Tư tưởng của Rousseau về phương thức tổ chức và phân chia các

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) triết học chính trị j j rousseau và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở việt nam hiện nay (Trang 87 - 97)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

4.1.Tư tưởng của Rousseau về phương thức tổ chức và phân chia các

THIẾT CHẾ THỰC HIỆN CÁC QUYỀN TỰ NHIÊN CỦA CON NGƯỜI

Về thực chất, nội dung của chương này vừa là một bộ phận không thể tách rời của triết học chính trị Rousseau, vừa có thể coi là phần vận dụng cho những tư tưởng nền tảng của triết học chính trị của ông, đã được phân tích trong chương trước ở phương diện nhà nước pháp quyền như là thiết chế thực hiện các quyền tự nhiên của con người. Chương này là phần kết nối có tính lôgíc không thể thiếu được, đảm bảo sự liên kết giữa chương trước về những tư tưởng nền tảng của triết học chính trị Rousseau và chương cuối về ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay.

Theo Rousseau, quyền lực tối cao là thống nhất và không thể phân chia được. Tuy nhiên, để quyền lực tối cao có thể được thực thi một cách hữu hiệu và thống nhất, nó cần được phân định thông qua ba bộ phận hợp thành và không thể tách rời của nó. Đó là quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp (trong tiếng Việt đó chỉ là cách gọi tắt của quyền lực lập pháp, quyền lực hành pháp và quyền lực tư pháp)6. Sau phân tích cơ sở lý luận của triết học chính trị với tính cách là nền tảng cho tư tưởng chính trị của mình, Rousseau đã dành phần lớn những chương còn lại của quyển 2 (từ chương 6 đến chương 12), toàn bộ 18 chương của quyển 3, và 7 chương đầu của quyển 4 trong tác phẩm Bàn về khế ước xã hội để đi sâu vào tư tưởng triết học chính trị về nhà nước pháp quyền, trong đó đi sâu vào tư tưởng về phương thức tổ chức, phân chia, phân định và kiểm soát các quyền lực chính trị nhất là đối với quyền hành pháp và quyền tư pháp.

4.1. Tư tưởng của Rousseau về phương thức tổ chức và phân chia các quyền lực nhà nước nhà nước

4.1.1. Quyền lập pháp

Quyền lập pháp là bộ phận cơ bản của quyền lực tối cao. Về thực chất, quyền lập pháp là khả năng soạn thảo, thông qua và ban hành luật, các bộ luật trên cơ sở khế ước xã hội, phản ánh ý chí chung của tất cả những người dân.

6

Trong tiếng Việt, quyền lực lập pháp (legislative power), quyền lực hành pháp (executive power ) và quyền lực tư pháp (judicial power ) được thường gọi tắt là quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Đây là cách gọi khá thông dụng ở Việt Nam. Tuy nhiên, các gọi tắt này rất dễ gây hiểu lầm: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp thực ra không phải là một thứ quyền giống như quyền con người, quyền tự do, mà là một loại quyền lực.

Nhà lập pháp và cơ quan lập pháp. Câu hỏi được đặt ra là: Ai trong quốc gia sẽ là nhà lập pháp? Ai sẽ soạn thảo và làm ra các bộ luật chung liên quan đến tất cả mọi người?

Thứ nhất, Rousseau cho rằng, không phải quần chúng nhân dân, cũng chẳng

phải các cá nhân riêng lẻ có thể là nhà lập pháp với tính cách là người có khả năng soạn thảo, thông qua và ban hành luật. Chính quần chúng nhân dân luôn mong muốn lợi ích của mình, nhưng không phải lúc nào bản thân quần chúng nhân dân cũng có thể nhìn thấy nó. Ngược lại, các cá nhân riêng biệt lại nhìn thấy lợi ích này, nhưng khi nhìn thấy nó, họ lại thường chối bỏ. Để tìm thấy các quy định tốt nhất cho sinh hoạt xã hội của các dân tộc, cần có một trí tuệ siêu đẳng (une intelligence supérieure) có thể nhìn thấy tất cả những khát vọng của con người, nhưng chưa trải qua chúng. Trí tuệ xuất chúng không có một quan hệ nào đối với bản chất của từng người, nhưng lại hiểu nó ở tận gốc rễ. Người có trí tuệ xuất chúng chăm lo cho

hạnh phúc của dân chúng. Rousseau nhận định: "Muốn tìm ra những quy tắc xã hội

tốt nhất thích hợp với quốc gia thì phải có một trí tuệ ưu việt. Trí tuệ ấy thấy rõ mọi ham muốn của con người mà không thiên về một ham muốn nào" [95, tr. 99]. Trong tất cả các mối quan hệ, nhà lập pháp trong quốc gia là người vượt trội không chỉ về tài năng thiên bẩm, mà còn về hoàn cảnh.

