Những điều kiện kiện kinh tế xã hội, văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng triết học về khoa học của Francis Bacon trong tác phẩm Công cụ mới (Trang 37)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI

2.1. Những điều kiện kiện kinh tế xã hội, văn hóa

Sự phát triển mạnh mẽ của các mầm mống xã hội tư sản cùng với việc khoa học phân ngành đã tạo ra những tiền đề mới thúc đẩy triết học phát triển, đồng thời cũng yêu cầu triết học phải xây dựng và phát triển một thế giới quan mới, cách mạng và khoa học hơn. Thời kỳ này cũng là thời kỳ phát triển mạnh mẽ của khoa học và kỹ thuật do yêu cầu phát triển sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa đang ra đời đòi hỏi phải có tri thức khoa học để phát triển máy móc, phát triển công nghiệp. Sự phát triển khoa học diễn ra trong quá trình phân ngành mạnh mẽ, đặc biệt là khoa học tự nhiên, điều này đòi hỏi triết học phải luận chứng cho khoa học như định hướng thế giới quan quan trọng bậc nhất trong phát triển xã hội và con người.

Xét trên phương diện lịch sử triết học và văn hóa học, thời cận hiện đại giữ một vị trắ đặc biệt, vì nó đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử văn hóa châu Âu nói chung và văn hóa hiện đại nói riêng. Cội nguồn sâu xa của văn hóa châu Âu hiện đại là văn hóa châu Âu cận hiện đại. Triết học của F.Bacon liên hệ nội tại với toàn bộ văn hóa châu Âu thời cận hiện đại và là một bộ phận không tách rời được của nó, biểu thị tập trung những đặc điểm của một giai đoạn phát triển văn hóa mới Ờ văn hóa duy lý. Đặc điểm quan trọng bậc nhất của văn hóa châu Âu cận hiện đại là chủ nghĩa duy lý theo nghĩa rộng nhất của từ này, tức là việc đề cao lý tắnh (ratio). Về thực chất, đây là một sự sùng bái đặc biệt đối với lý tắnh, trước hết là lý tắnh khoa học - niềm tin vào những khả năng vô hạn của khoa học.

Bên cạnh chủ nghĩa duy lý và tắnh khoa học, văn hóa cận hiện đại còn đề ra một nguyên tắc nữa, nguyên tắc phân biệt rất rõ nó với các thời đại trước đó và cấu thành điểm đặc thù quan trọng nhất của nó - quan niệm về chắnh

văn hóa. Thời cận hiện đại có đặc trưng là quan niệm về văn hóa như Ộgiới tự nhiên thứ haiỢ. Văn hóa được hiểu là việc xây dựng một giới tự nhiên mới do con người tạo ra, nhưng cũng quan trọng như giới tự nhiên thứ nhất. Nguyên tắc sáng tạo của văn hóa cận hiện đại thể hiện ở việc nó thường xuyên định hướng vào cái mới, vào việc tắch lũy những sản phẩm vật chất và tinh thần nhiều hơn cần thiết, vào những đổi mới công nghệ. Việc cải tạo tự nhiên và xây dựng một thế giới mới dựa trên cơ sở đó - sản phẩm sáng tạo của con người - là yếu tố phân biệt triệt để sự định hướng của văn hóa châu Âu cận hiện đại không chỉ với văn hóa châu Âu trước đó, mà còn với tất cả các nền văn minh khác. Việc đặc biệt nhấn mạnh tắnh tắch cực, sức mạnh sáng tạo của con người đối với thế giới là bước đi tiên phong do văn hóa châu Âu cận hiện đại thực hiện.

Đương nhiên là tắnh chất của văn hóa châu Âu cận hiện đại quy định trước thái độ phê phán của nó đối với các thời đại trước. Thời cận hiện đại đã tiến hành phê phán thời trung cổ. Văn hóa châu Âu cận hiện đại liên hệ mật thiết với phong trào Khai sáng. Phong trào Khai sáng là một trào lưu tư tưởng và văn hóa đặc biệt, hình thành ở Tây Âu vào cuối thế kỷ XVII - thế kỷ XVIII. Các nhà Khai sáng coi phương tiện cơ bản để hoàn thiện xã hội và con người là phổ biến tri thức, khoa học, là khai sáng, giáo dục đúng đắn con người. Cơ sở thế giới quan và triết học của họ là niềm tin vào tắnh hợp lý của thế giới, do vậy là vào khả năng xây dựng xã hội phù hợp với những nguyên tắc hợp lý trong việc giáo dục con người hợp lý. Phong trào Khai sáng gắn liền với sự sùng bái thật sự lý tắnh được họ hiểu là những nguyên tắc của khoa học cổ điển đương thời với họ.

