Khái niệm triết học chính trị và triết học chính trị Rousseau

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) triết học chính trị j j rousseau và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở việt nam hiện nay (Trang 51 - 54)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

3.1. Khái niệm triết học chính trị và triết học chính trị Rousseau

Các định nghĩa khác nhau về triết học chính trị

Triết học chính trị là bộ môn vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về triết học chính trị (political philosophy).

Theo A. McLean, trong cuốn từ điển “chính trị” xuất bản tại Oxford, triết học chính trị là nghiên cứu một cách hệ thống và chi tiết về các hệ lụy chính trị từ các

quyết định được đưa ra liên quan đến các vấn đề triết học. Những hệ lụy chính trị đó

có thể được xem xét từ phương diện bản thể luận, nhận thức luận và vũ trụ luận … Triết học chính trị có nhiệm vụ suy tư về cái đang làm và hướng dẫn cái cần phải làm. Do sự khác nhau trong quan niệm về bản chất của triết học, xuất hiện các quan niệm khác nhau về mối quan hệ của triết học với hoạt động chính trị. Triết học chính trị đặt ra vấn đề về bản chất con người và những hệ lụy được rút ra từ đó cho các tổ chức chính trị mà con người tham gia [Xem: 131].

Theo M.M. Fedorova, một triết gia Nga, triết học chính trị phải trả lời cho các câu hỏi liên quan chặt chẽ đến những nền tảng của đời sống xã hội của con

người với các thiết chế được tạo ra trong đó như về quyền lực, về nhà nước công

bằng, về các yếu tố tác động đến nhà nước, đến hòa bình và an ninh của nhà nước, v.v..” [Xem: 186]

Theo định nghĩa của I.A. Vasilenko, triết học chính trị nghiên cứu những yếu tố phổ quát của giới chính trị, các yếu tố thuộc về những cơ sở chung nhất về mặt thế

giới quan, giá trị và phương pháp luận của lý thuyết chính trị. Triết học chính trị

luôn luôn tìm kiếm các câu trả lời cho các vấn đề căn bản nhất của thời đại như về nền tảng của các tổ chức chính trị - lý tính, cách thức củng cố quyền lực nhà nước nhằm đảm bảo cho trật tự và khế ước, cách thức buộc quyền lực tuân thủ các đòi hỏi vì phúc lợi xã hội và hạnh phúc con người [Xem: 157, tr. 5-6].

Phân tích khái niệm “triết học chính trị”, K.S.Gadjiev cho rằng, triết học chính trị có khuynh hướng nghiên cứu các bình diện tinh thần và thế giới quan của thế giới chính trị. Triết học chính trị là lĩnh vực hoạt động tinh thần của con người,

trong đó hình thành các cơ sở thế giới quan, tiêu chuẩn và giá trị của thế giới

chính trị, và bản thân tư tưởng về nhà nước và quyền lực. Triết học chính trị tập

trung làm sáng tỏ nguyên tắc ẩn dấu và bản chất của các hiện tượng trong thế giới

chính trị, làm rõ các tư tưởng, các lý thuyết, các nguyên tắc với tính cách là nền

tảng của thế giới chính trị như bản chất của nhà nước và quyền lực nói chung, về các mục tiêu và nhiệm vụ của chúng, về quan hệ đối với bản chất con người, các

vấn đề về các nguyên lý của thể chế, tự do, bình đẳng, công bằng, v.v.. Triết học

chính trị không chú ý đến các tình huống chính trị cụ thể ở quốc gia cụ thể, các hình thức biểu hiện cụ thể của hoạt động chính trị, các nhà nước cụ thể, các cấu trúc quyền lực cụ thể, mà là bản chất của nhà nước và quyền lực nói chung [Xem: 160, tr. 211-212].

Triết học chính trị tập trung không chỉ vào bình diện bên trong, các nguyên tắc, bản chất của các hiện tượng chính trị, chẳng hạn vấn đề phân chia quyền lực ở phương diện lý thuyết, mà cả bình diện bên ngoài bao gồm các biểu hiện cụ thể, các hình thức và các sự kiện như sự phân định và kiểm soát các nhánh của quyền lực chính trị. Triết học chính trị nghiên cứu các vấn đề gắn liền với quan hệ giữa cái chỉnh thể với cái bộ phận, giữa lý luận và thực tiễn, vấn đề tự do, công bằng và bình đẳng, v.v. trong thế giới chính trị. Đồng thời, triết học chính trị có nhiệm vụ làm rõ bản chất của quyền lực và các mối quan hệ quyền lực, bản chất và các mục đích của

nhà nước.

Theo Max Weber, ai làm chính trị đều khao khát quyền lực với tính cách là phương tiện phục tùng các mục đích (lý tưởng hay ích kỷ) khác hoặc quyền lực tự nó để hưởng cảm giác uy thế mà nó mang lại. Đối với ông, triết học chính trị là môn

học về các nguyên tắc tổ chức chính trị của xã hội [Xem: 137, tr. 180-184].

