9. Kết cấu của Luận án
2.3.3. Chức năng của các phân hê ̣ trong HTĐM quốc gia
Theo Nguyễn Văn Học [7, 2008], các phân hệ trong HTĐMQG có những chức năng sau:
2.3.3.1. Chức năng chính của Chính phủ
- Dự báo phát triển , đánh giá các xu hướng công nghệ , xác lập các ưu tiên phát triển làm cơ sở cho việc hoăch đi ̣nh chính sách đổi mới;
- Hoạch định các chính sách và điều phối các hoạt động các ngành liên quan (chính sách kinh tế thương mại, KH&CN, giáo dục, y tế, môi trường, quốc phòng...); - Giám sát, kiểm tra viê ̣c thực hiê ̣n các chính sách, các kế hoạch liên quan trên;
- Dùng sức mua của Chính phủ để khuyến khích sản xuất, cung cấp dịch vụ; - Tôn vinh và cổ súy cho hoa ̣t đô ̣ng đổi mới và con người đổi mới .
2.3.3.2. Chức năng của các tổ chức đảm bảo
- Hình thành các tổ c hức tài chính , ngân hàng , các quỹ mạo hiểm , quỹ phi ngân hàng để tài trợ cho hoa ̣t dô ̣ng đổi mới
- Phân bổ các nguồn lực, ngân sách cho các ngành KH&CN, các hoạt động theo thứ tự ưu tiên;
- Quản lý các hệ thống tài chính phù hợp cho việc thực hiện các chức năng khác của hệ thống;
- Thiết lập các chương trình khuyến khích nhằm thúc đẩy đổi mới và các hoạt động KH&CN khác;
- Thiết lập, vận hành, duy trì chính sách hoạt động thông tin, các cơ sở thiết bị khoa học và kỹ thuật dùng chung;
- Thiết lập hệ thống đo lường, tiêu chuẩn và kiểm định quốc gia; - Thiết lập hệ thống quốc gia nhận dạng và bảo vệ SHTT;
- Thiết lập hệ thống quốc gia đảm bảo an ninh, y tế và môi trường.
2.3.3.3. Chức năng của các tổ chức thuộc cơ sở hạ tầng KH&CN
- Xây dựng hê ̣ thống các vườn ươm doanh nghiê ̣p , công nghê ̣, các công viên khoa học, khu công nghê ̣ cao, các tổ chức KH&CN ma ̣nh, các phòng thí nghiệm thế hê ̣ mới dùng chung cho các hoa ̣t đô ̣ng đổi mới;
- Thực hiện các chương trình KH &CN, gồm tất cả các loại nghiên cứu và phát triển công nghệ, tạo dự trữ công nghệ và đáp ứng nhu cầu của công nghiê ̣p;
- Thực hiê ̣n chương trình đào tạo đổi mới đa lớp về bâ ̣c ho ̣c , về cơ cấu nghiê ̣p vu ̣ (có ý tưởng đổi mới , hình thành dự án đổi mới , đánh giá dự án đổi mới , thực hiê ̣n dự án đổi mới…);
- Thực hiê ̣n các dịch vụ KH&CN;
- Thiết lập các hình thức liên kết với doanh nghiệp – trung tâm của hoa ̣t đô ̣ng đổi mới;
- Liên kết quốc tế về KH&CN.
