Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI
2.2. Tiền đề tư tưởng
2.2.1. Logic học Aristotle
Có thể nhận thấy, một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với F.Bacon là đấu tranh chống lại hệ tư tưởng được biểu thị thông qua thần học và triết học kinh viện như chỗ dựa tinh thần cho chế độ phong kiến, như trở ngại to lớn đối với quá trình hình thành xã hội tư sản. Aristotle và triết học của ông đã được các tư tưởng gia trung cổ luận giải như quyền uy tinh thần ''bất khả xâm phạm'', ''bất khả sai'', như luận cứ nhằm bảo vệ tắnh chân thực của hệ tư tưởng phong kiến. Do vậy, giải quyết nhiệm vụ ''thanh toán'' hệ tư tưởng phong kiến, F.Bacon trước hết cần vạch rõ tắnh vô căn cứ của thuyết Aristotle, hay nói chắnh xác hơn, của những luận giải mang tắnh chất xuyên tạc, phiến diện về thuyết Aristotle từ phắa các nhà triết học kinh viện.
Trong di sản lý luận của Aristotle, các nhà triết học kinh viện trung cổ đặc biệt khai thác logic học của ông. Có thể thấy, Aristotle trình bày logic học của mình chủ yếu trong các tác phẩm được thế hệ sau tập hợp lại và đặt tên là ''Công cụ'' (Organon). Không phải ngẫu nhiên mà F.Bacon lại đặt tên ''Công cụ mới'' (New Organon) cho tác phẩm quan trọng nhất của ông. Vấn đề là với tên gọi này (tiếp tố "mới" (New), ông muốn nhấn mạnh khác biệt giữa lập trường nhận thức luận và phương pháp luận mới (khoa học) của ông với lập trường tương tự của triết học kinh viện do tiếp thu lập trường có những hạn chế của Aristotle và lạm dụng những hạn chế ấy để minh biện cho hệ tư tưởng thần quyền trung cổ. Do vậy, để hiểu rõ lập trường triết học của F.Bacon nói chung và đặc biệt tư tưởng triết học về khoa học của ông nói riêng, chúng ta cần nắm bắt khái quát nội dung của bản thân tác phẩm ''Công cụ'' của Aristotle.
Công cụ, (Organon) nguyên nghĩa tiếng Hy Lạp là công cụ, vũ khắ, phương tiện, là tên gọi chung dành cho các tác phẩm logic học của Aristotle. Người ta cho rằng, tên gọi này do Andronicus Rodoscius là người đầu tiên đã xuất bản và bình luận các tác phẩm của Aristotle đưa ra khi đặt các tác phẩm logic học của Aristotle vào cuốn thứ nhất và gọi chúng là ''Organon'' ở thế kỷ I tr. Cn. Vì theo ông, Aristotle nhấn mạnh chức năng nhập môn của logic học đối với các khoa học khác. Nguyên tắc bố cục của Andronicus là sắp xếp các tác phẩm một cách phù hợp với nội dung ngày càng phức tạp của chúng: ''Phạm trù'' phân tắch danh từ riêng biệt, ''Chú giải học'' phân tắch mệnh đề đơn, "Phép phân tắch thứ nhất" trình bày học thuyết về luận tam đoạn, ''Phép phân tắch thứ hai'' trình bày học thuyết về chứng minh khoa học, ''Topic'' mô tả tranh luận biện chứng, phần cuối khái quát toàn bộ ''Công cụ''.
Hiện nay, người ta đã xác định được rằng, (1) tất cả các tiểu phẩm của ''Công cụ'' đều là bản gốc; (2) tất cả chúng đều là những ghi chép của tác giả về các bài giảng, một phần là tóm tắt các bài giảng do thắnh giả ghi chép lại
nhưng đã được bản thân Aristotle xem lại, sửa chữa và bổ sung; (3) tất cả các tiểu luận đều được Aristotle chỉnh lý nhờ tắnh đến những kết quả mới của ông. Sau đây là các nội dung cơ bản của "Công cụ".
''PHẠM TRÙ'': Tiểu phẩm này mô tả bản thân các vị từ (phạm trù) có thể nói về bất kỳ khách thể nào: bản chất, số lượng, chất lượng, quan hệ, vị trắ, thời gian, tác động, v.v.. Vào thời cổ đại, trung cổ và Phục hưng, "Phạm trù" đã được rất nhiều tác giả bình luận. Tư tưởng của Aristotle về sự khu biệt giữa các thực thể đầu tiên và các thực thể phái sinh (các bản chất phát sinh và các bản chất phái sinh) đã có ảnh hưởng đáng kể đến triết học kinh viện.
''CHÚ GIẢI HỌC": Tiểu phẩm này trình bày lý luận về phán đoán. Nó có thể được xem là cơ sở ngữ nghĩa học của tam đoạn luận.
