Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
5.3. nghĩa của những tư tưởng nền tảng trong triết học chính trị Rousseau
với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay
Thông qua phân tích những nội dung cơ bản của triết học chính trị Rousseau cũng như sự đánh giá về những giá trị, hạn chế và ảnh hưởng của triết học chính trị Rousseau đối với sự phát triển của trào lưu triết học chính trị cũng như thực tiễn cách mạng kể từ cuối thế kỷ XVIII đến nay, chúng ta có thể đưa ra một số điểm liên quan đến ý nghĩa của các tư tưởng triết học chính trị Rousseau đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.
5.3.1. Ý nghĩa của tư tưởng Rousseau về bất bình đẳng và các quyền tự nhiên của con người đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay
Ý nghĩa tư tưởng của Rousseau về bất bình đẳng
Rousseau là người đặt ra vấn đề sâu sắc về bất bình đẳng xã hội. Coi xã hội đương thời như là nền văn minh của tình trạng bất bình đẳng, như là nền văn hóa xa
lạ và thù địch với lợi ích của nhân dân, ông cho rằng, bất bình đẳng xã hội, trong đó có bất bình đẳng chính trị, chưa tồn tại trong những giai đoạn đầu tiên của lịch sử nhân loại [Xem: 156, tr. 287].
Phân biệt giữa bất bình đẳng tự nhiên và bất bình đẳng xã hội, Rousseau thừa nhận rằng, cho dù con người khi sinh ra đã khác nhau về mặt tự nhiên – sinh học, nhưng sự khác nhau đó không quy định bất bình đẳng xã hội. Theo Rousseau, bất
bình đẳng tự nhiên không phải là nguyên nhân của bất bình đẳng xã hội. Nguyên
nhân của bất bình đẳng xã hội là do sở hữu tư nhân. Theo sự phân tích của ông, bất
bình đẳng đó có tính xã hội, được hình thành trong lịch sử và gắn liền với sự xuất
hiện sở hữu tư nhân. Đây là một luận điểm được Rousseau lần đầu tiên đưa ra về bất
bình đẳng xã hội và về nguồn gốc của nó. Giới hạn cuối cùng của bất bình đẳng là chế độ chuyên chế được Rousseau xem như sự đồi bại của nhà nước. Cho rằng, nổi dậy chống lại chế độ bạo chúa là hành vi thích hợp, Rousseau đã biện minh đối với việc lật đổ bằng bạo lực chế độ chuyên chế.
Từ đây, Rousseau đã đưa ra cương lĩnh cấp tiến biến đổi căn bản chế độ xã hội vì lợi ích của quần chúng nông dân và người nghèo trong xã hội. Tư tưởng của Rousseau bênh vực người nghèo, chống lại bất công xã hội, chống lại sự bất bình đẳng xã hội, trong đó có bất bình đẳng chính trị, chống lại sự phân hóa giàu nghèo
một cách thái quá thể hiện chủ nghĩa nhân văn cao cả. Tư tưởng này có ý nghĩa lớn
lao không chỉ với tính cách là xuất phát điểm cho sự hình thành chủ nghĩa Mác sau này vì mục tiêu xây dựng một xã hội không có bất công xã hội, không có áp bức bóc lột, bảo vệ những người nghèo, những người lao động, người vô sản, mà còn khá phù hợp với lý tưởng của Đảng Cộng sản, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh hướng tới xã hội Cộng sản chủ nghĩa theo lý tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tư tưởng của Rousseau trong việc sử dụng bạo lực nhằm lật đổ chế độ chuyên chế phong kiến, không chỉ có ý nghĩa đối với các cuộc cách mạng tư sản, mà còn là chất men kích thích và sự cổ vũ có ý nghĩa cho các cuộc cách mạng vô sản theo tính thần của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác sau này. Mặc dù không chủ trương xóa bỏ sở hữu tư nhân, nhưng việc ông chỉ ra rằng, nguyên nhân sâu xa của bất bình đẳng xã hội và mọi bất công xã hội chính là sự xuất hiện của sở hữu tư nhân, là luận điểm vô cùng quan trọng, là tiền đề nền tảng cho sự ra đời chủ nghĩa Mác hướng tới
mục tiêu xóa bỏ sở hữu tư nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa như là nguồn gốc của những bất công xã hội, nguồn gốc của áp bức bóc lột đối với giai cấp công nhân và nhân dân lao động hướng tới lý tưởng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, một xã hội không có áp bức bóc lột, không có người giàu kẻ nghèo. Đó cũng là ước mơ và khát vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam. Tư tưởng chống lại sự bất bình đẳng xã hội phải là tiền đề và xuất phát điểm cho mọi chủ trương chính sách, đặc biệt liên quan đến việc xây dựng nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Tư tưởng ấy phải là cơ sở để xây dựng
các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp thực sự của dân, do dân và vì dân, lấy dân làm gốc, bảo vệ lợi ích của toàn thể nhân dân.
