Tư tưởng triết học chính trị Rousseau về nguồn gốc của sự bất bình đẳng,

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) triết học chính trị j j rousseau và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở việt nam hiện nay (Trang 54 - 71)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

3.2.Tư tưởng triết học chính trị Rousseau về nguồn gốc của sự bất bình đẳng,

con người và các quyền tự nhiên

3.2.1. Tư tưởng của Rousseau về nguồn gốc của sự bất bình đẳng

Rousseau luận giải một cách sâu sắc nguồn gốc của sự bất bình đẳng trong tác phẩm Luận về nguồn gốc và những cơ sở của sự bất bình đẳng giữa người với người, đặc biệt tác phẩm Bàn về khế ước xã hội. Tác phẩm đầu có thể được coi là tác phẩm tạo cơ sở cho tác phẩm sau.

Theo Rousseau, sự chuyển biến từ trạng thái tự nhiên sang trạng thái dân sự là một quá trình chứa đựng mâu thuẫn: một mặt nó tạo điều kiện hoàn thiện lý tính con người; mặt khác nó dẫn đến sự bất bình đẳng mà ông coi là sự đồi bại của nhân loại.

Trong tác phẩm Luận về nguồn gốc và những cơ sở của sự bất bình đẳng giữa

Rousseau đã phân biệt bất bình đẳng tự nhiên được tạo ra do sự khác nhau về sức lực vật lý, về trí tuệ, về năng lực với bất bình đẳng xã hội dựa trên những điều kiện xã hội. Ông viết: “Tôi nhận thấy ở loài người có hai loại bất bình đẳng: loại thứ nhất tôi gọi là bất bình đẳng tự nhiên hay bất bình đẳng thể chất, bởi vì nó được tạo ra bởi giới tự nhiên, bao gồm sự khác nhau về lứa tuổi, sức khỏe, sức lực thể chất và các phẩm chất của trí tuệ và tâm hồn. Loại thứ hai có thể là bất bình đẳng về đạo đức và chính trị, bởi vì nó phụ thuộc vào loại khế ước nhất định và được tạo ra hay ít nhất có thẩm quyền do thỏa thuận của mọi người. Nó nằm ở các đặc quyền khác nhau mà những người này sử dụng gây thiệt hại cho những người khác, chẳng hạn những người này thì giàu có hơn, được tôn trọng hơn và hùng mạnh hơn những người khác, hay thậm chí bắt những người khác phải phục tùng mình…” [Trích theo: 162, tr. 422]. Khác với bất bình đẳng tự nhiên (như người cao, kẻ thấp, người nặng, kẻ nhẹ, người thông minh kẻ ngu tối…), bất bình đẳng xã hội giữa người giàu và người nghèo, giữa người có địa vị xã hội và kẻ thấp hèn, theo Rousseau, là được tạo ra do nguyên nhân xã hội.

Rousseau đã mô tả quá trình hình thành sự bất bình đẳng xã hội như sau: Khi những con người tự nhiên liên kết với nhau thành bầy đàn để tự bảo tồn, canh tác, nuôi gia súc, phát triển các nghề thủ công và sống định cư cùng với nhau, lòng tự yêu mình ở con người phát triển thành thói ích kỷ. Con người khao khát được người khác thừa nhận, vì thế anh ta luôn ganh đua với những người khác. Trong sự ganh đua ấy, xuất hiện những sự bất bình đẳng đầu tiên.

Sự bất bình đẳng tiếp theo xuất hiện trong quá trình phân công lao động, trong đó sự khác biệt về sở hữu và về mặt xã hội khác được hình thành và phát triển (theo chúng tôi, đây là một trong những cơ sở quan trọng cho quan niệm của C. Mác và Ph. Ăngghen sau này về quan hệ sản xuất và vai trò quyết định của quan hệ sở hữu đối với các quan hệ khác trong quá trình sản xuất). Những bất bình đẳng về kinh tế và xã hội tiếp tục dẫn đến những mối liên hệ quyền lực và quyền cai trị nhất định, tức là đưa đến một nhà nước không chính đáng, không hợp pháp. Đó là trạng thái nhà nước đầu tiên, không công bằng. Trạng thái nhà nước này, giống như Hobbes mô tả, được xem như cuộc đấu tranh thường xuyên của tất cả mọi người chống lại tất cả. Xã hội dựa vào quyền lực và bạo lực. Những người cầm quyền là những kẻ bạo chúa, nhân dân không có ý nghĩa gì cả. Đạo đức dựa vào “quyền” của kẻ mạnh.

