viện, đều do những cái chung quy định. Occam trước hết đã cố chỉ ra việc giả định những cái chung là hoàn toàn vô căn cứ, có thể xây dựng tri thức về thế giới mà không cần dựa vào các bản chất đó. Do vậy, phù hợp với nguyên tắc phương pháp luận mà sau này được gọi là Ộdao cạo của OccamỢ và được phổ biến rộng rãi dưới hình thức: Không nên tăng thêm bản chất thiếu tắnh tất yếu, nói cách khác, không nên giả định tắnh đa dạng thiếu tắnh tất yếu, Occam phủ định thực tồn của các cái chung trong thế giới. Theo ông, chỉ có những cá thể mới thực tồn hiện thực còn những khái niệm chung không cần cho lý giải tương tác giữa chủ thể và khách thể trong hành vi nhận thức. Ông phê phán quan điểm duy thực về nhận thức; theo quan điểm này, để giải thắch trắ tuệ nhận thức khách thể như thế nào, thì cần sử dụng kẻ môi giới giữa vật được nhận thức và trắ tuệ đang nhận thức, - cái tinh thần (loài) tương tự với vật thể vật chất có thể được trắ tuệ nắm bắt. Nếu khách thể và trắ tuệ chưa đủ để tiến hành nhận thức, và việc sử dụng loài diễn ra trước hành vi nhận thức, theo Occam, thì loài trong trường hợp này sẽ

không phải là tương tự của khách thể. Để khẳng định hình ảnh trong trắ tuệ là tương tự với khách thể, con người cần so sánh hình ảnh này với khách thể, còn để làm điều này thì con người cần có tri thức về khách thể Ờ một tri thức không phụ thuộc vào hình ảnh. Nhưng, nếu trắ tuệ có khả năng nhận thức khách thể nhờ trực tiếp tương tác với nó, thì con người không cần đến một kẻ môi giới nào. Tiếp xúc trực tiếp với khách thể sẽ đạt được trong hành vi nhận thức bằng trực giác. Chỉ nhận thức bằng trực giác cho phép phán đoán vật ấy có tồn tại hay không, cũng như khẳng định một cách rõ ràng vật ấy có những phẩm chất hay những dấu hiệu ngẫu nhiên nào. Việc loại trừ những bản chất chung ra khỏi bản thể luận và hành vi nhận thức làm tiêu tan khả năng nhận được tri thức về thế giới dựa trên cơ sở những suy lý căn cứ vào các tiền đề chung: hiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng triết học về khoa học của Francis Bacon trong tác phẩm Công cụ mới (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)