Các nguồn lực phục vụ cho hoạt động liên kết của trường đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng mô hình liên kết giữa trường đại học viện nghiên cứu doanh nghiệp dưới tiếp cận hệ thống đổi mới (Trang 75 - 82)

9. Kết cấu của Luận án

3.1. Thực trạng hoạt động liên kết của trƣờng đại học

3.1.1. Các nguồn lực phục vụ cho hoạt động liên kết của trường đại học

Trong khuôn khổ Luận án, để đánh giá thực trạng liên kết của các trường đại học với viện nghiên cứu và doanh nghiệp, luận án tổng hợp kết quả khảo sát tại 4 trường đại học là: ĐHBKHN, ĐHCN, ĐHLĐXH và HVNNVN (đại học Nông nghiệp I cũ).

3.1.1.1. Nguồn nhân lực KH&CN và kết quả nghiên cứu

Nguồn nhân lực KH&CN của Việt Nam theo thống kê của Bộ KH&CN năm 2011 có 134.780 người, trong đó 46,07% tập trung ở khu vực trường đại học (tương đương 62.095 người). Xét riêng đội ngũ nhân lực KH&CN của trường đại học, nhân lực nghiên cứu gồm 52.997 người (chiếm 85,34%), nhân lực kỹ thuật gồm 2.259 người (chiếm 3,64%), nhân lực hỗ trợ gồm 5.653 người (chiếm 10,19%) và nhân lực khác gồm 1.186 người (chiếm 1,91%).

Xét theo lĩnh vực hoạt động, so với các khu vực khác như viện, trung tâm, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp... thì nhân lực nghiên cứu của trường đại học vẫn chiếm số lượng lớn nhất. Một thực tế hiện nay là nhân lực KH&CN của trường đại học hầu hết vừa làm công tác giảng dạy, vừa nghiên cứu, không có sự tách biệt rạch ròi. Dưới đây là thực trạng nhân lực KH&CN ở các trường đại học được khảo sát trong khuôn khổ Luận án.

a). Trường Đại học Bách khoa Hà Nội được thành lập theo Nghị định số 147/NĐ ngày 6-3-1956. Đây là trường đại học kỹ thuật đầu tiên của nước ta có nhiệm vụ đào tạo kỹ sư công nghiệp cho công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam. Trường ĐHBKHN là trường đại học đa nghề, là một trong những trường đại học kỹ thuật hàng đầu của nền giáo dục Việt Nam với bề dạy truyền thống về đào tạo và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ. Tính đến năm 2014, tổng số cán bộ viên chức gồm: 2008 cán bộ, với 1237 cán bộ giảng dạy, 787 cán bộ phục vụ và hành chính. Trong đó có 210 Giáo sư và Phó giáo sư, 684 tiến sỹ và tiến sỹ khoa học, 1200 Thạc sỹ, 154 người được phong tặng Nhà giáo nhân dân và Nhà giáo ưu tú. Đây là đội ngũ cán bộ có uy tín, kinh

nghiệm, nhiệt huyết trong hoạt động đào tạo nghiệp vụ và quản lý, trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

Các nhiệm vụ khoa học mà đội ngũ cán bộ, giảng viên của Trường tham gia thuộc nhiều đề tài, dự án từ cấp cơ sở đến cấp Nhà nước. Cụ thể, ở nhiệm vụ cấp Nhà nước, trường ĐHBKHN đã tham gia các đề tài thuộc chương trình trọng điểm cấp Nhà nước, dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước thuộc các chương trình trọng điểm, đề tài NAFOSTED, các đề tài nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, đề tài độc lập, dự án độc lập, nhiệm vụ nghiên cứu theo nghị định thư, đề tài thuộc các chương trình trọng điểm cấp Bộ, ngành. Ở nhiệm vụ cấp Bộ, Trường đã tham gia nhiệm vụ ươm tạo công nghệ, dự án sản xuất thử nghiệm, phòng thí nghiệm trọng điểm... Số lượng đề tài và các khoản chi cho nghiên cứu khoa học đều duy trì ổn định theo các năm (Xin xem chi tiết trong Phụ lục 1.1).