Rousseau đặt vấn đề: cần phải có một khế ước xã hội khi con người đã thoát ra khỏi trạng thái tự nhiên (một trạng thái giống như ở các động vật khác), để trở thành con người dân sự trong xã hội. Thế nhưng, muốn tìm ra những yếu tố hợp lý làm nền tảng cho một liên kết chính trị chính đáng, theo Rousseau, cần phải tìm hiểu về tổ chức đầu tiên của nhân loại - tổ chức đời sống trong trạng thái tự nhiên trước khi đi vào tổ chức của con người - để có thể biết được lý do tại sao con người liên kết với nhau [Xem: 137, tr. 158].

Rousseau giả định rằng, trong trạng thái tự nhiên, một mặt con người là tự do, bình đẳng, nhưng mặt khác, do phải đối mặt với tự nhiên, con người gặp phải nhiều thử thách quá lớn không thể tự vượt qua. Có thể một lúc nào đó, sức mạnh bên ngoài lấn át cá nhân và sự tự do tự nhiên cũng có thể bị lạm dụng và đưa đến tình trạng mất an ninh. Vì vậy, theo Rousseau, "phương pháp duy nhất để con người tự bảo vệ là họ phải kết hợp lại với nhau thành một lực lượng chung, được điều khiển bằng một động cơ chung, khiến cho mọi người đều bình đẳng một cách hài hoà. Cái tổng lực đó là của nhiều người góp lại" [95, tr. 66]. Kết quả của hình thức tổ chức này là không ai bị mất gì, nhưng mọi người đều được bảo đảm an ninh bởi sức mạnh của cộng đồng.

Theo Rousseau, trong trạng thái tự nhiên mọi người đều bình đẳng, tư hữu và bất công xã hội lúc đó chưa tồn tại. Một trong những điểm nổi bật trong cách giải thích của Rousseau về nguồn gốc của sự bất bình đẳng giữa người và người là ở chỗ, ông gắn bất bình đẳng xã hội với sự xuất hiện tư hữu nảy sinh trong quá trình hoàn thiện công cụ sản xuất và với những sai lầm của con người. Từ đó xuất hiện kẻ giàu, người nghèo và cuộc đấu tranh giữa họ. Ông khẳng định bất bình đẳng là sản phẩm của xã hội loài người, nó bắt đầu ra đời từ khi xuất hiện chế độ tư hữu tài sản: “Kẻ nào trước tiên đã nảy ra ý nghĩ rào lại một mảnh đất và nói rằng: “Cái này là của tôi” “và tìm thấy những người khá ngây thơ tin mình thì đó là kẻ thực sự sáng lập ra xã hội. Nhưng nếu có ai đến nhổ cái cọc, lấp cái rào phân chia ranh giới ấy đi và thét lên: “Đừng nghe cái thằng lừa phỉnh đó! Nếu các người quên rằng hoa lợi là của chung mà mảnh đất này cũng không phải của riêng ai, thì các người sẽ nguy mất”, nếu có ai làm như vậy thì sẽ tránh được cho nhân loại biết bao nhiêu tội ác, bao nhiêu chiến tranh, bao nhiêu tàn sát, bao nhiêu đau thương, khủng khiếp?” [Trích theo: 113, tr. 250].

Nguyên nhân của bất bình đẳng xã hội, nguyên nhân của sự đối lập giữa những người có tài sản và những người không có tài sản, theo Rousseau, là do sự xuất hiện

của sở hữu tư nhân. Phân tích quá trình hình thành sở hữu tư nhân, Rousseau đã đưa ra

nhiều phỏng đoán thú vị. Thứ nhất, theo ông, khởi đầu của quá trình hình thành sở hữu tư nhân là chiếm hữu ruộng đất. Thứ hai, sở hữu tư nhân hình thành do việc tăng năng suất lao động, đưa đến sự xuất hiện của các sản phẩm dư thừa và khả năng bóc lột của người này đối với người khác. Sở hữu tư nhân chính là cơ sở của xã hội công dân trong tương lai, là nguồn gốc của bất bình đẳng về kinh tế, từ đó dẫn đến bất bình đẳng về chính trị. Bất bình đẳng xã hội được hình thành từ đó.

