Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
5.1. Những giá trị, hạn chế và ảnh hưởng của triết học chính trị Rousseau
Rousseau đã đặt những nền tảng cơ bản cho một xu hướng triết học chính trị cấp tiến so với thời đại của ông hướng tới mục tiêu chủ đạo là: tổ chức cơ cấu nhà
nước một cách dân chủ trên cơ sở của khế ước xã hội. Khởi đầu của nó là tư tưởng
về nhà nước hình thành trên cơ sở liên minh tự nguyện được ông đưa ra ngay trong tác phẩm Luận về nguồn gốc và những cơ sở của sự bất bình đẳng giữa người với
người và Kinh tế chính trị, sau đó được trình bày chi tiết và phát triển đặc biệt trong
tác phẩm Bàn về khế ước xã hội, trong đó ông đề cập đến sự hình thành và phát triển của nhà nước cũng như các nguyên tắc của nhà nước dựa trên cơ sở pháp quyền.
5.1.1. Những giá trị và hạn chế của triết học chính trị Rousseau
Đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng tư tưởng triết học chính trị của Rousseau có thể hình dung gồm những đóng góp chính sau đây:
Thứ nhất, triết học chính trị Rousseau đã tiên đoán được rằng, quyền tự do và
bình đẳng có thể được thực hiện nhờ những biến đổi không chỉ trong lĩnh vực pháp quyền, mà còn trong lĩnh vực kinh tế và xã hội. Rousseau là một trong những người
đầu tiên nhận thấy nguyên nhân của sự suy vong của chế độ bình đẳng ở thời kỳ
nguyên thủy, của sự suy đồi của đạo đức xã hội, nguyên nhân của bất bình đẳng xã
hội chính là ở sự xuất hiện sở hữu tư nhân. Về thực chất, sự phê phán gay gắt của
Rousseau là nhằm vào hình thức sở hữu tư nhân trong chế độ phong kiến. Qua cách lập luận, phân tích của Rousseau, có thể thấy rằng, ông là người đã mở ra khả năng dự báo về sự xuất hiện sau này của chế độ công hữu đối với các tư liệu sản xuất, về
khả năng xóa bỏ mọi hình thức áp bức bóc lột người trên cơ sở của sở hữu tư nhân,
mặc dù ông không bác bỏ sở hữu tư nhân.
Có thể nói, quan điểm này có liên hệ nhất định với tiền đề của một trong những luận điểm nền tảng của C. Mác và Ph. Ăngghen về khả năng xóa bỏ các hình thức bóc lột trong chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, trong tác phẩm Chống Đuyrinh,
Ph.Ăngghen viết: "…Cái quan niệm đã đặc biệt nhờ Rousseau mà có được một vai trò lý luận, còn trong và sau cuộc cách mạng thì có được một vai trò chính trị-thực tiễn và cho đến ngày nay vẫn còn giữ một vai trò cổ động quan trọng trong phong trào xã hội chủ nghĩa của hầu hết các nước" [3, tr. 149]. Đây chính là sự ghi nhận giá trị và ảnh hưởng của học thuyết triết học chính trị Rousseau bởi chính một trong các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác.
Thứ hai, công lao của triết học chính trị Rousseau chính là ở chỗ đã bênh vực
cho tư tưởng về một nhà nước dân chủ thể hiện ý chí chung của toàn thể nhân dân, tư tưởng về chủ quyền nhân dân, về quyền lực tối cao và đã bảo vệ những quyền tự
nhiên không thể từ bỏ của công dân, của con người. Quan niệm của ông về khế ước
xã hội, nhất là quan niệm cho rằng, nhà nước là kết quả thỏa thuận giữa con người với con người nhằm bảo đảm các quyền tự nhiên của con người như quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc, quyền tự do và bình đẳng..., đã bác bỏ một cách thuyết phục các mưu toan vô căn cứ của những người bảo vệ hệ tư tưởng của chế độ phong kiến muốn thần thánh hóa quyền lực của các vua chúa phong kiến. Rousseau đã thành công trong việc phê phán nhà nước đương thời với tính cách là công cụ đắc lực trong tay giai cấp phong kiến và những người giàu có nhằm nô dịch quần chúng và làm tăng thêm tình trạng bất bình đẳng không chỉ về chính trị xã hội, mà còn về kinh tế. Tư tưởng Rousseau đề cao ý chí chung của nhân dân với tính cách là nguồn gốc đích thực của quyền lực nhà nước là một trong những tiền đề cho tư tưởng sau này của Tổng thống Mỹ A. Lincoln về nhà nước của dân, do dân, vì dân (the state of the people, by the people, for the people) [Xem: 38, tr. 262]. Tư tưởng Hồ Chí Minh về việc xây dựng hiến pháp 1946 và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay về việc xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân đã thể hiện được sự kế thừa sâu sắc từ tư tưởng triết học chính trị của Rousseau, phù hợp với chủ trương "lấy dân làm gốc" theo đường lối Đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thứ ba, đối với thời đại mình, tư tưởng triết học chính trị của Rousseau là tư
tưởng tiến bộ được xây dựng trên nền tảng duy lý của triết học chính trị của ông.