Tóm lại, mặc dù có sự khác nhau ở mức độ nhấn mạnh, phạm vi đối tượng và lĩnh vực chủ đề quan tâm, nhìn chung, các định nghĩa triết học chính trị được đưa ra ở trên đều đề cập đến các vấn đề và các nhiệm vụ mang tính phổ quát được đặt ra bởi trí tuệ của các nhà triết học về chính trị và các nhà chính trị tìm kiếm lý giải triết học cho các quan niệm của mình về đời sống chính trị. Các định nghĩa trên về khoa học chính trị có những điểm chung. Trên cơ sở đó, chúng tôi đưa ra định nghĩa của mình như sau mà chúng tôi coi là phù hợp: Triết học chính trị là môn học về các nguyên tắc nền tảng của quyền lực chính trị và thiết chế chính trị trong xã

hội. Triết học chính trị nghiên cứu (1) vấn đề về bản chất con người, vấn đề nguyên lý của thể chế như về các quyền công dân, tự do, bình đẳng, công bằng; (2) vấn đề bản chất, phương thức tổ chức của một nhà nước công bằng, nền tảng quyền lực và các mối quan hệ quyền lực.

Triết học chính trị là một bộ môn triết học nằm ở ranh giới giữa triết học và

chính trị học (khoa học chính trị). Mục tiêu của triết học chính trị là phản tư chính

trị hay tự ý thức chính trị. Khách thể của triết học chính trị là các khái niệm cơ bản của phản tư chính trị. Còn chủ thể của phản tư chính trị có thể là một cá nhân, một đảng hay, một cộng đồng xã hội hay một quốc gia. Triết học chính trị có thể coi là

nền tảng cho chính trị và chính trị học.

Chính trị học có liên quan chặt chẽ đến triết học chính trị. Chính trị học là lĩnh vực khoa học cụ thể, gắn liền với quyền lực chính trị. Chính trị học bao gồm học thuyết chính trị, lịch sử các học thuyết chính trị, hệ thống chính trị, chính trị quốc tế… Quan hệ giữa triết học chính trị và chính trị học có thể so sánh với

quan hệ giữa triết học và khoa học cụ thể. Như vậy, xét về chiều sâu, triết học

chính trị là nền tảng cho tư tưởng chính trị và học thuyết chính trị. Xét về chiều rộng, triết học chính trị là lĩnh vực khoa học liên ngành giao nhau giữa triết học và chính trị học.

Triết học chính trị Rousseau

Với tính cách là nhà triết học, J.J. Rousseau có xu hướng phát triển một học thuyết chính trị dựa trên nền tảng của chủ nghĩa duy lý tuyệt đối đề cao lý tính của con người. Tác phẩm chủ yếu của triết học chính trị của ông là Luận bàn về nguồn

gốc và những cơ sở của sự bất bình đẳng giữa người và người (1755) và Bàn về khế

ước xã hội (tiêu đề đầy đủ theo nguyên bản của cuốn sách nổi tiếng này là khế ước xã

hội hay những nguyên lý của quyền chính trị, 1762). Ngoài ra, tư tưởng triết học

chính trị của ông còn được thể hiện rải rác trong một số tác phẩm khác như Luận về

khoa học và nghệ thuậtVềkinh tế chính trị

Mục tiêu của triết học chính trị Rousseau là luận giải và xây dựng một nhà nước hợp pháp, chính đáng với những bộ luật theo đúng nghĩa của chúng, nhằm tạo ra được một sự gắn kết chặt chẽ giữa luật pháp và lợi ích và các quyền của

nhân dân [Xem: 95, tr.51]. Một mục tiêu như vậy chỉ có thể được đặt ra một cách

người cụ thể, mà muốn nói đến những con người được định nghĩa theo mô hình. Để làm rõ nội dung cơ bản của triết học chính trị của Rousseau, trước hết cần xem xét quan niệm của ông về bất bình đẳng xã hội và quan niệm của ông về con người và các quyền tự nhiên của con người, đặc biệt là quyền tự do và bình đẳng như là xuất phát điểm, quan niệm về ý chí chung, quyền lực tối cao và khế ước xã hội như là những tư tưởng nền tảng của triết học chính trị của ông [Xem: 139, tr. 62].

Đặc biệt, một trong những bộ phận cơ bản của triết học chính trị Rousseau là tư tưởng của ông về nhà nước với tính cách là thiết chế thực hiện các quyền tự nhiên của con người, nói theo ngôn ngữ hiện nay, là nhà nước pháp quyền với nguyên tắc tổ chức, phân chia, phân định các quyền lực chính trị như quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp và phương thức kiểm soát nguy cơ lạm quyền của chính phủ và cơ quan tư pháp nhằm bảo vệ ý chí chung, chủ quyền tối cao của nhân dân.

Dựa vào các phân tích có liên quan trên và khái niệm triết học chính trị nói chung, để hiểu được triết học chính trị của J.J. Rousseau, theo chúng tôi, cần làm rõ

các tư tưởng cơ bản như sau: tư tưởng về bất bình đẳng, tư tưởng triết học con

người và các quyền tự nhiên của con người, trong đó có quyền tự do và bình đẳng, về ý chí chung, về chủ quyền nhân dân, về khế ước xã hội, về nhà nước pháp quyền như là thiết chế thực hiện các quyền tự nhiên của con người, đặc biệt là nguyên tắc tổ chức, phân chia, phân định các quyền lực chính trị như quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, và phương thức kiểm soát quyền lực nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) triết học chính trị j j rousseau và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở việt nam hiện nay (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)