Như thế, trong xã hội, xuất hiện quá trình tích lũy tài sản, tình trạng bất bình đẳng và xung đột. Rousseau coi sở hữu tư nhân hay tư hữu là tác nhân khiến con người sống bằng cách sử dụng những người khác. Tuy nhiên, Rousseau không bác

bỏ sở hữu tư nhân mà cho rằng, sở hữu tư nhân là có thể được biện minh khi đảm

bảo được sự bình đẳng và có thể chấp nhận ở mức độ cần thiết cho người lao động cần cù. Coi sở hữu tư nhân là tất yếu, Rousseau cho rằng, sở hữu tư nhân về ruộng đất và về tài sản khác chính là mục đích mà hoạt động lao động của con người hướng đến. Ủng hộ chủ nghĩa bình quân, Rousseau đề cao tư tưởng phân phối một cách

công bằng và bình đẳng đối với sở hữu tư nhân. Tư tưởng ấy không chỉ mang tính

chất phản phong, chống lại chế độ phong kiến, mà còn có vai trò chống lại lợi ích của giai cấp tư sản. Ông chưa phản đối chế độ xã hội, trong đó bình đẳng hình thức cùng tồn tại với sự khác biệt về tài sản và tình trạng vô quyền của người nghèo.

Rousseau đưa ra dự báo đáng chú ý rằng, nhà nước và quyền lực nhà nước xuất hiện sau khi hình thành bất bình đẳng xã hội. Theo ông, “những người giàu” đề nghị cùng với “những người nghèo” xây dựng nhà nước nhằm tạo ra một xã hội công dân. Những người nghèo cũng không thể từ chối, bởi vì họ cũng cần đến “sự thanh thản và thuận tiện”. Tuy nhiên, sự thành lập nhà nước lại mang lại lợi ích đặc quyền cho những người giàu. C. Mác đã đánh giá nhận định này như là đáng lưu ý [Xem: 178, tr. 269].

3.2.2. Tư tưởng của Rousseau về con người

Tư tưởng của Rousseau nói chung và tư tưởng của ông về con người nói riêng thể hiện sự chán ghét đối với xã hội đương thời. Quan niệm này được ông trình bày sâu sắc trong các bài luận của ông như Luận về khoa học và nghệ thuậtLuận v

nguồn gốc bất bình đẳng dành cho các cuộc thi do Viện Hàn lâm Dijon tổ chức, bài viết trong Bách khoa thư nhan đề Về kinh tế chính trị và trong tác phẩm Bàn về khế

ước xã hội.

Trong bài luận thứ nhất Luận về khoa học và nghệ thuật, Rousseau cho rằng, những con người sống trong xã hội là ác và háo danh. Những lợi ích đan xen lẫn nhau đã khiến họ có xu hướng che đậy những ý đồ thực sự của mình. Vẻ bên ngoài và thực chất ở họ không thống nhất với nhau. Phát triển tư tưởng này, trong bài luận thứ hai Luận về nguồn gốc bất bình đẳng, Rousseau khẳng định rằng, con người vốn là một sinh thể thích cô độc, không phải là sinh thể có khả năng xã hội như Arixtốt và nhiều nhà tư tưởng khác quan niệm. Về bản tính, con người vốn là thiện. Tuy nhiên, chỉ ở bên ngoài xã hội, con người mới là thiện. Còn trong xã hội, con người là ác: thù hận, giả dối, lừa đảo, hãm hại lẫn nhau [Xem: 191].

Quan niệm mang tính phê phán xã hội này của Rousseau đã bị nhiều nhà Khai sáng khác và các nhà tư tưởng của nhà thờ Kitô giáo bác bỏ. Các nhà Khai sáng khác như Diderot, Voltaire, Holbach, v.v. coi con người là có khả năng lý tính, có khả năng học tập và năng lực xã hội. Còn quan niệm của Nhà thờ Thiên Chúa giáo cho rằng, con người không ác, nhưng phải chịu gánh nặng của tội tổ tông truyền kiếp, rằng tư tưởng về những người sói là sai lầm [Xem: 142, tr. 221-222].

Về con người ở trạng thái tự nhiên

Khởi điểm cho lập luận của Rousseau là việc xác định con người ở trạng thái tự nhiên được đưa ra với tính cách là mô hình. Thuật ngữ “tự nhiên” được sử dụng ở đây được hiểu về phương diện nhận thức luận với tính cách là giới tự nhiên, tức là một cái gì đó không hoàn thiện, một quá trình đang hướng đến sự hoàn thiện. Theo Rousseau, trạng thái tự nhiên không phải là khái niệm được khái quát từ lịch sử hiện thực của xã hội loài người. Trạng thái tự nhiên chỉ là một giả thuyết thuần túy được đưa ra, mà không có sự chứng minh.

Giả thuyết về trạng thái tự nhiên và sự đối lập với trạng thái xã hội được Thomas Hobbes đưa ra và được Baruch Spinoza tiếp tục từ thế kỷ XVII. Theo Hobbes và Spinoza, ở trạng thái tự nhiên, con người là ác độc giống chó sói hơn là giống con người. Xã hội ở trạng thái tự nhiên là xã hội trong đó nổ ra cuộc chiến tranh của tất cả mọi người chống lại tất cả. Trong xã hội ban đầu của trạng thái tự nhiên, ai có sức mạnh, kẻ đó dường như có quyền. Trong xã hội đó, khát vọng tự

nhiên của mỗi người trong việc duy trì sự tồn tại của mình đối nghịch với những lợi ích của những người khác.