Thứ hai, trong lĩnh vực lập pháp, lĩnh vực luật học, có vô số các tư tưởng trừu

tượng, không thể diễn đạt được bằng ngôn ngữ bình dân để cho những người bình thường có thể hiểu được; nhất là có những vấn đề quá khái quát vượt ra ngoài "tầm nhận thức của con người bình dân là những người chỉ thích thú những vấn đề liên quan tới quyền lợi riêng của mình, khó mà nhận ra các điều lợi do các luật đúng đắn mang lại, thông qua sự tước bỏ những quyền cá nhân của họ" [95, tr. 102]. Như vậy, ngôn ngữ của nhà lập pháp không phải là ngôn ngữ bình dân có thể tiếp cận được đối với những người dân bình thường [Xem: 139, tr. 146-151].

Nhà lập pháp có cương vị "tối cao" và đặc biệt, khác với quyền lực thông thường. Trả lời câu hỏi "Ai trong quốc gia là nhà lập pháp?", ông đi đến kết luận: "Người lập pháp, về tất cả mọi phương diện là một người phi thường trong quốc gia; phi thường chẳng những do thiên tài mà chính là do được sử dụng nữa" [95, tr. 101].

Nhiệm vụ và phương tiện của nhà lập pháp. Nhà lập pháp cần phải thực

không có bất cứ quyền lực nào cần thiết để giải quyết chính nhiệm vụ đó, bởi vì quyền lập pháp chỉ thuộc về nhân dân. Phương tiện duy nhất mà nhà lập pháp có quyền sử dụng, đó là thuyết phục. Nhân dân phải được thuyết phục bởi các nhà lập pháp. Nhân dân cần phải có khả năng hiểu được các mục tiêu xa, chứ không chỉ các mục tiêu trước mắt và cần phải đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cục bộ [Xem: 139, tr. 146-151].

Cơ quan lập pháp. Cơ quan lập pháp chính là cơ quan quyền lực tối cao, thực

hiện sứ mạng của mình, sức mạnh của mình thông qua quyền lập pháp, thông qua các đạo luật. Ông viết: "Cơ quan quyền lực tối cao không có sức mạnh nào ngoài quyền lực lập pháp, nên chỉ hoạt động bằng các đạo luật. Các đạo luật là hành vi hợp thức của ý chí chung; cho nên quyền lực tối cao chỉ có thể tác động khi dân chúng họp lại" [95, tr. 170]. Theo ông, cần phải có các phiên họp thường xuyên và bất thường. Trường hợp tốt nhất là những phiên họp bao gồm toàn thể nhân dân để xác định ý chí chung, ý muốn chung của quốc gia. Rousseau còn đưa ra một biện pháp khác là "để chính phủ luân phiên đóng đô ở mỗi thành phố và lần lượt tập hợp quốc dân về học quanh mỗi thành phố đó" [95, tr. 173]. Tuy nhiên, theo chúng tôi, trường hợp lý tưởng và biện pháp tương tự trên thực tế đều không có tính khả thi, gây khó khăn cho cơ quan lập pháp. Mặc dù vậy, tư tưởng này của Rousseau đặt nền tảng cho tư tưởng về nền dân chủ trực tiếp sau này.

Nhiệm vụ của cơ quan lập pháp là đưa ra một Hiến pháp và một hệ thống pháp luật với các bộ luật cho quốc gia. "Mọi đạo luật mà dân chúng chưa trực tiếp thông qua đều vô giá trị, không thể gọi là luật được" [95, tr. 179]. Cơ quan lập pháp sẽ đề xuất việc thành lập chính phủ để thực thi vai trò hành pháp. Vì quyền lập pháp chỉ có thể thuộc về nhân dân, cho nên chính nhân dân có quyền giải quyết vấn đề về hình thức của chính phủ. Mặt khác, cơ quan lập pháp còn có nhiệm vụ đề xuất các phương pháp lựa chọn các thẩm phán, các quan chức tòa án vào cơ quan tư pháp.

