Nguồn thông tin doanh nghiệp thu nhận cho hoạt động R&D

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng mô hình liên kết giữa trường đại học viện nghiên cứu doanh nghiệp dưới tiếp cận hệ thống đổi mới (Trang 122 - 125)

Nguồn thông tin phục vụ R&D Trong nƣớc Nƣớc ngoài

Tổ chức xúc tiến thương mại 57.7 14.4

Cơ quan nhà nước 46.2 4.4

Hiệp hội ngành nghề 46.2 5.8

Bạn hàng, đối tác truyền thống 78.8 8.7

Hội chợ, triển lãm 51.9 23.1

Mạng internet, niên giám 23.1 14.4

Nguồn: Số liệu khảo sát từ đề tài KX06.06/11-15

Khi được hỏi về mức độ quan trọng của các nguồn thông tin đối với hoạt động R&D của doanh nghiệp, các ý kiến thu được từ phỏng vấn sâu tuy có khác nhau song hầu hết đều cho rằng: “Thông tin từ các nhà cung cấp dịch vụ kinh doanh, từ bạn hàng và các doanh nghiệp khác là quan trọng nhất. Nó gợi ý cho chúng tôi cần chuyển đổi hình thức kinh doanh như thế nào cho hiệu quả, lựa chọn sản xuất cái gì và nên đầu tư vào đâu”. Các thông tin từ trường đại học, viện nghiên cứu trong nước không thực sự quan trọng với các doanh nghiệp. “Chờ đợi các giáo sư, nhà khoa học nghiên cứu được một quy trình công nghệ thì không biết đến bao

giờ, kết quả có thành công hay không nên tôi thường mua công nghệ sẵn có của nước ngoài” (nam, 54 tuổi, giám đốc doanh nghiệp sản xuất điện thoại di động).

Tìm hiểu về mức độ hợp tác, liên kết của doanh nghiệp với viện nghiên cứu và trường đại học về hoạt động nghiên cứu khoa học – một kênh chuyển giao nhân lực KH&CN, NCS đã tiến hành phỏng vấn sâu một số giám đốc doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất. Đa phần các ý kiến cho rằng doanh nghiệp không muốn đầu tư vào hoạt động nghiên cứu khi đầu ra của công việc này không chắc chắn. Họ mong muốn được Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho các nhà khoa học, giảng viên tiến hành nghiên cứu, phục vụ sản xuất. Giám đốc công ty KOSUKI cho rằng:

“Doanh nghiệp có thể đầu tư để các nhà khoa học của trường đại học, viện nghiên cứu tiến hành nghiên cứu chế tạo công nghệ theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Tuy nhiên chúng tôi không muốn quá mạo hiểm, vì đầu tư như vậy không chắc chắn nhà khoa học đó có thành công hay không, và kể cả có làm được thì cũng hoàn thành đúng hạn được hay không. Vấn đề thời điểm là rất quan trọng đối với thành công của doanh nghiệp” (nam, 55 tuổi, giám đốc doanh nghiệp). Ngay cả một giáo sư trong trường đại học cũng phải thừa nhận: “Khi tiến hành nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu cơ bản, chúng tôi chỉ dám nói thành công 50% là đã cao rồi” (nam 54 tuổi, PGS,TS, ĐHCN). Như vậy, đây là một cản trở không nhỏ cho việc thúc đẩy đầu tư nghiên cứu của doanh nghiệp dành cho khối trường, viện.

Theo số liệu khảo sát khi thực hiện đề tài KX.06.06/11-15, với câu hỏi “Doanh nghiệp có được tư vấn về chính sách liên quan đến khoa học công nghệ và đổi mới”, có 56/104 doanh nghiệp trả lời nhận được tư vấn, chiếm gần 54%. Xét riêng trong nhóm 54 doanh nghiệp có tư vấn, các hình thức tư vấn khác nhau được khảo sát tại doanh nghiệp gồm: Tham gia hội thảo, tập huấn; tự nghiên cứu thông tin; thuê tư vấn; tuyển cán bộ có chuyên ngành. Kết quả sử dụng các hình thức tư vấn của 54 doanh nghiệp được thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ phần trăm các hình thức tư vấn mà doanh nghiệp sử dụng