Kết quả khảo sát tình hình nghiên cứu qua các năm cho thấy: 1237 cán bộ giảng dạy của trường đại học Bách Khoa thực hiện 254 đề tài khoa học các cấp hàng năm, tỷ lệ là 1 đề tài : 4,87 giảng viên. Tuy nhiên, thực tế có những cán bộ, giảng viên tham gia nhiều đề tài cùng một lúc (3-4 đề tài) nhưng cũng không ít giảng viên vài năm mới chỉ tham gia 1 đề tài cấp cơ sở với vai trò thành viên. Kết quả phỏng vấn sâu giảng viên của Trường cho thấy, các giảng viên có thâm niên từ 10 năm trở lên trung bình mỗi năm tham gia 1 đề tài. Thu nhập từ hoạt động nghiên cứu khoa học hàng năm khoảng 30 – 40 triệu đồng/người (nam, 50 tuổi, PGS.TS, ĐHBKHN). Tuy nhiên, con số này cũng mang tính chủ quan khi người được hỏi nhận định từ trường hợp của chính bản thân và một số đồng nghiệp.

Số lượng các bài báo quốc tế, bài hội thảo khoa học có phản biện và các giáo trình do cán bộ, giảng viên trường đại học Bách Khoa thực hiện là một trong những căn cứ quan trọng phản ánh chất lượng đội ngũ nhân lực. Nhân lực của Nhà trường không những có học hàm, học vị cao mà còn là một tập thể nghiên cứu mạnh với số lượng các kết quả nghiên cứu luôn ở top đầu so với các cơ sở đào tạo trong nước khác.

b) Học viện Nông nghiệp Việt Nam (Trường đại học Nông nghiệp I cũ) với 60 năm xây dựng và phát triển, là một trong 19 trường đại học trọng điểm quốc gia, HVNNVN là trường đại học đầu ngành thuộc khối các trường nông nghiệp của Việt Nam. Học viện có quy mô đào tạo trên 35.000 học viên, sinh viên, bao gồm 17 ngành đào tạo bậc tiến sĩ; 21 ngành bậc thạc sĩ, 28 ngành bậc đại học, 6 ngành bậc cao đẳng. Mỗi năm học viện cung cấp cho thị trường lao động, đặc biệt là các doanh

nghiệp nông nghiệp, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài hơn 6.000 thạc sĩ, kỹ sư, cử nhân có kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nông nghiệp - nông thôn.

Học viện gồm nhiều viện, trung tâm và công ty trực thuộc. Nhân lực làm việc trong các đơn vị này chủ yếu do chính các viện, trung tâm và công ty tự tuyển và chi trả lương, chỉ có một số cán bộ thuộc biên chế của nhà trường hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm. Trong thời gian gần đây, trước những yêu cầu của xã hội các cán bộ được tuyển dụng vào đơn vị có trình độ và năng lực làm việc tương đối cao. Nhân lực biên chế chính thức của Học viện có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ chiếm 45,7% và tỷ lệ này ở nguồn nhân lực hợp đồng do các đơn vị trực thuộc Học viện quản lý là 61,7%.

Theo báo cáo của Học viện, trung bình hàng năm toàn Học viện có khoảng hơn 100 đề tài, dự án. Số lượng này thay đổi theo các năm tuy nhiên vẫn khá ổn định. (Số liệu và phân tích về thực trạng nhân lực, các kết quả nghiên cứu của HVNNVN xin xem trong phụ lục 1.2).