Như vậy, Rousseau đã đặt quyền lập pháp ở vị trí cao nhất, chi phối các

quyền lực khác, vì quyền lập pháp là sự thể hiện trực tiếp nhất ý chí nhân dân, -

quyền lực tối cao. Chủ quyền nhân dân thể hiện trong quyền lập pháp của nhân dân. Tranh luận với Montesquieu, Rousseau cho rằng, tự do chính trị thực sự chỉ có thể có trong một quốc gia mà ở đó nhân dân có quyền lập pháp trực tiếp. Theo ông, tự do thể hiện ở chỗ công dân được luật pháp bảo vệ và tự mình được thông qua và ban

hành luật. Về điều này, ông viết : “Mọi đạo luật mà dân chúng chưa trực tiếp thông qua đều vô giá trị, không thể gọi là luật được” [95, tr. 179]. Tham gia chính sự vừa là quyền hạn, vừa là trách nhiệm của công dân. Cơ quan lập pháp có trách nhiệm phản ánh ý chí chung của toàn dân, chứ không phải ý kiến cá nhân của các nghị sĩ, các vị đại diện nhân dân. Để tạo điều kiện thuận lợi đối với việc thực hiện quyền lập pháp, nhà nước cần đến những nhà lập pháp thông thái, những người có khả năng đưa ra những dự luật có tính khả thi, phản ánh ý chí chung của toàn dân, để dân chúng biểu quyết thông qua. Những nhà lập pháp phải là những người có khả năng thuyết phục dân chúng chấp thuận các dự luật, bởi vì nhà lập pháp không có quyền sai khiến nhân dân làm theo ý muốn cá nhân của mình. Cũng như cơ quan hành pháp, cơ quan lập pháp cũng phải chịu trách nhiệm trước dân chúng, những người đại diện đích thực cho quyền lực tối cao của quốc gia [Xem: 139, tr. 134-140].

Phân loại các bộ luật. Rousseau đã chia các luật được ban hành làm bốn loại

chủ yếu: luật cơ bản, luật dân sự, luật hình sự và luật bất thành văn (dư luận nhân dân). Thứ nhất, luật cơ bản hay luật chính trị (tức là hiến pháp) điều chỉnh các mối quan hệ chung, tức là "quan hệ giữa cái chung với cái chung, giữa cơ quan quyền lực tối cao với toàn bộ quốc gia" [95, tr. 118-119]. Thứ hai, luật dân sự điều chỉnh "quan hệ giữa các thành viên với nhau, hoặc quan hệ giữa các thành viên với toàn bộ cơ thể xã hội" [95, tr. 118-119]. Thứ ba, luật hình sự hướng đến quan hệ giữa con người và pháp luật, trừng phạt những kẻ vi phạm pháp luật [139]. Thứ tư là loại luật bất thành văn, gắn liền với ba loại luật trên, nhưng lại quan trọng hơn cả. "Luật này không khắc lên đá, lên đồng, mà khắc vào lòng công dân, tạo nên hiến pháp chân chính của quốc gia" [95, tr. 118-119]. Đó chính là phong tục tập quán, là dư luận nhân dân. Rousseau coi luật thứ tư này là bộ phận quan trọng mà các nhà lập pháp lớn phải thầm lặng quan tâm nghiên cứu [Xem: 95, tr. 118-120].

Quyền lập pháp và ý Chúa. Để làm cho luật có thể làm thay đổi những con

người cùng ý thức của họ mà không dùng đến bạo lực, theo Rousseau, chỉ có một con đường: Do nhà lập pháp không cho phép sử dụng quyền lực mà bản thân mình vốn không có, mà chỉ vận dụng cách thuyết phục, cho nên theo Rousseau, nhà lập pháp cần tìm đến uy tín của một trật tự khác, coi mình là sứ giả của ý Chúa. Ông viết: "Vậy thì người lập pháp không thể dùng sức mạnh cũng như lý lẽ; ông ta phải nhờ đến một thứ quyền uy khác, có thể chinh phục người ta mà không dùng đến bạo

lực, có thể thuyết phục người ta mà không cần phải nói lý lẽ" [95, tr. 103]. Nhà thông thái gán sự thông thái của mình cho thần linh, Thượng đế sao cho các dân tộc tuân thủ các bộ luật quốc gia cũng tựa như tuân thủ các quy luật tự nhiên.

Khả năng chấp nhận luật và chế độ lập pháp của dân chúng. Để được nhân

dân thông qua và chấp nhận, các bộ luật cần phải thỏa mãn những điều kiện nhất định. Nhà lập pháp thông thái không thể đưa ra các bộ luật cứ như thể bản thân chúng đã là tốt, mà không cần được xem xét trước liệu những người dân có thể thực hiện chúng được hay không. Theo Rousseau, trước khi bắt tay vào soạn luật, nhà lập pháp cần phải xem xét đến khả năng tiếp nhận và tính thích ứng của dân chúng đối với luật được đưa ra. Điều này, theo cách so sánh của Rousseau, cũng giống như "trước khi dựng lâu đài lớn, nhà kiến trúc thăm dò xem đất có chịu nổi trọng lượng của lâu đài hay không" [95, tr.105]. Theo chúng tôi, ý tưởng này của Rousseau là rất quan trọng và có ý nghĩa đối với phương thức soạn thảo và thông quan các luật ở Việt Nam hiện nay, sao cho luật có được tính khả thi.

