Lý thuyết ba vòng xoắn trong việc xây dựng mô hình liên kết

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng mô hình liên kết giữa trường đại học viện nghiên cứu doanh nghiệp dưới tiếp cận hệ thống đổi mới (Trang 61 - 65)

9. Kết cấu của Luận án

2.2. Tiến trình phát triển của mô hình liên kết và lý thuyết ba vòng xoắn

2.2.2. Lý thuyết ba vòng xoắn trong việc xây dựng mô hình liên kết

2.2.2.1. Nội dung của lý thuyết ba vòng xoắn

Khái niệm ba vòng xoắn (Triple Helix) về mối quan hệ giữa trường đại học - công nghiệp và Chính phủ được sáng tạo vào những năm 1990 bởi Etzkowitz (1993), Etzkowitz và Leydesdorff (1995), kế thừa những yếu tố của công trình

NN DN ĐH- NC NN DN ĐH NC NN DN ĐH -NC

nghiên cứu trước đó của Lowe (1982) và Sábato, Mackenzi (1982), giải thích sự chuyển đổi từ nhị nguyên thống trị của công nghiệp – chính phủ trong xã hội công nghiệp sang mối quan hệ ngày càng khăng khít giữa bộ ba trường đại học - công nghiệp - chính phủ trong xã hội tri thức [47, 2011].

Các khái niệm về lý thuyết ba vòng xoắn được các học giả của đại học Stanford khái quát với những nội dung chính như sau:

Lý thuyết ba vòng xoắn gợi ý rằng sự tương tác giữa các lĩnh vực của thiết chế nên ở dạng phi tuyến, đường chéo hay hợp tác phát triển. Quá trình này có thể thấy ở các khu vườn ươm thuộc trường đại học đã chuyển đổi từ hình thức vốn có sang dạng các tổ chức spin-off thông qua việc sử dụng các doanh nghiệp ngoài trường đại học, vận hành theo cơ chế kinh doanh, để sử dụng công nghệ mà nhà trường tạo ra theo một cách mới. Khi các công ty này bắt đầu hợp tác với nhau, thường là dưới sự hỗ trợ của một dự án Chính phủ, thì các công ty đồng thời cũng thúc đẩy nhau tạo ra một chuỗi đổi mới. Sự phối hợp giữa các tổ chức trong hoạt động đổi mới là hữu ích vì nó tập hợp được nguồn lực, giảm bớt sự trùng lặp trong ý tưởng và thúc đẩy nhiều sáng kiến mới. Một công viên khoa học có thể mở cửa cho tất cả những công ty nào muốn cùng tạo ra cụm khoa học. Một trung tâm nghiên cứu có thể được thành lập để cung cấp những tri thức và công nghệ tiên tiến nhất cho cụm khoa học trên. Văn phòng chuyển giao công nghệ sau đó sẽ tương tác với các tổ chức khoa học thành viên của cụm để tiêu thụ những sản phẩm nghiên cứu của trường đại học [47, 2011].

Lý thuyết ba vòng xoắn hiện nay được hiểu rộng rãi với hai quan điểm chính: Thứ nhất là quan điểm mang tính thể chế: Xem xét vai trò ngày càng nổi trội của trường đại học trong số các chủ thể đổi mới khác. Quan điểm này xem xét chức năng thứ ba của trường đại học: Thương mại hóa các nghiên cứu hàn lâm và tham gia phát triển kinh tế - xã hội, ví dụ như cổ đông, người điều hành, tạo ra các rào cản, các lợi ích và tác động, chuyển giao công nghệ, doanh nghiệp, góp phần phát triển địa phương, tham vấn chính sách của chính phủ nhằm tăng cường liên kết các trường đại học với công nghiệp, vv.

Thứ hai là quan điểm tiến hóa, lấy cảm hứng từ những lý thuyết của hệ thống xã hội truyền thông (Luhmann) và lý thuyết toán học về truyền thông (Shannon) nhìn nhận trường đại học, công nghiệp và Chính phủ như những chủ thể kiến tạo nên các hệ thống xã hội, tương tác với nhau thông qua các mạng lưới và tổ chức – điều có thể thay đổi cấu trúc vốn có của ba khu vực này (ví dụ như thị trường và đổi

mới công nghệ). Những tương tác này là một phần của hai quá trình: truyền thông và khác biệt hóa. Một mặt là tính chức năng giữa khoa học và thị trường, và một mặt là tính thể chế, kiểm soát giữa công và tư ở cấp độ của các trường đại học, các ngành công nghiệp và chính phủ [47, 2011].

Đại học kinh thương là một khái niệm trung tâm của thuyết Ba vòng xoắn. Đây là một lập trường tích cực trong việc đưa kiến thức vào vận dụng và tạo ra tri thức mới. Nó hoạt động theo mô hình tương tác hơn là một mô hình tuyến tính của đổi mới. Khi các doanh nghiệp nâng cao trình độ công nghệ của họ, có nghĩa rằng họ đã tham gia vào các cấp độ cao hơn của đào tạo và chia sẻ kiến thức. Ngoài vai trò điều tiết và đưa ra các quy định trước đây, Chính phủ đóng vai trò như một doanh nghiệp công và đầu tư mạo hiểm.