c) Trường Đại học Công nghệ được thành lập năm 2004 trên cơ sở Khoa Công nghệ và Trung tâm Hợp tác Đào tạo và Bồi dưỡng Cơ học thuộc ĐHQGHN (ĐHQGHN) với hai nhiệm vụ chính: “Đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học, sau đại học và bồi dưỡng nhân tài thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ; nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội”. Trường ĐHCN tập trung các hoạt động đào tạo và nghiên cứu theo hướng các ngành công nghệ mũi nhọn thuộc bốn lĩnh vực là Công nghệ thông tin và truyền thông; Công nghệ điện tử và tự động hóa; KH&CN vật liệu nanô; Công nghệ sinh học tiên tiến. Hoạt động đào tạo tập trung vào các loại hình đào tạo chất lượng cao. Hợp tác liên kết giữa trường đại học và viện nghiên cứu được coi là nét đặc trưng trong phát triển Nhà trường. Hiện nay, Trường có 104 cán bộ, giảng viên, trong đó gồm 28 Giáo sư và Phó giáo sư, 51 Tiến sỹ, 23 Thạc sỹ.

Trường ĐHCN hàng năm thực hiện và được nghiệm thu khoảng gần 40 đề tài các cấp, trong đó 33% là đề tài cấp Trường, 30% đề tài cấp Đại học Quốc gia và 37% đề tài đấu thầu từ nguồn khác ngoài trường. Trường cũng đã ban hành hướng dẫn cán bộ khoa học đề xuất các đề án xây dựng, phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh nhằm mục tiêu tăng cường tính tập trung, có trọng điểm trong việc triển khai các hoạt động nghiên cứu, tập trung khai thác được tất cả mọi nguồn lực một cách hợp lý, đào tạo tốt đội ngũ cán bộ khoa học. Trường ĐHCN cũng đã rất tích cực tổ

chức và tham gia tổ chức có hiệu quả cao các hội nghị, hội thảo KH&CN quốc tế (Xin xem phụ lục 1.3).

d). Trường Đại học Lao động – Xã hội được thành lập năm 1961, tiền thân là Trường trung cấp Lao động Tiền lương thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Sứ mệnh của Nhà trường là đào tạo cán bộ lao động – xã hội có trình độ đại học và sau đại học cho ngành lao động và các thành phần kinh tế khác trong cả nước; bồi dưỡng, đào tạo lại cán bộ theo yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng tốt hơn yêu cầu ngày càng cao của công việc. Trong bối cảnh hiện nay, bên cạnh nhiệm vụ đào tạo thì hoạt động nghiên cứu và triển khai các dịch vụ chuyển giao KH&CN gắn với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương; tham gia hợp tác quốc tế về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là hướng ưu tiên hàng đầu của Nhà trường, nhằm đạt mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Trường ĐHLĐXH trụ sở chính (Trần Duy Hưng, Hà Nội) hiện nay có 485 cán bộ, giảng viên, số lượng sinh viên đang theo học luôn duy trì gần 10.000 người. Số lượng cán bộ, giảng viên có trình độ sau đại học và học hàm của Nhà trường ngày một tăng lên. Tại thời điểm 2016, tỷ lệ giảng viên có học hàm Phó giáo sư là 03 người (chiếm 0,62%), học vị tiến sĩ là 70 người (chiếm 14,4%), thạc sỹ 293 người (chiếm 60,4%) và 79 nghiên cứu sinh. Trong vòng ba năm tới, nếu các nghiên cứu sinh hoàn thành chương trình học thì số lượng người có bằng tiến sỹ của Nhà trường chiếm 30% tổng số cán bộ, giảng viên toàn trường.

Hoạt động nghiên cứu khoa học và thực hiện các đề tài, đề án của Nhà trường diễn ra đều đặn hàng năm ở các cấp độ: Cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Trường và cấp Khoa. Một số đề án liên kết thực hiện song không nhiều, mỗi năm trung bình có 2 – 3 đề án. Tuy nhiên, số lượng các bài báo khoa học đăng trên tạp chí quốc tế của giảng viên trường ĐHLĐXH còn hạn chế so với các trường được khảo sát khác. Theo kết quả phỏng vấn sâu giảng viên Khoa Quản lý Nguồn nhân lực, giảng viên hiện nay không “mặn mà” với các đề tài của Trường, Khoa mà chủ yếu thực hiện liên kết với các doanh nghiệp, tổ chức xã hội thông qua hợp đồng đào tạo và tư vấn chuyên môn (nữ, TS, 41 tuổi, ĐHLĐ-XH). Đây cũng là kênh thông tin đánh giá chất lượng nhân lực KH&CN của trường ĐHLĐXH.