Tham gia hội thảo, tập huấn Tự nghiên cứu thông tin

Thuê tư vấn

Tuyển cán bộ có chuyên môn

Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài KX06.06/11-15

Như vậy, trong số 56 doanh nghiệp có được tư vấn thì phần lớn (57,1%) sử dụng hình thức thuê tư vấn, tiếp theo là hình thức tự nghiên cứu thông tin (30,3%). Hình thức ít doanh nghiệp sử dụng nhất là tuyển cán bộ có chuyên ngành, chỉ 3/56 doanh nghiệp, chiếm 5,5% và hình thức tham gia hội thảo, tập huấn (4/56 doanh nghiệp, chiếm 7,1%). Kết quả phỏng vấn sâu giám đốc doanh nghiệp sản xuất giấy dán tường do NCS thực hiện đã giải thích được phần nào kết quả nghiên cứu trên. Khi doanh nghiệp ông nhập công nghệ sản xuất giấy dán tường, bản thân ông và các lao động trong công ty không thể tiếp nhận, làm chủ ngay được. Để rút ngắn thời gian, ông đã thuê các kỹ sư, giảng viên của ĐHBKHN tư vấn cho ông từ khâu lựa chọn công nghệ nhập, cách sử dụng công nghệ (cụ thể ở đây là cách pha chế màu công nghiệp) và hướng dẫn lại cho các công nhân của nhà máy.

Xét về hoạt động nghiên cứu khoa học, kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 79% trong số doanh nghiệp được hỏi có thực hiện hoạt động này. Như vậy có nghĩa là đa số kết quả cải tiến sản phẩm/quy trình có được là nhờ doanh nghiệp Việt Nam cải tiến công nghệ sẵn có [24, 2015]. Phỏng vấn sâu giám đốc doanh nghiệp cho biết:

“Doanh nghiệp của tôi chuyên sản xuất thức ăn gia súc. Khi mới bắt đầu đi vào hoạt động, tôi có ký hợp đồng với một Giáo sư trường Đại học Khoa học Tự nhiên để nghiên cứu chế tạo công nghệ xử lý chất thải khí, biến khói đen thành khói trắng. Tuy nhiên, đến khi hợp đồng hết hạn, sản phẩm vẫn không nghiệm thu được vì lúc đó chưa đạt yêu cầu, nhà khoa học cần thêm thời gian. Tôi đánh giá cao trình độ

chuyên môn của vị giáo sư Hóa đó song tôi hiểu có nhiều cản trở khiến ông khó hoàn thành công việc như hợp đồng. Một trong những lý do chính là mặc dù tổng số tiền tôi phải chi trả cho hợp đồng này là vài trăm triệu nhưng người nghiên cứu phải gánh quá nhiều chi phí quản lý, cuối cùng chỉ còn khoảng 10% kinh phí thực sự dành cho nghiên cứu thì làm sao nghiên cứu được cái gì?” (nữ, 49 tuổi, giám đốc doanh nghiệp). Thiết nghĩ đây cũng là một trong những lý do dẫn tới thực tế hiện nay: Doanh nghiệp đa phần muốn mua công nghệ sẵn có hơn là muốn đầu tư cho nghiên cứu, chế tạo.

3.3.2.2. Thực trạng chuyển giao kết quả nghiên cứu

Kết quả từ hoạt động R&D của doanh nghiệp cũng đem lại nhiều điều khả quan. Theo kết quả điều tra, 63% doanh nghiệp “đưa ra các quy trình mới”, 60,6% “đưa sản phẩm mới ra thị trường”, 59,3% doanh nghiệp đạt được kết quả “cải thiện hiệu quả quá trình sản xuất và cũng tỷ lệ này “cải thiện được chất lượng sản phẩm”. Tuy nhiên, chỉ có 8% doanh nghiệp có kết quả “được cấp bằng sáng chế” từ hoạt động R&D. Lý do không phải vì các doanh nghiệp không có sản phẩm nghiên cứu có giá trị mà vì nhiều doanh nghiệp cho rằng thủ tục đăng ký sáng chế mất thời gian, rườm rà và luật chưa chặt chẽ. Vậy kết quả trên của doanh nghiệp có đóng góp gì từ viện nghiên cứu và trường đại học không?

Theo kết quả khảo sát 104 doanh nghiệp, các sản phẩm, quy trình mới mà doanh nghiệp đang triển khai trong năm 2013 đã thể hiện thực trạng liên kết của doanh nghiệp với trường đại học và viện nghiên cứu. Cụ thể kết quả như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng mô hình liên kết giữa trường đại học viện nghiên cứu doanh nghiệp dưới tiếp cận hệ thống đổi mới (Trang 122 - 125)