Bộ phận xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng triết học về khoa học của Francis Bacon trong tác phẩm Công cụ mới (Trang 100)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI

3.2. Bộ phận xây dựng

3.2.1. F.Bacon khẳng định sự cần thiết phải có một phương pháp nhận thức mới. nhận thức mới.

Sự lạc hậu về mặt phương pháp luận của triết học kinh viện thể hiện đặc biệt rõ khi nền sản xuất tư sản và phát minh kỹ thuật phát triển mạnh mẽ. Triết học kinh viện hoàn toàn không thể trở thành phương tiện cho những khám phá khoa học và những sáng chế kỹ thuật mới. F.Bacon nhấn mạnh rằng, không nhiều sáng chế kỹ thuật loài người sở hữu đã được thực hiện cách ngẫu nhiên. Sản xuất phát triển tự phát, thiếu sự trợ giúp của khoa học. Cần lưu ý rằng, người Ai Cập cổ đại đã thần thánh hóa động vật, họ gán ghép nhiều kỹ năng của mình cho việc bắt chước chúng.

Theo F.Bacon, khi nói về những sáng chế, hay về nguồn gốc của một khoa học nào đó, thực ra người ta cảm ơn sự ngẫu nhiên chứ không phải nghệ thuật. Chẳng hạn, không thể hình dung khám phá ra lửa là kết quả nghiên cứu tự giác, bản thân con người ngẫu nhiên có được khám phá này. F.Bacon cho rằng, người thày của con người cho tới nay là lao động cực nhọc vì nhu cầu

cần thiết. Đó là sự quan tâm đến một vật nào đó và việc thường xuyên sử dụng nó. Nhưng phương pháp như vậy không coi trọng các năng lực của con người. F.Bacon nhấn mạnh tắnh chất tự phát của quá trình phát minh trong quá khứ.

Theo F.Bacon, từ đó là tắnh chất chậm chạp của quá trình phát minh chúng ta phải hàm ơn sự ngẫu nhiên. Nguyên nhân là ở chỗ cho tới nay, con người ắt sử dụng những khả năng của lý tắnh trong các phát minh của mình và không bao giờ sử dụng sự trợ giúp của nghệ thuật (ở đây nói tới nghệ thuật khám phá khoa học và sáng chế kỹ thuật). Các khoa học hiện tồn thực chất không phải là con đường khám phá và chỉ ra các công việc mới. Những khám phá và phát minh trước đây dường như nằm trên về mặt của những gì con người khả tri trong tự nhiên. Chúng không căn cứ trên tri thức về các quy luật của giới tự nhiên.

Theo F.Bacon, bằng con đường khám phá ra các quy luật của giới tự nhiên, khoa học tự nhiên cần phải trở thành công cụ mang tắnh quyết định cho những cách tân kỹ thuật dẫn tới sức mạnh thực sự của con người. Điều này đòi hỏi phải cải biến tất cả các khoa học đang tồn tại hiện chưa có chủ định cải biến. Để biến khoa học thành nghệ thuật khám khá, cần phải trang bị phương pháp thắch hợp cho nó. Nhu cầu xây dựng phương pháp mới bắt nguồn từ chỗ, mặc dù con người sở hữu năng lực nhận thức bẩm sinh, song không thể đạt được nhiều kết quả do không có các phương tiện cần thiết. Cả kinh nghiệm, cả lý tắnh tự thân chúng đều không có sức mạnh lớn. Tòa nhà thế giới này và cấu tạo của nó là một mê cung đối với lý tắnh con người đang quan sát nó, lý tắnh này luôn bắt gặp vô số con đường rối rắm. Lý tắnh tự mình không thể tìm ra lối thoát ở trong mê cung ấy.

Những idola còn làm cho tình hình trở nên phức tạp hơn trên con đường nhận thức. Con người không biết sử dụng đúng các năng lực của mình

và không có thiên hướng làm cho lý tắnh của mình phải trở nên chặt chẽ Ộcho tới khi các quy luật nghiệt ngã và quyền lực mạnh bắt nó phải làm điều đóỢ [108, c. XLVII, tr.19]. Nhận thức cần phải phục tùng phương pháp chặt chẽ và cụ thể, xem xét những điều kiện hữu hiệu nhất để nắm bắt giới tự nhiên.