Những nhận định khái quát nêu trên đưa chúng ta tới sự cần thiết phải làm sáng tỏ quá trình các nhân tố góp phần hình thành văn hóa châu Âu cận hiện đại như nền tảng để dựa trên đó, F.Bacon phản tư về những vấn đề then chốt của thời đại mình Ờ khoa học, tư duy khoa học với tắnh cách là giá trị tối

cao của hệ thống xã hội. Chúng ta có thể kể ra ở đây các nhân tố như sự phát triển kỹ thuật, các khám phá địa lý lớn, v.v.. Tuy nhiên, theo chúng tôi, có thể xác định bốn nhân tố đóng vai trò quyết định đối với quá trình hình thành văn hóa cận hiện đại là: 1) Quá trình hình thành các quan hệ xã hội mới (thường được gọi là quan hệ tư sản); 2) Phong trào cải cách giáo hội như một hiện tượng văn hóa ; 3) Quá trình hình thành khoa học như một thiết chế xã hội; 4) Lập trường giai cấp của F.Bacon.

Thứ nhất, đó là quá trình hình thành các quan hệ xã hội mới. Xét về phương diện kinh tế - xã hội, quá trình hình thành và phát triển văn hóa và khoa học châu Âu cận hiện đại đã diễn ra trong khuôn khổ các quan hệ xã hội tư sản đang ra đời, hình thành và phát triển. Để có thể hiểu được bản chất của các quan hệ này, cần đánh giá khái quát thời đại lịch sử trước đó Ờ thời trung cổ.

Có thể nói, xã hội trung cổ là xã hội truyền thống, hệ thống những giá trị đạo đức và thế giới quan của nó do Thiên Chúa giáo quy định. Chắnh Thiên Chúa giáo biểu thị các quan hệ xã hội thống trị ở thời đại này. Xét về thực chất, các quan hệ này là các quan hệ cá nhân, được quy định bởi nguyên tắc (lời răn) Ộthương yêu người ta như mình ta vậyỢ (tức là nguyên tắc bác ái). Bản chất cộng đồng như vậy của con người trung cổ tạo ra cho họ tâm lý quan hệ thụ động với thế giới (nói như Lão Tử là Ộvô viỢ).

Một bức tranh hoàn toàn khác xuất hiện trước mắt chúng ta ở thời kỳ quá độ chuyển sang thời đại lịch sử mới (cận hiện đại), thường được gọi là xã hội tư sản. Quá trình tái định hướng hoàn toàn toàn bộ hệ thống giá trị thế giới quan, đạo đức, tôn giáo, tâm lý và thẩm mỹ diễn ra trong khuôn khổ các quan hệ xã hội mới. Điều đó xảy ra trước hết vì hệ thống quan hệ xã hội được vật hóa (khái niệm của C.Mác) thay thế cho quan hệ cá nhân trung cổ, thực chất của chúng bắt nguồn từ sự thay đổi địa vị xã hội của con người. Khác với bản chất cộng đồng của con người trung cổ, con người châu Âu cận hiện đại thể

hiện là cá thể toàn diện nhờ các quan hệ xã hội mới. Trong điều kiện xã hội mới này, chúng ta không còn nhận thấy những cơ cấu xã hội mà hoạt động sống của con người trung cổ đã diễn ra ở trong đó. Con người châu Âu cận hiện đại được tự do hành động, bị Ộquẳng vào thế giớiỢ xa lạ với họ. Từ nay, họ buộc phải tự quan tâm đến bản thân mình, tự tìm kiếm con đường giải quyết những vấn đề họ vấp phải trong sinh hoạt thường nhật của mình. Điều này có nghĩa rằng, quá trình toàn diện hóa cá nhân diễn ra và mức độ tự ý thức của họ tăng lên trong điều kiện xã hội tư sản.

Xu hướng ngược lại cũng diễn ra song song với quá trình nêu trên Ờ xu hướng phi nhân văn hóa bản chất con người. Bản chất con người từ nay được đánh giá là một vật ở giữa những vật khác, bản thân các quan hệ giữa người với người đánh mất tắnh chất nhân cách, chúng được vật hóa. Ngược lại, các vật (hàng hóa) trở thành tác nhân của quan hệ giữa người với người, tức là được nhân cách hóa (tiền, quyền lực biểu thị danh giá của con người). Nói cách khác, quá trình sùng bái thế giới vật diễn ra, còn thế giới quan hệ giữa người với người bị phi nhân cách hóa, bị vật hóa.