Ý nghĩa của tư tưởng Rousseau về các quyền tự nhiên của con người như
quyền tự do và bình đẳng. Xuất phát điểm của quan niệm của Rousseau về tự do,
bình đẳng là sự phê phán của ông đối với quan niệm của Aristotle về tự do và bình đẳng và sự khẳng định quyền tự nhiên thiêng liêng không thể tách rời của con người, hoàn toàn khác biệt với mọi sinh vật trên trái đất.
Aristotle cho rằng về bản chất, “con người vốn không bình đẳng, có kẻ sinh ra làm nô lệ, có kẻ sinh ra để trị vì” [95, tr. 55], rằng người tự do là tự do, bởi vì đối với người này, tự do là quý giá hơn cả cuộc sống. Rousseau phản đối quan niệm trên và cho rằng Aristotle đã lấy kết quả làm nguyên nhân. Ông cho rằng sở dĩ có người nô lệ bị coi là bẩm sinh là vì trước đó họ đã bị cưỡng bức làm nô lệ, rồi do tính hèn nhát mà họ thành nô lệ mãi [Xem: 95, tr. 55]. Rousseau cũng đồng tình với Aristotle ở chỗ, chính sự hèn nhát đã khiến người nô lệ trở thành nô lệ. Nhưng khác với Aristotle, Rousseau coi nguyên nhân của chế độ nô lệ là do bạo lực, do chiến tranh đã biến từ binh thành những người nô lệ một cách bất công. Luận điểm này của Rousseau đã hoàn toàn được khẳng định bởi lịch sử thời kỳ chiếm hữu nô lệ trong thời cổ đại và cận đại.
Khác với Aristotle, Rousseau xem tự do, bình đẳng như là bản chất vốn có của nhân tính, là quyền tự nhiên của con người, đặc điểm cơ bản phân biệt con
người với tất cả các sinh thể khác. Mọi người được tạo hóa sinh ra đều bình đẳng và
tự do của con người là không thể bị từ bỏ. Bởi vì từ bỏ tự do của mình là từ bỏ phẩm
chất con người, từ bỏ quyền làm người và cả nghĩa vụ làm người…Bản chất con
Con người sống không có tự do thì không khác gì con vật. Con người tạo hóa sinh ra, có các quyền tự nhiên thiêng liêng không thể tách rời như quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Theo Rousseau, tự do, đặc biệt là tự do chính trị chính là một trong những quyền thiêng liêng nhất của con người. Ý nghĩa của tư tưởng Rousseau về các quyền tự nhiên của con người là ở chỗ coi việc đảm bảo các quyền tự nhiên của con người, các quyền tự do của công dân là mục tiêu, các nhiệm vụ của mọi nhà nước, phải là xuất phát điểm lý giải sự tồn tại của nhà nước. Một nhà nước
không thực hiện được nhiệm vụ này, thì không có lý do tồn tại. Nhà nước pháp quyền
của dân, do dân và vì dân có thể được xem là thiết chế tốt nhất thực hiện các quyền tự nhiên của con người.