Mong muốn trang bị các phương tiện nhân tạo cho lý tắnh xuất hiện từ rất sớm. Các vấn đề phương pháp luận đã được đặt ra từ thời cổ đại (về tắnh chân thực của nhận thức, tắnh đáng tin cậy của các giác quan, chứng minh logic). Hàm ý nói tới các học thuyết cổ đại và cận hiện đại, F.Bacon khẳng định rằng, các nhà sáng lập ra logic học là những người đầu tiên đánh giá ý nghĩa của phương pháp luận, họ tìm kiếm sự giúp đỡ cho lý tắnh nhờ hoài nghi vận động bẩm sinh và tự tiện của trắ tuệ. Những người đem lại ý nghĩa quan trọng cho phép biện chứng, cố tìm ra sự giúp đỡ đắch thực nhất cho lý tắnh ở trong nó, đã hoàn toàn hiểu đúng và xác đáng lý tắnh con người tự do hành động sẽ không đáng tin cậy.

Song, các nhà sáng lập ra học thuyết logic trước kia ắt quan tâm đến việc nhận thức các quy luật của giới tự nhiên. Ngoài ra, bất chấp sự sâu sắc và hiệu quả khi phân tắch các khái niệm, theo F.Bacon, các học thuyết này không còn phù hợp với những nhiệm vụ khoa học mới, vì các khái niệm của chúng bị tách biệt khỏi sự vật cách sai lầm. Do vậy, cần có một phương pháp đúng trong việc hình thành khái niệm. Các phương pháp có định hướng phân tắch những khái niệm có sẵn không thể chỉnh sửa những sai lầm căn bản xuất hiện khi hình thành các khái niệm trừu tượng. Nỗ lực trên con đường này chỉ làm tăng thêm sai lầm. Nhấn mạnh sự cần thiết của phương pháp đúng, F.Bacon nhiều lần nhắc lại rằng, người nào đi theo con đường đúng, thì sớm hay muộn cũng sẽ đạt tới mục đắch; người nào đi theo con đường sai thì càng đi nhanh, càng sớm mắc sai lầm.

Được giải phóng khỏi những idola, lý tắnh tự nó sẽ cố đi tới chân lý bằng sức mạnh tự nhiên của mình. Vì nhận thức là Ộtạo phẩm chân thực và tự nhiên của trắ tuệ được giải phóng khỏi mọi idolaẦ nhờ các quy tắc của chúng ta, tất cả sẽ trở nên khả tri và đáng tin cậy hơn nhiềuỢ [108, c. CXXX, tr.72]. F.Bacon hàm ý nói rằng, lý tắnh cố đi theo con đường đúng như con đường tự nhiên của nó, song không phải trắ tuệ nào cũng đạt tới điều đó, mà chỉ có trắ tuệ được giáo dục tốt, vì phương pháp là sự khái quát toàn bộ lịch sử hoạt động nhận thức của con người. F.Bacon dẫn tới tư tưởng này, mặc dù không trình bày nó cách rõ ràng.

Các nhiệm vụ phát triển khoa học được F.Bacon tập trung vào vấn đề tạo ra phương pháp mới cần được sử dụng làm phương tiện để xây dựng các khoa học. Khoa học tự nhiên chỉ mới được xây dựng, nhưng Ộsẽ là điên rồ và tự mâu thuẫn nếu hy vọng sẽ tạo ra được cái từ trước cho tới nay chưa bao giờ có bằng những phương tiện chưa được kiểm chứngỢ [108, c. VI, tr.10]. Như vậy, F.Bacon là người đầu tiên đã tuyên bố sứ mệnh của triết học tiên tiến là xây dựng phương pháp mới. Đúng là mục đắch của mọi khoa học là tắnh hữu ắch thực tiễn của nó. Nhưng sẽ là sai lầm nếu buộc tội triết học về tắnh vô bổ của nó, vì sinh lực đi tới tất cả các ngành nghề và nghệ thuật từ triết học.

Để giải thắch rõ tư tưởng của mình, F.Bacon so sánh: nếu có thể nhận được tất cả mọi thứ bằng tiền, thì có thể xây dựng tất cả mọi khoa học khác bằng khoa học này, tức là bằng phương pháp mới. Nếu đánh giá cao một khám phá riêng biệt, thì cần đánh giá cao hơn nữa cái cho phép và khám phá ra tất cả những thứ khác . Nếu phương pháp bao hàm khả năng của mọi khám phá khác, còn đến lượt mình, những khám phá này lại dẫn tới sự thống trị giới tự nhiên, thì việc xây dựng phương pháp sẽ là sản phẩm hữu ắch nhất của thời đại. F.Bacon đánh giá học thuyết về phương pháp là nhiệm vụ chủ yếu để đại phục hồi các khoa học, là vấn đề quan trọng nhất trong tất cả những vấn đề

đang tồn tại, do vậy ông có dự định viết một tác phẩm chuyên sâu về nó. Tác phẩm Công cụ mới đã ra đời như vậy, thể hiện là bộ phận quan trọng nhất trong ỘĐại phục hồi các khoa họcỢ.