Triết học chính trị của Rousseau là một trong những dấu mốc quan trọng trong lịch
sử triết học chính trị của nhân loại. Trong tác phẩm Bàn về khế ước xã hội, một tác
công khai thừa nhận sự gắn bó chặt chẽ của triết học chính trị của ông với tư tưởng triết học của mình về con người ở trạng thái tự nhiên và ở trạng thái dân sự, về quyền tự nhiên của con người, trong đó có quyền tự do và bình đẳng. Có thể nói, triết học chính trị của Rousseau là triết học của chủ nghĩa duy lý, dựa trên cơ sở các tư tưởng về con người, về ý chí chung, chủ quyền tối cao, chủ quyền nhân dân, quyền lực tối cao và khế ước xã hội. Bản thân học thuyết của Rousseau về nhà nước với tính cách là "cơ thể chính trị", là thiết chế thực hiện các quyền tự nhiên của con người, của công dân cũng dựa trên quan niệm về con người, về mối quan hệ giữa ý chí và hành động của con người.
Thứ tư, vận dụng những tư tưởng triết học này trên cơ sở kế thừa một số luận
điểm chính trong học thuyết phân chia quyền lực của Montesquieu, Rousseau đã đưa ra tư tưởng chính trị đặc sắc về quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp
với những kiến giải, những vấn đề, những biện pháp, những giải pháp độc đáo, suy
cho cùng là nhằm đảm bảo các quyền tự nhiên của con người, bảo vệ khế ước xã hội,
duy trì lực hướng tâm xã hội thông qua ý chí chung, ngăn chặn xu hướng không
phân định, xu hướng lộng quyền của các cơ quan hành pháp và tư pháp. Những tư
tưởng này, về thực chất, nhằm mang lại quyền tự do và bình đẳng cho quần chúng nhân dân trong khuôn khổ của luật pháp trong xã hội tư bản.
Khác với Montesquieu với học thuyết tam quyền phân lập hướng tới việc phân chia, phân định và kiểm soát các quyền lực nhà nước sao cho không một cơ quan nào có được toàn bộ quyền lực tối cao và phải bị hạn chế bởi các cơ quan khác, Rousseau đã đưa ra tư tưởng đề cao quyền lập pháp được coi là gắn liền với ý chí chung, chủ quyền tối cao của nhân dân và với khế ước xã hội trong việc phân chia, phân định và kiểm soát các quyền hành pháp và quyền tư pháp. Mặc dù có sự khác nhau nhất định về nguyên tắc, Rousseau và Montesquieu thuộc những người đầu tiên thể hiện tư tưởng pháp quyền một cách rõ nét, rõ ràng và mạnh mẽ và đã đúc kết chúng trong các học thuyết hoàn chỉnh và nhất quán (thực tế lịch sử của đời sống chính trị ở các nước phương Tây trong thế kỷ XX chứng tỏ tính khả thi hơn của mô hình tam quyền phân lập của Montesquieu). Chính vì vậy, mọi công trình nghiên cứu sau này về tư tưởng chính trị, đặc biệt về các vấn đề nhà nước pháp quyền đều đề cập đến các nguyên tắc của Montesquieu và Rousseau được xác lập trong các tác phẩm Tinh thần pháp luật và Bàn về khế ước xã hội. Đặc biệt, có hàng loạt công
trình dành các vị trí xứng đáng cho học thuyết về chủ quyền nhân dân và học thuyết về phân chia quyền lực của Rousseau và Montesquieu.