Đại học kinh thương có khả năng cung cấp cho sinh viên những ý tưởng mới, kỹ năng và tài năng kinh doanh. Sinh viên không chỉ các thế hệ mới của các chuyên gia trong các ngành khoa học, kinh doanh, văn hóa... mà họ cũng có thể được đào tạo và khuyến khích để trở thành doanh nhân và người sáng lập công ty, góp phần tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm cho xã hội – điều cần thiết nhất hiện nay. Hơn nữa, trường đại học kinh thương cũng đang mở rộng khả năng của mình từ việc đào tạo cá thể sáng đào tạo cho tổ chức, thông qua các chương trình mang tính kinh doanh và ươm tạo, thực hiện các mô hình đào tạo mới như đào tạo tại trung tâm liên ngành, công viên khoa học, viện spin-offs, vườn ươm và các công ty đầu tư mạo hiểm. Trường đại học kinh thương cũng có khả năng tạo ra công nghệ để thay đổi vị trí của họ, từ một nguồn cung cấp nhân lực và tri thức truyền thống sang vai trò là đầu mối của công nghệ và chuyển giao. Thay vì chỉ phục vụ như là một nguồn cung cấp ý tưởng mới cho các doanh nghiệp hiện có, các trường đại học đang kết hợp khả năng nghiên cứu và giảng dạy để trở thành một nguồn hình thành nên các doanh nghiệp mới, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học và công nghệ tiên tiến. Các trường đại học ngày càng trở thành nguồn gốc của sự phát triển kinh tế khu vực và các viện nghiên cứu cũng được tái định hướng hoặc được thành lập theo mục đích này.

2.2.2.2. Một số phân tích định lượng về lý thuyết ba vòng xoắn

Sự phát triển kinh tế cũng như khoa học có tính xác suất. Theo lý thuyết, xác suất của sự kiện có thể được phản ánh bằng lượng thông tin. Ở đây, ta đang nói tới hành vi tương tác giữa ba tác nhân độc lập (Nhà nước – Doanh nghiệp – Khoa học

(trường đại học, viện nghiên cứu)). Tính bất định sẽ giảm xuống nếu 3 tác nhân này liên kết với nhau.

Nếu gọi T là sự thay đổi tính bất định trong quan hệ giữa khoa học (S) và doanh nghiệp (E). Khi ấy tính bất định có thể được trình bày dưới dạng biểu thức:

TES = HS + HE - HES (1)

Trong đó: HS là xác suất hay tính bất định của sự phát triển khoa học HE là xác suất sự phát triển của doanh nghiệp/sản xuất HES là xác suất sự phát triển hợp tác/liên kết của hai phân hệ

Như vậy, nếu hai yếu tố (tác nhân) liên kết với nhau thì tính bất định sẽ giảm đi. Trong trường hợp ba tác nhân liên kết với nhau thì động thái xác suất sẽ thay đổi theo hướng phức tạp hơn. Trường hợp này công thức (1) sẽ trở thành:

TESG = HS + HE + HG – HES –HSG – HEG + HSEG (2) Hình dưới đây minh họa cho công thức trên:

Hình 2.3. Xác suất bất định của mô hình 2, 3 vòng xoắn

Hình trên và công thức (2) cho thấy với hai vòng xoắn khi hai tác nhân liên kết với nhau thì tính bất định giảm xuống còn khi ba tác nhân liên kết với nhau thì tính bất định có thể tăng lên. Trên hình vẽ ta thấy rõ diện tích các vùng giao cắt thuộc mỗi tác nhân, vì vậy khi tính tổng xác suất phải trừ đi các vùng này. Vùng đó phản ánh sự thay đổi trùng lặp của tác nhân. Hình bên phải cho thấy ta phải trừ đi 3 vùng giao cắt HES, HGS, HSG, còn diện tích (đại lượng) HSEG cũng phải trừ đi 3 lần. Đây chính là câu trả lời cho vấn đề có thể tăng lên khi ba tác nhân liên kết với nhau.

Như vậy, từ quan điểm về một hệ thống ba vòng xoắn, việc hợp nhất của không gian và sự tương tác phi tuyến tính giữa chúng có thể tạo ra sự kết hợp mới

HE HS HSE HE HS HG HSEG HSG HES HEG

của tri thức và các nguồn lực, thúc đẩy sự đổi mới lý thuyết và thực hành, đặc biệt là ở cấp khu vực. Tuy nhiên, lý thuyết ba vòng xoắn chưa chỉ ra cụ thể cách thức liên kết, sự tương tác giữa các phân hệ. Hơn nữa, qua phân tích định lượng trên cho thấy nếu mỗi tác nhân (Nhà nước, doanh nghiệp, đại học – nghiên cứu) phát triển theo chức năng của mình thì khi liên kết với nhau, sự tương tác cũng thay đổi liên tục, hệ thống luôn bất ổn còn quá trình chuyển hóa thông tin sẽ là bất tận. Việc giảm hay tăng tính bất định này phụ thuộc vào tỷ lệ các quan hệ giao cắt trên hình 2.3 và việc vận dụng các lý thuyết đổi mới. Mặt khác, tiếp cận lý thuyết ba vòng xoắn lấy sản phẩm, công nghệ làm trung tâm, mục tiêu cao nhất của hợp tác là lợi nhuận. Như vậy, công nghệ có thể bị kìm hãm trong việc truyền bá rộng rãi, dẫn tới độc quyền và do đó kìm hãm phát triển KH&CN nước nhà.

Tóm lại, việc phân tích về sự tiến hóa của các mô hình liên kết và lý thuyết ba vòng xoắn gợi ý cho NCS việc xây dựng mô hình liên kết mới dưới tiếp cận HTĐM hiện đại cần vận dụng những điểm tiến bộ của lý thuyết ba vòng xoắn song phải khắc phục nhược điểm của nó, hạn chế độc quyền công nghệ và thúc đẩy phát triển KH&CN đất nước.

2.3. Tiếp cận HTĐM trong việc xây dựng mô hình liên kết giữa trƣờng đại học – viện nghiên cứu – doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng mô hình liên kết giữa trường đại học viện nghiên cứu doanh nghiệp dưới tiếp cận hệ thống đổi mới (Trang 61 - 65)