F.Bacon nhận thấy nguồn gốc của các năng lực nhận thức của con người trước hết ở trong bản chất xã hội của họ, bản chất này bổ khuyết những khuyết tật tự nhiên. Các lực lượng xã hội của con người được tạo dựng trong văn hóa. Bác bỏ chủ nghĩa giáo điều gắn liền với việc sùng bái các quyền uy triết học cổ đại, F.Bacon không khước từ những thành tựu văn hóa trước ông. Ông hiểu văn hóa được kế thừa trước hết là kỹ năng thực tiễn được tắch lũy trong lĩnh vực thủ công và nông nghiệp, các kỹ thuật tác động đến tự nhiên thông qua công cụ lao động.

Việc áp dụng thành công kỹ thuật mới vào sản xuất, hàng hải, quân sự có thể đã mách bảo F.Bacon tư tưởng về phương pháp mới. Các khám phá địa lý mới gắn liền với sự xuất hiện những phương tiện giao thông hàng hải hoàn hảo hơn. F.Bacon khẳng định rằng : giống như việc chúng ta không thể khám phá ra Ấn Độ , nếu trước đó không phát minh ra la bàn , th́ì tiến bộ khoa học bền vững không thể thiếu phương pháp khoa học chặt chẽ.

F.Bacon không ngừng liên hệ giữa phương pháp khoa học mới với các phương tiện kỹ thuật mới. Theo ông, chân tay không và lý tắnh tự do hành động không có sức mạnh lớn. Công việc được thực hiện bởi những công cụ và trợ lực cần cho lý tắnh không kém chân tay. Giống như công cụ chân tay đem lại và định hướng vận động, thì công cụ trắ tuệ đem lại chỉ dẫn cho lý tắnh và bảo vệ nó. Thành quả sẽ không đáng kể, nếu con người thực hiện các công việc cơ giới bằng đôi tay không, thiếu sự trợ giúp của các công cụ. Tương tự như vậy, khoa học không thể hy vọng đạt được thành tựu đáng kể nếu thiếu sự trợ giúp của phương pháp đúng đắn.

F.Bacon chỉ ra rằng, trong mọi công việc quan trọng mà bàn tay con người thực hiện thiếu các công cụ và máy móc, sức mạnh của những con người riêng biệt không thể hoàn toàn được tận dụng. Ông hàm ý nói rằng, nền sản xuất tư sản đã nâng cao đáng kể hiệu quả nhờ hợp tác và phân công lao động tại phân xưởng. Ông giả định một điều tương tự sẽ diễn ra cả trong khoa học, phương pháp khoa học mới cần được làm cho thắch hợp với hợp tác và phân công lao động trong hoạt động khoa học, trong khi phương pháp tư biện chỉ định hướng vào việc sử dụng lý tắnh của một người riêng biệt và dạy cách hành động gàn dở theo một quy tắc nhất định.

Triết học tư biện không thể giải thắch quá trình khám phá khoa học, mà dừng lại ở việc dựa vào linh cảm thiên tài, trực giác của nhà khoa học như nguồn gốc của các tư tưởng. Theo các nhà triết học kinh viện, nghiên cứu khoa học chỉ khả thể đối với những cá nhân thiên tài, có năng lực xây dựng các hệ thống triết học mở ra Ộchân lý tuyệt đốiỢ cho những người thông thường. Trên thực tế, phương pháp tư biện dẫn tới chủ nghĩa chủ quan. Áp dụng nó, không một người nào có thể giải thắch chắnh xác mình đã đi đến quan điểm của mình như thế nào. Từ đó là vô số hệ thống tư biện.

Sản xuất ở trong xã hội tư sản và khoa học đáp ứng những nhu cầu của nó cần phải trở thành công việc thường nhật của nhiều người với năng lực thông thường. Do vậy các phương pháp hoạt động khoa học cần định hướng vào nhiều chuyên gia không dựa vào trực giác thiên tài. Nếu chất lượng sản phẩm ở sản xuất thủ công hoàn toàn phụ thuộc vào tài nghệ của người thợ, thì quá trình khám phá khoa học dưới các hình thức phát triển mới của khoa học không nên chỉ phụ thuộc vào tài năng. Trong học thuyết về phương pháp, F.Bacon biểu thị đặc điểm mới này của phát triển khoa học chỉ xuất hiện cùng với sản xuất tư bản chủ nghĩa. Ông nghiên cứu toàn diện phương pháp chặt chẽ và chuyên sâu trong nhận thức tự nhiên để lý tắnh con