Thứ năm, nhận thấy nguy cơ suy đồi của nhà nước, khả năng biến thành một
nhà nước độc tài chuyên chế, trong triết học chính trị của mình, Rousseau đã đưa ra tư tưởng tiến bộ về khả năng thực hiện một cuộc cách mạng. Rousseau là một trong những nhà tư tưởng phương Tây thời kỳ cận đại đã luận chứng sâu sắc về tính chính đáng của quyền lực của nhân dân trong việc lật đổ chính phủ, khi nó trở nên thoái
hóa, lạm quyền, cướp quyền, vi phạm và xóa bỏ khế ước xã hội.
Rousseau cho rằng, có thể xóa bỏ khế ước xã hội đầu tiên (cùng bộ máy nhà nước) bằng các hành động bạo lực của nhân dân, một khi các quyền của nhân dân bị xâm phạm. Nếu các nhà khai sáng khác trông đợi ở sự khai sáng nói chung và ở vị vua khai sáng, ở các nhà lãnh đạo minh quân, thì Rousseau lại thừa nhận tính hợp pháp của các hành động cách mạng của nhân dân, mặc dù ông vẫn coi cách mạng là sự thoái lui đặc thù khỏi các quy tắc của khế ước xã hội chỉ trong trường hợp ý chí chung của nhân dân và khế ước xã hội bị vi phạm. Ông coi bạo lực chỉ là phương tiện bất đắc dĩ nhằm thủ tiêu những hậu quả của nền văn minh không thực, bị xuyên tạc, “bị tha hóa”. Các công dân, theo ông, có toàn quyền của mình sử dụng vũ lực chống lại chính phủ, mặc dù “sức mạnh không tạo ra quyền” và sự chuyên chế dựa vào sức mạnh tàn bạo và sự đe dọa, chứ không dựa vào quyền [Xem: 178, tr. 270]. Khi đó, khế ước xã hội được phục hồi ở trạng thái thuần khiết ban đầu, “những kẻ áp bức lại bị áp bức”. Theo đánh giá của Ph. Ăngghen, đó là “sự phủ định của phủ định”. Rousseau đã sử dụng các tư tưởng được phổ biến đương thời về trạng thái tự nhiên như một giả thuyết để trình bày các quan niệm mới của mình về toàn bộ quá trình hình thành và phát triển của đời sống tinh thần, xã hội, chính trị và pháp quyền của nhân loại.
Có thể nói, tư tưởng cấp tiến này này của Rousseau đã khích lệ và châm ngòi cho Đại cách mạng tư sản Pháp, và là một trong những mầm mống ban đầu cho sự hình thành tư tưởng của chủ nghĩa xã hội khoa học của C. Mác và Ph. Ăngghen sau này. Những dự báo của ông về khả năng lạm quyền và cướp quyền của cơ quan hành pháp (chính phủ) và cơ quan tư pháp rất có giá trị tham khảo đối với nhiều quốc gia, nhất là đối với Việt Nam hiện nay trong cuộc đấu tranh chống tình trạng tham nhũng, lãng phí, tình trạng lấn át của các cơ quan hành pháp vì lợi ích nhóm chống lại ý chí chung của nhân dân. Bài học rút ra từ đây là phải có được các cơ chế mạnh mẽ và các
giải pháp hữu hiệu để kiểm soát các quyền lực nhà nước, đặc biệt là quyền hành pháp nhằm đảm bảo các quyền của con người và công dân được ghi nhận trong hiến pháp.
Thứ sáu, tư tưởng triết học chính trị thể hiện một mẫu hình khá độc đáo của
tư tưởng biện chứng trước Mác. Trong triết học chính trị của Rousseau có thể nhận
thấy những tư tưởng biện chứng nhất định, cho dù có thể ông chưa vận dụng những tư tưởng này một cách có ý thức. Rousseau đã coi lịch sử nhân loại là kết quả của hoạt động con người, xem sự phát triển của xã hội như là sự hình thành và phát triển của các mâu thuẫn xã hội chủ yếu và sự giải quyết các mâu thuẫn đó. Đặc biệt, Rousseau đã xem xét lịch sử như là quá trình chuyển biến từ trạng thái tự nhiên sang trạng thái xã hội, từ trạng thái này sang trạng thái khác thông qua bước nhảy vọt về chất. Ở trạng thái xã hội hay trạng thái xã hội công dân, sự bình đẳng nguyên thủy của con người mất đi và được thay thế bằng sự bất bình đẳng xã hội. Hơn nữa, trong khi tìm ra những nguyên nhân làm nảy sinh xã hội dựa trên chế độ tư hữu, Rousseau đã chỉ ra được việc con người tạo ra các công cụ lao động và phát triển lực lượng sản xuất. Những yếu tố biện chứng này có thể đóng một vai trò mầm mống nhất định trong sự hình thành quan niệm duy vật về lịch sử ở các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác sau này, đặc biệt trong việc luận giải về bước chuyển từ xã hội công xã nguyên thủy sang xã hội chiếm hữu nô lệ trong học thuyết về hình thái kinh tế xã hội, về nguồn gốc của sở hữu và nhà nước, v.v..