Tóm lại, tiếp cận HTĐM đặt ra những yêu cầu sau đây khi vận dụng để xây dựng mô hình liên kết trong lĩnh vực KH&CN:
Thứ nhất, mục tiêu của mô hình liên kết là mục tiêu của hệ thống đổi mới: Phải tạo ra sản phẩm đổi mới, có tính cạnh tranh và được tiêu thụ trên thị trường. Kết quả của quá trình liên kết là sản phẩm đổi mới, khác với hoạt động R&D thuần túy. Hoạt động R&D - nghiên cứu và triển khai là sử dụng ngân sách, kinh phí của các nhà đầu tư để thực hiện nghiên cứu và triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu ấy trong thực tiễn. Còn “đổi mới” có khả năng sinh ra lợi nhuận, đem lại nguồn thu, tài chính cho chủ sở hữu sản phẩm đổi mới. Khi thực hiện đổi mới, mỗi chủ thể liên kết đều có mục tiêu riêng. Trường đại học đổi mới nhằm tạo ra năng lực mới cần cho doanh nghiệp. Viện nghiên cứu đổi mới nhằm tạo ra tri thức khoa học mới. Doanh nghiệp đổi mới nhằm tạo ra sản phẩm mới, dịch vụ mới. Tuy nhiên, mục tiêu đổi mới của doanh nghiệp chi phối mục tiêu của trường đại học, viện nghiên cứu. Do đó từ mục đích tự thân mà ba chủ thể này liên kết thành một hệ thống phục vụ đổi mới, đem lại lợi ích cho xã hội.
Thứ hai, tiếp cận HTĐM cũng chỉ ra các phân hệ của hệ thống, các thành tố mà mối liên kết cần có. Đó là: (1) Các chủ thể thực hiện liên kết, tạo ra sản phẩm đổi mới như trường đại học , viện nghiên cứu , nhân lực KH &CN trong các doanh nghiệp; (2) Phân hệ quản lý: Đề cập đến vai trò của Nhà nước trong mối liên kết ba bên; (3) Phân hệ đảm bảo: Các tổ chức tài chính, ngân hàng, các quỹ mạo hiểm, quỹ phi ngân hàng để tài trợ cho hoa ̣t dô ̣ng đổi mới , hệ thống đo lường, kiểm định, bảo vệ SHTT v.v. Cần nhấn mạnh rằng liên kết trường đại học - viện nghiên cứu và doanh nghiệp là liên kết cơ bản nhất. Trong môi trường liên kết, Nhà nước là tác nhân quan trọng nhất, có vai trò hỗ trợ liên kết, đổi mới thông qua các hoạt động như: Xây dựng khuôn khổ pháp lý, chính sách để trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp hoạt động; Đặt hàng cho trường, viện, doanh nghiệp đồng thời cung
cấp nguồn lực để thực hiện hợp đồng; Kết nối HTĐM trong nước và quốc tế, là trọng tài giải quyết mâu thuẫn lợi ích giữa trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp nếu có xung đột xảy ra.
Thứ ba, tiếp cận HTĐM yêu cầu mô hình liên kết mới phải lấy doanh nghiệp làm trung tâm, tri thức được cung cấp bởi trường đại học, viện nghiên cứu, nhà nước đóng vai trò hỗ trợ thông qua các chính sách... Hơn nữa, tiếp cận HTĐM còn chỉ ra cách thức cụ thể để thực hiện tốt vai trò của từng phân hệ nhằm thúc đẩy liên kết. Đó là những lưu ý khi hoạch định chính sách, hình thức liên kết giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo, mối quan hệ với môi trường địa phương, chính quyền địa phương và các phân hệ khác của HTĐM. Những điều trên là cần thiết cho quá trình xây dựng mô hình liên kết.
Thứ tư, tiếp cận HTĐM khẳng định đổi mới bằng KH&CN, lấy KH&CN làm nguồn gốc đổi mới. Mô hình liên kết được đề xuất trong Luận án là mô hình liên kết trong hoạt động KH&CN, có mục tiêu là tạo ra sản phẩm đổi mới.
Thứ năm, tiếp cận HTĐM đã chỉ ra các dòng tri thức được lưu chuyển trong HTĐM gồm: Hợp tác kỹ thuật giữa các doanh nghiệp, hợp tác giữa trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp, phổ biến công nghệ và di chuyển cán bộ. Luận án đã vận dụng và tiến hành khảo sát thực trạng liên kết giữa trường đại học – viện nghiên cứu – doanh nghiệp theo ba khía cạnh là: Trao đổi nhân lực, trao đổi kết quả nghiên cứu và trao đổi thông tin.
