Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
2.3. J.J Rousseau: cuộc đời và tác phẩm
J.J. Rousseau (1712-1778) sinh ra và lớn lên ở Geneva, thủ đô của Thụy Sĩ, trung tâm của đạo tin lành Canvanh. Cha là ông Issac Rousseau, một thợ sửa đồng hồ. J.J. Rousseau đã phải trải qua tuổi thơ của mình trong sự nhọc nhằn, vất vả. Mẹ ông, bà Suzanne Bernard mất sau khi sinh ra J.J. Rousseau. Cha ông phải đi xa, khi ông mới 10 tuổi. Rousseau được gửi đến ở nhà người chú và sau đó được người chú gửi đi học tại nhà cha xứ ở Bossey. Năm 1724-1728, Rousseau học nghề tại Giơnevơ đầu tiên là tại nhà một mục sư, sau là tại nhà một người thợ khắc đá. Luôn cảm thấy cuộc sống tù túng, bị coi khinh bạc đãi, Rousseau đã rời khỏi Giơnevơ vào năm 1728 và bắt đầu cuộc sống lưu lạc vất vả trên con đường mưu sinh và theo đuổi sự nghiệp ở Pháp và Italy [Xem: 113, tr. 13-75].
Rousseau đã phải làm rất nhiều nghề: làm thư ký sở địa chính, làm nghề chép nhạc thuê, làm gia sư… Sự trải nghiệm cuộc sống vất vả đã giúp ông cảm nhận thấy những bất công xã hội, nhất là đối với tầng lớp dân nghèo trong chế độ chuyên chế phong kiến. Ông cảm nhận sâu sắc sự xa hoa, xa lạ của xã hội thượng lưu Pháp đối với cuộc sống của nhân dân lao động và đối với chính bản thân mình.
Năm 1745, J.J.Rousseau kết hôn với Therèse Levasseur. Để kiếm sống, ông phải làm các nghề khác nhau như thư ký riêng, chép nhạc thuê. Thời gian này ông có liên hệ với Diderot và những nhà tư tưởng khác trong nhóm biên soạn từ điển Bách khoa toàn thư và tham gia viết một số bài phổ biến kiến thức khoa học, nghệ thuật và truyền bá tư tưởng tự do, bình đẳng chống giáo hội và chế độ quân chủ chuyên chế đương thời.
Năm 1749, Rousseau tham dự cuộc thi theo chủ đề “Việc chấn hưng khoa học
lâm khoa học Dijon. Trong luận văn dự thi nhan đề Luận về khoa học và nghệ thuật, ông đã công kích xã hội quý tộc sống xa hoa trên đầu nhân dân lao động, và cho rằng, nền khoa học và nghệ thuật càng phát triển thì xã hội càng trụy lạc và nhân dân càng nghèo khổ. Cuối luận văn, ông khẳng định công lao của các nhà khoa học và triết học nổi tiếng như F. Bacon, R. Descartes, I. Newton và phân biệt những người làm khoa học, nghệ thuật chân chính với những kẻ áp bức quần chúng nhân dân. Luận văn này của Rousseau đã được Viện Hàn lâm Dijon trao giải thưởng vào năm 1750. Didrot đánh giá cao luận văn và tích cực vận động xuất bản công trình này, mặc dù theo ông trong luận văn này của Rousseau, có một số điểm hơi cực đoan.
Năm 1753, Rousseau lại tham dự cuộc thi với chủ đề “Nguồn gốc bất bình
đẳng giữa người và người là gì? Nó phù hợp với luật tự nhiên hay không?”do Viện
Hàn lâm Dijon tổ chức. Trong luận văn dự thi nhan đề Về nguồn gốc bất bình đẳng, ông trực tiếp phê phán chế độ tư hữu tài sản và chỉ rõ rằng, đó chính là nguyên nhân sâu xa và là nguồn gốc của sự bất bình đẳng. Luận văn dự thi của Rousseau
Về nguồn gốc bất bình đẳng đã không nhận được giải thưởng như lần trước. Với
tác phẩm Về nguồn gốc bất bình đẳng, Rousseau thực sự bước vào cuộc đấu tranh chính trị.