Như vậy, có thể nói rằng, trong khuôn khổ quan hệ xã hội mới (tư sản) đã diễn ra quá trình chuyển hóa tôn giáo Ộquan hệ cá nhânỢ trung cổ thành tôn giáo Ộquan hệ vậtỢ thể hiện rõ ở Tin lành giáo càng giàu có bằng lao động chân thực và sáng tạo thì càng tiến gần tới Chúa [xem: 26, tr.592]. Cảm hứng tư tưởng của tôn giáo mới này thể hiện qua nguyên tắc Ộphục vụ tha nhânỢ, nói cách khác, phẩm giá của con người thể hiện qua tắnh hữu ắch đối với tha nhân. Con người với tư cách cá nhân và quan hệ giữa người với người nói chung không có ý nghĩa gì ở bên ngoài giá trị ấy, có thể bị quẳng bỏ như bất kỳ vật nào khác. Chắnh sự hữu ắch đối với tha nhân của con người đem lại ý nghĩa cho tồn tại người và thế giới quan hệ giữa người với người.

Sự chuyển biến như vậy trong hệ thống giá trị nhân văn đã dẫn tới sự tái định hướng tâm lý của con người châu Âu cận hiện đại. Con người trung

cổ cùng với tâm lý Ộvô viỢ trở nên vô dụng trong điều kiện xã hội tư sản. Bây giờ cần có con người kiểu mới cùng với tâm lý mới, tâm lý doanh nhân. Chỉ con người như vậy mới có thể phát triển nền kinh tế mới căn cứ trên sáng kiến, sáng tạo cá nhân.

Sự biến đổi định hướng giá trị như vậy của chủ thể hoạt động đòi hỏi triết học và khoa học châu Âu cận hiện đại phải đáp ứng không phải những nhu cầu của sản xuất vật chất, mà những nhu cầu của sản xuất ra chủ thể hoạt động kiểu mới. Các tư tưởng khoa học và triết học nhận được sự ủng hộ rộng rãi của xã hội vì chúng đáp ứng được các nhu cầu thế giới quan sâu xa của con người châu Âu cận hiện đại. Điều này cho phép lý giải tại sao thời cận hiện đại lại rất quan tâm tới triết học đạo đức ở thời kỳ Hy Lạp hóa (phái Epicure, khắc kỷ và hoài nghi). Có thể nói rằng, rường cột của những tìm tòi triết học và khoa học đầu tiên ở thời cận hiện đại không phải là lĩnh vực Ộtriết học tự nhiênỢ mà là lĩnh vực triết học đạo đức. Hơn nữa, các nhà khoa học lớn nhất thời đại (Newton, Laplas) nhận thấy mục đắch của khoa học là nghiên cứu chân lý của tồn tại như nhân tố soi sáng mục đắch của tồn tại người: không gắn liền với tư tưởng về cái phúc, nhiệm vụ nhận thức tự nhiên hoàn toàn xa lạ với họ [xem: 19, tr. 651]. Họ đưa ra các luận cứ đạo đức để bảo vệ chủ nghĩa cơ giới của mình. Tất cả những điều đó chứng tỏ rằng, các lý tưởng và các giá trị đạo đức của con người châu Âu cận hiện đại có liên hệ mật thiết với tắnh chất quan niệm vật lý học của họ. Cảm hứng đạo đức của tư duy khoa học tự nhiên đặc thù được B.Pascal biểu thị rất rõ: ỘToàn bộ phẩm giá của chúng ta là tư duyẦ Chúng ta sẽ cố gắng tư duy lành mạnh: đó chắnh là cơ sở của đạo đứcỢ [19, tr. 516]. B.Spinoza cũng đưa ra tư tưởng triết học tương tự: ỘHạnh phúc và niềm vui sướng chân chắnh của con người chỉ là sự sáng suốt và nhận thức chân lýỢ [19, tr. 532].

Những điều trình bày ở trên cho phép rút ra kết luận rằng, ở thời cận hiện đại, tư duy, nhận thức lý tắnh trở thành bổn phận đạo đức tối cao của con

người. Khoa học tự nhiên do vật lý học đại diện tự gánh vác lấy phần lớn bổn phận đạo đức ấy. Qua đó vật lý học và đạo đức học có liên hệ mật thiết với nhau, như Epicure biểu thị ỘNhận thức tự nhiên để sống đúng đắnỢ. Theo các nhà tư tưởng cận hiện đại, vốn được làm phong phú thêm nhờ tri thức vật lý học, các quy tắc đạo đức chung cần phải trở thành khoa học tối cao Ờ đạo đức học. R.Descartes diễn đạt tư tưởng này như sau: ỘToàn bộ triết học giống như cái cây: gốc của nó là siêu hình học, thân của nó - vật lý học, cành của nó Ờ các khoa học khác, gồm ba khoa học cơ bản là: y học, cơ học, đạo đức học. Giống như quả cây được hái không phải từ gốc và từ thân cây, mà chỉ từ đầu cành, lợi ắch đặc biệt của triết học phụ thuộc vào các bộ phận được nghiên cứu cuối cùngỢ [19, tr. 481].