Quan niệm của Rousseau về con người ở trạng thái tự nhiên khác với quan niệm trên của Hobbes và Spinoza.

Thứ nhất, về mặt đạo đức học, theo Rousseau, con người ở trạng thái tự

nhiên là không thiện và cũng không ác do chưa ra khỏi trình độ phát triển của thế giới động vật. Con người không ác là bởi vì nó không biết thế nào là thiện. Khi con người còn chưa thể sử dụng lý tính, thì con người cũng chưa thể có được khả năng lạm dụng các năng lực của mình, nên chưa thể làm điều ác. Hơn nữa, ở trạng thái tự nhiên, chưa có sự giáo dục, chưa có tiến bộ, bởi vì chưa có sự kế thừa các phát minh. Ở trạng thái này, cái thiện ở con người không phải là sự ngoan ngoãn ở phương diện đạo đức, mà chỉ là sự tuân theo tự nhiên. Ở trạng thái tự nhiên, phẩm chất có tính xã hội và năng lực tự hoàn thiện mình vẫn còn chưa phát triển [Xem: 139, tr. 35-37].

Thứ hai, ở trạng thái tự nhiên trong xã hội nguyên thủy, theo Rousseau, chưa

có sự bất bình đẳng xã hội, còn sự bất bình đẳng tự nhiên về sức khỏe, sức lực và trí tuệ vẫn chưa phát triển, ảnh hưởng của nó còn chưa mạnh. Một khi còn trạng thái tự nhiên, thì chưa thể xuất hiện sự áp bức, con người chưa thể giành lấy thành quả của người khác. Không có gì có thể ràng buộc mọi người. Ở trạng thái tự nhiên, mỗi người được tự do khỏi ách thống trị, và quyền của kẻ mạnh không thể tìm được cho mình chỗ dựa. Như vậy, theo Rousseau, ở trạng thái tự nhiên, sự bất bình đẳng còn chưa thể hiện rõ, ảnh hưởng của nó còn không đáng kể.

Thứ ba, ở trạng thái tự nhiên, theo Rousseau, bản năng duy nhất thúc đẩy con

người, là lòng tự yêu mình (amour de soi). Lòng tự yêu mình này đòi hỏi con người hành động theo phương châm: "Hãy quan tâm tới lợi ích của bạn sao cho ít gây thiệt hại nhất cho những người khác" [191]. Khác với Hobbes chưa chú ý đến năng lực thương xót hay lòng trắc ẩn ở con người, một năng lực được coi là có thể giúp làm mềm hóa những biểu hiện gay gắt của lòng tự yêu mình hay những biểu hiện của khao khát trong việc duy trì sự tồn tại của mình, Rousseau cho rằng, ngoài lòng tự yêu bản thân mình, con người tự nhiên còn có lòng trắc ẩn (pitié), một loại tình cảm đồng loại thậm chí cũng có ở động vật. Những năng lực khác ở con người như lý tính, năng lực tưởng tượng và lương tâm vẫn chưa thức dậy. Ở trạng thái tự nhiên,

con người giống như một con thú sống và hoạt động trong lãnh địa của chính bản thân mình [Xem: 139, tr. 65-69].

Rousseau chia trạng thái tự nhiên thành hai giai đoạn:

giai đoạn thứ nhất của trạng thái tự nhiên, theo Rousseau, con người sống

như con vật, không có gì có tính xã hội, không có sở hữu tư nhân hay đạo đức, tất cả mọi người đều tự do và bình đẳng. Rousseau coi thời kỳ con người trở nên mang tính xã hội, mà vẫn được được tự do, là thời đại hạnh phúc nhất [Xem: 173, tr. 235]. Bất bình đẳng đã có ngay từ đầu, nhưng đó chỉ là bất bình đẳng tự nhiên bị quy định bởi những khác biệt về sinh học - tự nhiên giữa người và người. Ông viết: “… Bất bình đẳng có thể nhận thấy ở trạng thái tự nhiên và ảnh hưởng của nó ở đó là không đáng kể” [Trích theo: 156, tr. 253]5. Trạng thái tự nhiên, theo Rousseau, là trạng thái, trong đó sự quan tâm đến sự tự bảo tồn của chúng ta gây thiệt hại ít nhất cho sự tự

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) triết học chính trị j j rousseau và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở việt nam hiện nay (Trang 54 - 71)