Tuy cũng là một trong những nhà tư tưởng của phong trào Khai sáng Pháp, Rousseau có cách nhìn và quan điểm khá độc đáo và sắc sảo so với những đại biểu khác. Tính độc đáo sắc sảo của quan niệm của ông đã khiến ông rơi vào những bất đồng với những nhà tư tưởng khác như Voltaire, Grimm, Didrot.
Năm 1756, Rousseau cùng gia đình chuyển về ở vùng Montmorency, nơi mà ông đã viết những tác phẩm quan trọng nhất của cuộc đời mình. Trong những năm 1761 và 1762, ông xuất bản cuốn tiểu thuyết July hay là nàng Héloise mới và tiểu thuyết Emile hay bàn về giáo dục. Đây là những cuốn sách thuộc loại bán chạy nhất trong thế kỷ XVIII. Năm 1762, ông xuất bản công trình vĩ đại, có ý nghĩa lịch sử Bàn
về khế ước xã hội, một tác phẩm nghiên cứu những nguyên tắc nền tảng của chế độ
mới, của một nhà nước dân chủ, bảo đảm tự do và bình đẳng cho tất cả mọi công dân. Việc xuất bản các cuốn sách này đã khiến Rousseau rơi vào tình huống vô cùng khó khăn. Năm 1762, các nhà chức trách ở Paris vô cùng tức giận và ra lệnh bắt ông. Rousseau buộc phải rời bỏ nước Pháp đi ẩn náu ở Motier và Neuchatel lãnh địa Thụy sĩ thuộc quyền vua Phổ. Ở Giơnevơ, các cuốn sách của ông Emile hay bàn về
giáo dục và Bàn về khế ước xã hội bị chính quyền và giáo hội ra lệnh tiêu hủy. Ở Motier, chỗ ở của gia đình ông ở bị ném đá.
Tác phẩm Bàn về khế ước xã hội của Rousseau ra đời năm 1762, theo đánh giá của học giả kiêm dịch giả Hoàng Thanh Đạm, có thể được coi như thuộc loại sách như Tuyên ngôn Đảng Cộng sản của C. Mác và Ph. Ăngghen ra đời năm 18484. Nếu tác phẩm Tuyên ngôn Đảng Cộng sản được coi là người dẫn đường tới Công xã Paris năm 1871 và Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, thì tác phẩm Bàn về khế
ước xã hội của Rousseau cùng với một số tác phẩm của Montesquieu, Voltaire,
Didrot, v.v. có thể được coi là người dẫn đường tới Đại cách mạng Pháp 1789-1794. Những nội dung tư tưởng sâu sắc của tác phẩm Bàn về khế ước xã hội đã được các nhà lãnh đạo của cách mạng tư sản Pháp 1789 - 1794, nhất là các lãnh tụ của phái Giacôbanh năm 1790 và phái Cộng hòa năm 1791 học hỏi và vận dụng như những định lý có tính chất kinh điển của cách mạng Tư sản. Tác phẩm này thậm chí được coi là một thứ “kinh Coran” của cách mạng dân chủ [Xem: 136].
Năm 1766, Rousseau sang Anh cùng triết gia David Hume, sau đó hai năm ông lại quay trở về Pháp. Những sự kiện trên được Rousseau ghi lại trong cuốn hồi ký cuối đời của ông nhan đề Tự bạch. Rousseau mất ngày 3 tháng 7 năm 1778. Rousseau được mai táng tại đảo Peupliers. Nhìn lại cuộc đời của J.J. Rousseau, có thể thấy rằng, suốt đời ông đã ấp ủ lý tưởng tự do, bình đẳng và đã dành toàn bộ cuộc đời mình để bênh vực tự do, bình đẳng của quần chúng nhân dân. Sau khi qua đời, ông đã được nhân dân Pháp, các học giả và các nhà cách mạng Pháp đánh giá rất cao và tôn vinh như là một những nhà tư tưởng lớn mở đường cho cuộc Đại cách mạng Pháp 1789-1794.