Việc vật hóa các quan hệ xã hội có hệ quả của mình không chỉ là định hướng giá trị của con người châu Âu cận hiện đại mà còn tất yếu dẫn tới sự cơ giới hóa bức tranh về thế giới. Phân tắch tỉ mỉ phương pháp triết học cận hiện đại, chúng ta thấy rõ quan niệm về thế giới như cỗ máy thay thế cho quan niệm trung cổ về thế giới như cơ thể. Xét về các chức năng phương pháp luận của mình, chủ nghĩa cơ giới không phải là bức tranh thuần túy khoa học mà là bức tranh văn hóa chung về thế giới. Điều này có nghĩa rằng, nó được sử dụng không chỉ như cơ sở cho nhận thức khoa học tự nhiên về thế giới mà còn như hệ chuẩn phổ biến cho nhận thức về mọi phương diện hoạt động sống của con người, như ngôn ngữ thế giới quan phổ biến, như phương tiện lý luận biểu thị chắnh xác nhất thế giới quan của con người châu Âu cận hiện đại. Với nghĩa đó, có thể xem mô hình cơ giới về thế giới là điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và tái tạo của văn hóa châu Âu cận hiện đại.

Thứ hai, Phong trào cải cách giáo hội như một hiện tượng văn hóa (văn hóa phục hưng)

Ý nghĩa của văn hóa Phục hưng đối với việc hình thành văn hóa châu Âu cận hiện đại trước hết thể hiện ở việc thức tỉnh lý tắnh nơi con người, mở ra con đường cho lý tắnh khoa học trong văn hóa.

M.Luther đưa ra chương trình cải cách triệt để nhất nhằm phục hồi Thiên Chúa giáo nguyên thủy khỏi những xuyên tạc từ phắa Giáo hội. Theo ông, xét về mặt lý luận của việc xuyên tạc Thiên Chúa giáo từ phắa Giáo hội, giáo lý về sự đúng đắn tuyệt đối của giáo hoàng dẫn tới chỗ người ta tin ông ta nhiều hơn Chúa, qua đó đánh mất niềm tin cá nhân vào Chúa. Do vậy, ông nhận thấy bổn phận đầu tiên là củng cố niềm tin cá nhân vào Chúa [xem: 26, tr. 588-589]. Theo Luther, yếu tố thứ hai trong Giáo hội cần bị loại bỏ là sự phân chia tắn đồ ra thành tầng lớp tăng lữ và tầng lớp bình dân, vì nó phủ định sự bình đẳng của mọi người trước Thiên Chúa. Yếu tố thứ ba được Luther nhắc tới là độc quyền chú giải Kinh Thánh của giáo hoàng, vì nó mâu thuẫn với Lời Chúa Giêsu rằng Thiên Chúa sẽ mặc khải cho mỗi người ngoan đạo. Do vậy, Luther đề nghị khước từ giáo lý của Giáo hội và hướng mọi nỗ lực vào việc củng cố niềm tin cá nhân.

Xét về mặt thực tiễn của việc xuyên tạc Thiên Chúa giáo từ phắa Giáo hội, theo Luther, học thuyết về "việc thiện" của Giáo hội dẫn tới chủ nghĩa hình thức trống rỗng, tội lỗi được tha thứ nhờ chuộc tội bằng tiền, qua đó tạo điều kiện cho thói chuyên quyền của các linh mục và giới chức Hội thánh. Vai trò của tắn đồ bình thường bị hạ thấp, điều này tạo cớ cho thói nhẹ dạ và bê tha. Luther đi tới kết luận là cần quy toàn bộ trách nhiệm cho bản thân con người. Đây chắnh là nội dung chủ yếu của học thuyết Luther về cứu độ nhờ niềm tin. Việc làm được minh biện bằng niềm tin. Do vậy, quan tâm chủ yếu và duy nhất của con người duy trì và củng cố niềm tin [xem: 26, tr. 288].

Khi đưa ra chương trình cải cách Giáo hội Thiên Chúa, Luther đặt trọng tâm vào việc củng cố niềm tin cá nhân vào Chúa, qua đó vô tình đã mở ra con đường cho lý tắnh mới. Có thể giải thắch nhận định đó trước hết vì việc

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) Tư tưởng triết học về khoa học của Francis Bacon trong tác phẩm Công cụ mới (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)