Như vậy, điểm đặc sắc của tư duy triết học chính trị của Rousseau là ở chỗ tìm ra mối quan hệ có lợi nhất để duy trì sự tồn tại của quốc gia, tìm ra những điều kiện phù hợp nhất để đưa ra các bộ luật tốt có tính khả thi.

4.1.2. Quyền hành pháp

Rousseau đã dành phần lớn quyển 3 của tác phẩm Bàn về khế ước xã hội để phân tích về quyền hành pháp. Trong quyển này, Rousseau tập trung trình bày về chính phủ nói chung (chương 1), những nguyên tắc cấu tạo các hình thức chính phủ (chương 2), phân loại chính phủ (chương 3-7), tính thích hợp của hình thức chính phủ với đặc điểm địa lý của quốc gia (chương 8), dấu hiệu của một chính phủ tốt (chương 9), chính phủ lạm quyền và thoái hóa, cơ thể chính trị suy vong (chương 10- 11), việc thành lập chính phủ và biện pháp ngăn ngừa những chính phủ cướp quyền (chương 16-18).

Quyền hành pháp và cơ quan hành pháp. Rousseau đưa ra định nghĩa về

quyền hành pháp như sau: "Tên gọi thực sự của quyền hành pháp theo đúng luật là "chính phủ" hoặc là "cơ quan cai trị tối cao". Con người hoặc tổ chức được ủy thác làm việc cai trị ấy thì gọi là "vị nguyên thủ" hoặc "pháp quan" [95, tr. 123].

Rousseau đã phân biệt rạch ròi giữa quyền hành pháp và quyền lập pháp. Nếu quyền lập pháp là thuộc về nhân dân và chỉ có thể thuộc về nhân dân, thì quyền hành pháp không thể thuộc về cái chung như quyền lập pháp hoặc quyền lực tối cao. "Quyền hành pháp chỉ liên quan đến những điều khoản cụ thể, không thuộc về thẩm quyền của luật cơ bản hoặc của cơ quan quyền lực tối cao, mà mọi cử chỉ cần phải là những đạo luật" [95, tr. 122].

Rousseau đã định nghĩa và phân tích chính phủ với tư cách là cơ quan hành pháp. Theo ông, "chính phủ là một cơ chế trung gian giữa các thần dân với cơ quan quyền lực tối cao, để hai bên tương ứng với nhau, thi hành các luật, giữ gìn quyền tự do dân sự cũng như tự do chính trị. Các thành viên trong cơ chế trung gian này gọi là pháp quan hoặc các vua, tức là những người cai trị. Toàn thể cơ thể trung gian này thì gọi là chính phủ" [95, tr. 123]. Như vậy, chính phủ đóng vai trò khâu trung gian, cơ chế trung gian giữa cơ quan quyền lực tối cao và công dân và có thể nói là công cụ của quyền lập pháp và quyền tối cao của nhân dân. Rousseau đã phân tích tam giác của quan hệ giữa ba mức độ nối tiếp nhau, giữa cơ quan quyền lực tối cao, chính phủ và dân chúng và cho rằng, quan hệ đó không phải là một ý niệm tùy tiện mà là hệ quả tất yếu, rút ra từ trong bản chất của cơ thể chính trị.

Vai trò trung gian của chính phủ thể hiện ở chỗ chính phủ nhận mệnh lệnh của cơ quan quyền lực tối cao, truyền tới dân chúng. Để quốc gia giữ được thế cân bằng thì "các bên đều phải được đền đáp; một bên là công việc và quyền lực của chính phủ, một bên là công việc và quyền lực của công dân, vừa là chủ nhân, vừa là thần dân của chính phủ; hai bên chính phủ và công dân đều phải được đền đáp ngang nhau" [95, tr. 123].

Mỗi bộ phận trong tam giác đó đều có chức năng nhất định. Chức năng của cơ quan quyền lực tối cao – cơ quan lập pháp là lập pháp, là ban bố luật. Chức năng

của chính phủ là hành pháp, là trực tiếp cai trị. Chức năng của dân chúng hay thần

dân là phục tùng. Các chức năng đó được phân định rõ ràng. Sự nhập nhằng thiếu

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) triết học chính trị j j rousseau và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở việt nam hiện nay (Trang 87 - 97)