Một trong các sự kiện lịch sử lớn nhất quyết định sự phát triển của toàn bộ châu Âu trong nhiều thập kỷ là Đại cách mạng Tư sản Pháp, đã được chuẩn bị về tư tưởng bởi các công trình của các nhà Khai sáng thế kỷ XVIII, đặc biệt là J.J. Rousseau, người đã bênh vực tư tưởng về chủ quyền nhân dân và đã đặt ra một cách sâu sắc vấn đề bất bình đẳng xã hội. Rousseau đã chủ trương các xu hướng cấp tiến về tư tưởng chính trị ở nước Pháp trước cách mạng như tư tưởng bình đẳng, công bằng xã hội, chủ quyền nhân dân, tính quy luật trong sự phản kháng chống lại chế độ
4 Xem: Hoàng Thanh Đạm, Jean Jacques Rousseau cuộc đời và tác phẩm, trong: Rousseau. Jean -
Jacques(2004), Bàn về khế ước xã hội, Hoàng Thanh Đạm dịch và giới thiệu, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội,
bạo chúa. Tại sao Rousseau lại đưa ra được những tư tưởng này? Nguyên nhân của điều này liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Rousseau: Xuất thân từ người dân bình thường và là công dân của Thụy Sĩ, ông luôn cảm thấy xa lạ khi sống trong môi trường tư sản quý tộc Pháp [Xem: 163, tr. 12].
Kết luận chương 2
Tư tưởng triết học chính trị của Rousseau được hình thành vào thời đại mang tính bước ngoặt của cách mạng tư sản ở châu Âu, vào thời kỳ chuyển tiếp từ phương thức sản xuất phong kiến sang phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, khi chế độ chuyên chế phong kiến đã trở nên lỗi thời kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành trong lòng chế độ phong kiến. Tư tưởng triết học chính trị của Rousseau là có nguồn gốc từ chủ nghĩa duy lý Tây Âu thế kỷ XVII, một trong những trào lưu tư tưởng có xu hướng đề cao lý tính con người và dựa vào học thuyết về con người với tính cách là nền tảng triết học để luận giải các vấn đề liên quan đến quyền lực chính trị hay quyền lực nhà nước. Tư tưởng triết học chính trị của Rousseau là sự kết tinh chủ yếu từ các nguồn tư tưởng lớn ở châu Âu như tư tưởng triết học chính trị của N. Machiavelli ở Italy, tư tưởng triết học chính trị của T. Hobbes và J. Locke ở Anh và tư tưởng triết học chính trị của các nhà Khai sáng Pháp. Có thể nói, những tư tưởng triết học chính trị của Rousseau về con người ở trạng thái tự nhiên và trạng thái xã hội, bất bình đẳng, các quyền tự nhiên như quyền tự do và bình đẳng, ý chí chung, chủ quyền tối cao và khế ước xã hội, về nhà nước pháp quyền, về phương thức tổ chức, phân chia, phân định và kiểm soát quyền lực nhà nước là sự kế thừa và phát triển đặc biệt và chủ yếu từ các tư tưởng triết học chính trị của các nhà triết học Khai sáng Anh như T. Hobbes, J. Locke và các nhà tư tưởng Khai sáng Pháp như Montesquieu, Diderot, Voltaire, Holbach, Helvetius, v.v..
Bối cảnh xã hội Pháp cuối thế kỷ XVII, nửa đầu thế kỷ XVIII cùng với cuộc đời và sự nghiệp đầy gian truân của Rousseau cũng là tác nhân quan trọng cho sự ra đời của tư tưởng triết học chính trị độc đáo của Rousseau được thể hiện rõ ràng nhất trong một số tác phẩm của ông như Luận về khoa học và nghệ thuật, Luận về nguồn
gốc và những cơ sở của sự bất bình đẳng giữa người với người, Kinh tế chính trị,
Chương 3
KHÁI NIỆM TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ VÀ NHỮNG TƯ TƯỞNG NỀN TẢNG CỦA TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ ROUSSEAU