Quan niệm này của Rousseau trở thành một trong những luận điểm quan trọng trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1791, trong Hiến pháp Hoa Kỳ và được Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa trong Bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945. Trong Bản tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn tuyên ngôn độc lập của Mỹ: “Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” [89, tr. 183]. Trong Bản tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam, cũng có thể tìm thấy đoạn trích dẫn của Hồ Chí Minh từ Tuyên ngôn nhân
quyền và dân quyền của Pháp 1791: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền
lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi” [89, tr. 184].
Quan niệm này sau này được thể hiện và cụ thể hóa trong các bản Hiến pháp ở đa số các nước trên thế giới, đồng thời được thể hiện trong Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013 ở Việt Nam, trong đó khẳng định quyền tự do tư tưởng, tự do tôn giáo, tự do báo chí, tự do lập hội, tự do bầu cử, tự do biểu tình, v.v.. Quan niệm của Rousseau về tự do có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến tư tưởng Hồ Chí Minh trong luận điểm bất hủ của Người7 “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ” [68, tr. 480] hay như “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Một trong những nhiệm vụ căn bản của nhà nước là phải đảm bảo cho
7 Cuốn Bàn về khế ước xã hội của J.J. Rousseau đã từng là cuốn sách yêu thích của Nguyễn Tất Thành – Hồ
Chí Minh, khi Người dạy học ở trường Dục Thanh, Phan Thiết vào năm 1910, trước khi ra đi tìm con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam.
mọi công dân việc thực thi các quyền tự do thiêng liêng, không thể từ bỏ ấy, thực hiện ý chí chung và chủ quyền tối cao của nhân dân, thực hiện triệt để hiến pháp và pháp luật với tính cách là sự thể hiện khế ước xã hội của toàn thể nhân dân. Muốn vậy, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân do dân và vì dân phải đảm bảo được an ninh trật tự và sự tăng trưởng về kinh tế, văn hóa, xã hội, không chỉ chống lại nguy cơ xâm phạm các quyền con người, các quyền tự do của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp, mà còn chống lại những nguy cơ bên ngoài đe dọa độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ và biển đảo quốc gia.
Phân biệt tự do tự nhiên với tính cách là giới hạn sức lực của cá nhân với tự do dân sự với tính cách là giới hạn rộng rãi của ý chí chung hay tự do tinh thần và chỉ ra những ưu thế của tự do dân sự, Rousseau khẳng định quyền quay trở về với tự do tự nhiên khi khế ước xã hội bị vi phạm. Đây có thể coi là như một lời tuyên ngôn chống lại nguy cơ của các chính phủ chuyên chế, nguy cơ từ các chính sách của nhà cầm quyền chạy theo lợi ích nhóm, chống lại ý chí chung, lợi ích chung của toàn thể
nhân dân, chống lại khế ước xã hội. Đây cũng là lời cảnh báo nghiêm khắc chống lại
các thế lực chi phối chủ trương và chính sách nhà nước vì các lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm. Lời cảnh báo này có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam hiện nay, trong đó có cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí đang có nguy cơ trở thành quốc nạn, chống lại nguy cơ lạm quyền, nguy cơ suy thoái đạo đức của một “bộ phận không nhỏ” cán bộ, đảng viên như đã được chỉ ra trong Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IV và V, khóa XI.