Cách tiếp cận HTĐM để xây dựng mô hình liên kết có ưu điểm so với các tiếp cận khác bởi vì nó là kết quả của quá trình tiến hóa các lý thuyết đổi mới, khắc phục được sự độc quyền trong truyền bá công nghệ (như mô hình ba vòng xoắn) hay sự thụ động, ì trệ trong hoạt động KH&CN của mô hình quản lý KH&CN trước đây. Mặt khác, mô hình liên kết theo tiếp cận HTĐM tạo ra sản phẩm đổi mới, tạo ra nguồn lực tài chính, nâng cao vị thế và sức mạnh của đất nước trong thời kỳ hội nhập và trước Cách mạng công nghệ 4.0 như hiện nay.
Tiểu kết chƣơng 2
Trong chương 2, NCS đã phân tích các khái niệm như đổi mới, HTĐM, chính sách đổi mới, liên kết, mô hình của một số học giả, từ đó xây dựng hệ khái niệm công cụ của Luận án, thống nhất cách hiểu về các khái niệm này. Theo đó, mô hình liên kết là hình ảnh tư duy đơn giản hóa về cơ chế tham gia của các chủ thể trong việc hỗ trợ nhau để tạo ra, phổ biến hoặc/và thương mại hóa sản phẩm KH&CN. Tiếp cận HTĐM trong Luận án được hiểu là việc sử dụng các tri thức về HTĐM (cấu trúc, mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành v.v) để xây dựng một mô hình liên kết đảm bảo được hiệu quả liên kết giữa trường đại học – viện nghiên cứu – doanh nghiệp, đạt mục tiêu của HTĐM và phù hợp với bối cảnh Việt Nam hiện nay.
Bên cạnh đó, Luận án cũng đã phân tích tiến trình phát triển của mối liên kết trường đại học – viện nghiên cứu – doanh nghiệp và vai trò của Nhà nước trong mỗi giai đoạn phát triển: Mô hình hành chính – chỉ huy, mô hình thị trường và mô hình ba vòng xoắn. Lý thuyết ba vòng xoắn và tính bất định – xác suất hình thành các mối liên kết trong tam giác liên kết được phân tích với tư cách là minh chứng cho sự cần thiết phải xây dựng một mô hình liên kết mới hiệu quả hơn xét trên bình diện quốc gia có tính đến bối cảnh thực tế của nước ta. Luận án đã phân tích bản chất của tiếp cận HTĐM, theo đó coi các bên liên kết là những thành phần tạo hệ của hệ thống với mục tiêu cao nhất là sản phẩm đổi mới. Trong phân tích về sự tiến hóa của lý thuyết đổi mới, Luận án đã chỉ ra các giai đoạn phát triển của mối quan hệ khoa học – sản xuất, thể hiện bằng các mô hình: Mô hình khoa học đẩy, mô hình thị trường kéo và mô hình thị trường kéo – công nghệ đẩy. Mô hình phi tuyến thị trường kéo – công nghệ đẩy được cho là phù hợp với quan điểm về HTĐMQG.
Những phân tích trên và phân tích về chức năng của các phân hệ trong HTĐMQG (như Chính phủ, các tổ chức đảm bảo, các tổ chức thuộc cơ sở hạ tầng KH&CN) là căn cứ lý thuyết và mang tính gợi suy để NCS nghiên cứu đề xuất mô hình liên kết hiệu quả giữa trường đại học – viện nghiên cứu – doanh nghiệp trong bối cảnh nước ta hiện nay. Theo đó, mô hình liên kết theo tiếp cận HTĐM cần đạt được các yêu cầu như: Mục tiêu là tạo ra sản phẩm đổi mới, lấy doanh nghiệp làm trung tâm, mô hình bao gồm các chủ thể đổi mới, các phân hệ đảm bảo và vai trò hỗ trợ của Nhà nước.
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG MỐI LIÊN KẾT GIỮA
TRƢỜNG ĐẠI HỌC – VIỆN NGHIÊN CỨU – DOANH NGHIỆP