"PHÉP PHÂN TÍCH THỨ NHẤT'': tiểu phẩm này gồm 2 cuốn. Trong tác phẩm này, Aristotle trình bày lý luận về tam đoạn luận phân tắch và mô tả các hệ thống tam đoạn luận. Hệ thống của Aristotle sử dụng ba loại hình tam đoạn luận trong số bốn loại hình tam đoạn luận của logic học truyền thống. Ngoài ra, ông còn mô tả một số phương pháp suy lý phi diễn dịch: quy nạp, chứng minh bằng thắ dụ.
Trong "PHÉP PHÂN TÍCH THỨ HAI'', Aristotle trình bày các cơ sở phương pháp luận của các khoa học chứng minh (diễn dịch), các cơ sở của lý thuyết chứng minh và lý thuyết định nghĩa. Lý thuyết chứng minh căn cứ trên học thuyết về phạm trù.
"TOPIC" (có nghĩa là gắn với vấn đề) gồm có 8 cuốn, trình bày phương pháp luận biện chứng cổ đại dưới các hình thức như biện chứng tranh luận và nghiên cứu các vấn đề khoa học nhờ vạch rõ và giải quyết những nan đề (nghịch lý Ờ apori). Aristotle vạch ra cơ sở logic chung của những sự vận dụng khác nhau phép biện chứng trên thực tế và qua đó xây dưng một khoa học mới "Topic". Phần cuối của "Topic" được dành cho việc bác bỏ những ngụy biện. Việc phân loại những ngụy biện và sai lầm logic được nghiên cứu rất tỉ mỉ ở thời trung cổ và được đưa vào học thuyết logic truyền thống về sai lầm logic.
Như vậy, logic học có quan hệ với vấn đề phương pháp. Phương pháp của Aristotle là phép phân tắch, tức phân tắch toàn diện đối tượng. Cơ sở của phép phân tắch Aristotle là tam đoạn luận tất yếu: xuất phát từ những tiền đề tất yếu, đáng tin cậy và dẫn đến tri thức xác thực. Khi đó, những nguyên lý tối cao của tri thức là không chứng minh được và được nhận thức trực tiếp nhờ trực giác trắ tuệ. Trong logic học, về thực chất, ông kiến tạo quá trình hình thành tư duy: quá trình một cái gì đó xuất hiện đối với tư duy, có được nghĩa đối với tư duy và sau đó nghĩa này được cải biến nhờ hoạt động của tư duy đạt tới tri thức mới.
10 phạm trù là câu trả lời cho những câu hỏi về các thuộc tắnh của sự vật. Các phạm trù quy định tư duy cần diễn ra như thế nào, người đang tư duy tách biệt cái gì với tư cách là cái có nghĩa, tọa độ xem xét đối tượng. Chúng là những đầu mối của mạng lưới cho phép trắ tuệ nắm bắt hiện thực. Thế giới thể hiện ra như thế nào và có ý nghĩa cụ thể nào đối với chúng ta - điều này phụ thuộc vào hệ thống phạm trù của tư duy.
Bước đi tiếp theo của tư duy con người diễn ra dựa trên sự phạm trù hóa - đó là việc liên kết và chú giải những nghĩa (khái niệm) ban đầu. Kết quả của chúng là phán đoán. Phán đoán xuất hiện khi nói về một cái gì đó mà khi đó xuất hiện cái khác. Bất kỳ định đề hay phản đề nào cũng là phán đoán. Aristotle xem xét chúng ở trong cuốn thứ hai của ỘOrganonỢ Ờ ỘVề chú giảiỢ. Bất kỳ phán đoán nào cũng đi từ một tri thức có sẵn đến một tri thức mới. Trình tự cho phép diễn dịch tri thức mới ra từ tri thức có sẵn được gọi là suy lý. Từ đó xuất hiện vấn đề xây dựng lược đồ tư duy cho phép thực hiện bước chuyển đó một cách đáng tin cậy và đúng đắn, qua đó đạt được tri thức mới về đối tượng của tư duy. Aristotle xây dựng phương pháp suy lý như vậy. Phương pháp suy lý này được ông gọi là tam đoạn luận và coi nó là lược đồ phổ biến về tư duy đang phán đoán về một cái gì đó và dẫn đến một điều gì đó. Chân lý nhận được theo con đường như vậy gọi là chân lý suy lý. Phương pháp suy lý như vậy được gọi là diễn dịch.
Tóm lại, logic học Aristotle đề cao quá trình suy lý, chủ yếu tập trung vào cách thức phân tắch khái niệm, chứ ắt quan tâm tới tắnh chân thực của bản thân nội dung được đưa vào khái niệm, do vậy nó mang tắnh hình thức, ắt hữu ắch cho việc nghiên cứu giới tự nhiên, chỉ hữu ắch cho suy lý tư biện căn cứ trên những Ộchân lý mặc định, có sẵn, bất khả xâm phạmỢ. Chắnh triết học kinh viện đã lạm dụng phương diện này của logic học Aristotle cho việc chú giải Kinh Thánh cách có lợi cho việc tuyệt đối hóa giáo lý của tôn giáo này. Và, F.Bacon sẽ kiên quyết chống lại sự luận giải mang tắnh phiến diện và xuyên tạc này đối với logic học Aristotle từ phắa các nhà triết học kinh viện.