người Ộngay từ đầu đã không hành động tự tiện theo bất cứ cách nào, để nó được điều hành thường xuyên và để công việc diễn ra như cỗ máyỢ [108, preface, tr. 6]. Đem phương pháp của mình đối lập với những sự tư biện trừu tượng, F.Bacon khẳng định: ỘCon đường khám phá khoa học của chúng ta cho thấy nó để lại rất ắt thứ cho sự sâu sắc và mạnh mẽ của tài năng, nhưng dường như cào bằng chúng. Giống như sự cứng cỏi, khéo léo và kinh nghiệm của bàn tay rất cần thiết để vẽ đường thẳng hay đường tròn hoàn hảo, nếu chỉ sử dụng bàn tay, thì chúng sẽ ắt hay hoàn toàn không quan trọng nếu sử dụng thước kẻ và compa; tình hình cũng là như vậy với phương pháp của chúng taỢ [108, c. LXI, tr. 25].

Song từ đây không nên suy ra rằng, theo F.Bacon, có thể áp dụng phép quy nạp mới cách máy móc và dường như nó cào bằng mọi người với những năng lực khác nhau. Ngược lại, khi suy ngẫm về các hình thức tổ chức khoa học, ông không bài trừ vai trò của thiên tài, cho dù không muốn làm cho tiến bộ khoa học phụ thuộc vào sự xuất hiện ngẫu nhiên của họ. Đóng góp quan trọng của F.Bacon là ở chỗ ông hiểu được sự cần thiết trợ giúp tập thể của các nhà khoa học hàng đầu. Ông đã tiên đoán được vai trò của cộng đồng khoa học: không một công việc khoa học nào có thể được hoàn thành ở bên ngoài thiết chế khoa học.

Như vậy, theo F.Bacon, tắnh chặt chẽ của phương pháp khoa học trước hết gắn liền với việc cao hứng trực giác sáng tạo của nhà khoa học cần phải phục tùng bản chất của các sự vật. Yêu cầu này của phương pháp luận khoa học là bất di bất dịch. Và, chắnh nó đòi hỏi ông phải nghiên cứu cơ sở bản thể của nhận thức khoa học, đó cũng là khả năng khách quan cho sự tồn tại của khoa học.

3.2.2. Cơ sở bản thể của nhận thức khoa học

Cơ sở bản thể của nhận thức khoa học là những nhân tố bảo đảm bản thân sự tồn tại, thực tại của khoa học. Chắnh giải pháp cho vấn đề này sẽ

quyết định lập trường thế giới quan (duy vật hay duy tâm) của nhà triết học trong vấn đề về nguồn gốc và nội dung của khoa học. Có thể nói trước rằng, quan niệm của F.Bacon về cơ sở bản thể của nhận thức khoa học là đóng góp quan trọng hàng đầu của ông, làm cho ông trở thành một trong những người luận chứng, đặt nền móng cho khoa học hiện đại. Cách tiếp cận triết học duy vật của ông với cơ sở bản thể của khoa học đã cho phép định hướng phát triển khoa học vào đối tượng thực tại, khách quan và qua đó kiến thức do khoa học đem lại thực sự cần thiết để con người chinh phục tự nhiên.

Theo F.Bacon, khoa học cần phải căn cứ trên kinh nghiệm, nhưng do tắnh đa dạng vô hạn của kinh nghiệm, nên không thể nắm bắt nó mà thiếu phương pháp thắch hợp. Chỉ có phép quy nạp có khả năng khái quát kinh nghiệm và khám phá ra các quy luật của giới tự nhiên, song bản thân phép quy nạp không thể cung cấp dữ liệu cho nhận thức. Lịch sử tự nhiên cần thực hiện công việc này. Người nào có chủ ý nhận thức thế giới đắch thực, thì cần phải tìm tất cả mọi thứ ở trong bản thân các sự vật. Cho dù tập hợp mọi sức mạnh của mọi trắ tuệ, không một sự thông thái nào có thể là đủ để thay thế việc tắch lũy các dữ liệu về thế giới. Do vậy, trước hết cần chuẩn bị lịch sử tự nhiên đầy đủ và vững chắc như cơ sở của công việc. Nhiệm vụ của lịch sử tự nhiên là mô tả chắnh xác và không có định kiến những sự kiện. Theo chúng tôi, cách đặt vấn đề của F.Bacon là rất sâu sắc và bao hàm yếu tố của nguyên tắc lịch sử. Trong nhiều trường hợp, ông hiểu kinh nghiệm là kinh nghiệm xã hội, trước hết là kinh nghiệm sản xuất thủ công được chuyển tải qua các thế

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng triết học về khoa học của Francis Bacon trong tác phẩm Công cụ mới (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)