5.3.2. Ý nghĩa của tư tưởng Rousseau về ý chí chung, chủ quyền tối cao và khế ước xã hội đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay
Ý nghĩa của tư tưởng Rousseau về ý chí chung và chủ quyền tối cao
Rousseau coi tự do dân sự, tự do mà con người có được nhờ khế ước xã hội là tự do tinh thần, bởi vì nó đã khiến con người trở thành người chủ thực sự của chính mình. Con người có tự do thực sự khi tuân thủ luật do chính mình và tất cả các thành
viên khác trong xã hội làm ra, chứ không phải thực hiện những hành động theo ý
muốn của kẻ khác. Đây là một trong những tư tưởng vĩ đại, có thể được xem là tuyên ngôn của mô hình nhà nước pháp quyền hiện đại, thể hiện tư tưởng, theo đó nguồn gốc của mọi quyền lực, của pháp luật không phải do sự chi phối của thánh thần,
không phải do bạo lực áp đặt, mà là từ nhân dân, từ ý chí chung của toàn thể nhân dân, từ khế ước xã hội của toàn thể nhân dân. Các bộ luật được soạn thảo phải được trưng cầu ý kiến nhân dân, thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân, đồng thời được nhân dân tuân thủ. Tư tưởng này có ý nghĩa lớn, phù hợp với chủ trương “lấy dân làm gốc” trong việc lập pháp, trong việc xây dựng hiến pháp và pháp luật ở Việt Nam hiện nay trong cuộc đấu tranh chống lại các nhóm lợi ích vì sự nghiệp xây dựng xã hội dân chủ, công bằng văn minh.
Với tư cách là chủ thể lập pháp, con người có tự do. Các luật được tạo ra không phải bởi các cá nhân riêng lẻ, mà bởi nhân dân được coi là những người chủ
đích thực của quyền lực tối cao không thể bị tha hóa, quyền lực của ý chí chung.
Rousseau coi khái niệm “ý chí chung” là khái niệm trung tâm và được coi là gần gũi với khái niệm “chủ quyền nhân dân” hay chủ quyền tối cao. Theo ông, chủ
quyền tối cao là chính sự thực hiện ý chí chung. Ông viết: “Vậy tôi nói, chủ quyền
tối cao là sự thực hiện ý chí chung nên không thể tự nó từ bỏ nó được. Cơ quan quyền lực tối cao là một con người tập thể, nên chỉ tự mình nó đại biểu cho nó mà thôi.” [95, tr. 79]. Tư tưởng của Rousseau về ý chí chung của nhân dân là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong hiến pháp và pháp luật ở các nước theo chế độ cộng hòa, trong đó có Việt Nam.
Rousseau đã phân biệt ý chí chung với ý chí riêng, ý chí của mỗi người. Ý chí chung, theo ông, liên quan đến lợi ích chung liên kết những người tham gia bầu chọn. Ban đầu, ông ủng hộ xã hội dân sự, không có cộng đồng bộ phận, tức là sự liên kết chính trị khác nhau theo đuổi các mục đích và các lợi ích riêng. Tuy nhiên, Rousseau cũng nhận ra rằng không thể có lợi ích chung giữa những người có tài sản và những người không có tài sản trong xã hội công dân. Điều này thể hiện mâu thuẫn bên trong quan niệm của Rousseau về ý chí chung. Từ tư tưởng này của Rousseau, trong Đại cách mạng tư sản Pháp, sắc lệnh cấm mọi tổ chức liên minh đã được đưa ra. Tuy vậy, sắc lệnh cấm này đã không thể chấm dứt sự tồn tại thực sự của các tổ chức chính trị khác nhau căn bản về nguyên tắc, chẳng hạn phái Girôngđanh chủ trương bảo thủ rằng, quốc vương có quyền chỉ định quyền lực, còn phái Giacôbanh chủ trương cấp tiến bác bỏ vai trò của quốc vương. Ý thức được rằng, không thể ngăn ngừa sự hình thành trong xã hội các tổ chức bộ phận, về sau, Rousseau chủ trương ủng hộ càng nhiều các tổ chức liên minh chính trị như vậy sao
cho “mỗi công dân chỉ nói ý kiến riêng của mình”. Theo viện sĩ Nga Oizerman, Rousseau có xu hướng ủng hộ hệ thống nhiều tổ chức liên minh chính trị và đảng phái, nếu thỏa thuận giữa tất cả các công dân về những vấn đề căn bản không thể