Mặt khác, phân tích mối quan hệ giữa ý chí chung và ý chí cá nhân, hay khả năng chuyển hóa lẫn nhau giữa nguyên nhân và kết quả đặc biệt trong tác phẩm Bàn
về khế ước xã hội, tư tưởng triết học chính trị Rousseau ở mức độ nhất định đã tiếp
cận được tư tưởng biện chứng về sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt đối lập. Rousseau đã tiến đến khá gần phép biện chứng của cái chung, cái riêng và cái đặc thù, cũng như tiếp cận đến phép biện chứng của nguyên nhân và kết quả. Trong bài viết của mình Những ghi chép từ khế ước xã hội, C. Mác đã nghiên cứu khế ước xã hội và đánh giá cao tư tưởng biện chứng của Rousseau, trong đó có tư tưởng của ông về khả năng biến kết quả thành nguyên nhân [Xem: 177, tr. 479].
Tư tưởng biện chứng của Rousseau và các nhà Khai sáng Pháp khác là thành quả độc đáo trong sự hình thành của phép biện chứng duy vật. Coi chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVIII là chủ nghĩa duy vật siêu hình, Ph. Ăngghen đã nhiều lần chỉ ra sự hình thành các tư tưởng biện chứng sâu sắc trong lòng chủ nghĩa duy vật này. Như vậy,
trong phân tích của mình, Rousseau bước đầu đã đến được với tư tưởng về mâu thuẫn biện chứng, về phủ định của phủ định, về bước chuyển nhảy vọt từ trạng thái này sang trạng thái khác, về gián đoạn trong liên tục, về sự chuyển biến giữa nguyên nhân và kết quả, về phép biện chứng của cái chung, cái riêng và cái đặc thù, về quan hệ biện chứng giữa cái bộ phận và cái chỉnh thể, dù ở dạng còn chưa chín muồi. Nhiều yếu tố của phép biện chứng của triết học chính trị Rousseau, sau đó đã được Cantơ, đặc biệt là Hêghen hệ thống hóa lại, kế thừa và phát triển.
Nhưng do không thể vượt qua khuôn khổ của thời đại mình, tư tưởng triết học chính trị của Rousseau còn có những hạn chế.
Hạn chế cơ bản của tư tưởng triết học chính trị của Rousseau chính là ở những điểm sau đây:
Thứ nhất, từ quan niệm duy vật về lich sử, có thể thấy rằng, tư tưởng triết học
chính trị của Rousseau, đặc biệt tư tưởng về khế ước xã hội còn có những yếu tố duy
tâm về mặt xã hội. Chẳng hạn Rousseau cho rằng nhà nước và pháp luật chỉ là kết
quả của sự thỏa thuận xã hội, chứ không phải được hình thành trên cơ sở của các mối quan hệ kinh tế, các quan hệ sản xuất.
Sự phân tích của Rousseau chủ yếu mới chỉ dừng lại ở mức độ giả định, giả thuyết xuất phát từ quan niệm của chủ nghĩa duy lý về "vương quốc của lý tính", chứ chưa làm rõ nguồn gốc sâu xa làm nảy sinh nhà nước và pháp luật. Chính vì vậy, trong tư tưởng triết học chính trị của ông, có không ít các yếu tố không tưởng, ảo tưởng, thiếu tính khả thi và thiếu tính cụ thể. Trong số này có thể kể đến tư tưởng của ông về ý chí chung, về nền dân chủ trực tiếp trong đó, chính phủ luân phiên đóng đô ở mỗi thành phố, về niềm tin vô hạn đối với quyền lập pháp trong quan hệ với các quyền hành pháp và tư pháp... Đây là nguồn gốc cho các nhận định và đánh giá rất