Như vậy, cùng với yêu cầu chuẩn hóa và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân lực KH&CN tại 4 trường đại học được khảo sát bước đầu cho thấy đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu, chuyển giao KH&CN và liên kết, phục vụ xã

hội. Dưới đây là biểu đồ biểu diễn thực trạng về nhân lực KH&CN của 4 trường được khảo sát trong phạm vi Luận án:

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ nhân lực KH&CN theo trình độ của các trường đại học

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Bách Khoa Nông nghiệp Công nghệ Lao động XH

Khác Thạc sỹ Tiến sỹ GS, PGS

Qua biểu đồ trên có thể thấy đội ngũ nhân lực KH&CN đang công tác tại các trường đại học có trình độ chuyên môn khá cao, hầu hết đều có học vị thạc sỹ trở lên. Với một số trường như ĐHCN, đại học Bách Khoa, số lượng người có học vị tiến sỹ là rất cao. Với đội ngũ nhân lực như trên hứa hẹn sẽ đáp ứng được nhu cầu về nghiên cứu, đổi mới, liên kết và phục vụ xã hội của các trường.

3.1.1.2. Nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất

Nguồn đầu tư tài chính mà các trường đại học ở Việt Nam nhận được hầu hết đến từ nguồn ngân sách Nhà nước, chiếm 82,17%, nguồn kinh phí từ thành phần ngoài Nhà nước chỉ chiếm 17,83% [24, 2016]. Nguồn kinh phí trường đại học sử dụng cho hoạt động R&D chỉ đứng thứ 4/5 khu vực (gồm viện nghiên cứu, trường đại học, khối hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp và tổ chức phi lợi nhuận) và chỉ bằng 1/3,04 lần so với kinh phí của viện, trung tâm nghiên cứu. Xét về chi cho loại hình hoạt động và lĩnh vực nghiên cứu thì trường đại học xếp thứ 2 sau khu vực viện, trung tâm nghiên cứu..

Bảng 3.1. Chi cho R&D theo loại hình hoạt động (tỷ VNĐ) Lĩnh vực hoạt động Lĩnh vực hoạt động Khu vực thực hiện Ngoài Nhà nƣớc Trƣờng đại học Viện, Trung tâm Tổ chức hành chính Đơn vị sự nghiệp

Nghiên cứu cơ bản 8 309 807 43 27

Nghiên cứu ứng dụng 28 376 1.167 253 244

Triển khai thực nghiệm 24 49 235 69 82

Sản xuất thử nghiệm 8 24 104 28 30

Tổng 68 758 2.313 393 383

Nguồn: Bộ KH&CN, KH&CN Việt Nam 2013

Qua thống kê trên có thể thấy trường đại học, viện nghiên cứu là những khu vực tập trung lực lượng KH&CN và là khu vực chính yếu thực hiện các hoạt động R&D của cả nước. Sau đây là các nghiên cứu trường hợp cụ thể:

a) Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Là một cơ sở đào tạo có uy tín, hoạt động nghiên cứu khoa học của Nhà trường luôn ở vị trí hàng đầu trong hệ thống trường đại học cả nước. Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đa dạng, được đầu tư với gần 200 phòng thí nghiệm, trong đó có 8 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia và tương đương; khoảng 20 xưởng thực tập và thực hành. Trường có mạng thông tin nội bộ BKNet nối với mạng Internet. Thư viện điện tử của trường là thư viện lớn và hiện đại nhất Việt Nam.

Tình hình tài chính chi cho các nhiệm vụ KH&CN của Trường được đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau và theo xu hướng tăng dần hàng năm. (Xin xem cụ thể trong phụ lục 2.1).

b) Học viện Nông nghiệp Việt Nam có khuôn viên rộng gần 200 ha với nhiều hạng mục được đầu tư xây dựng như giảng đường, các khu thí nghiệm, thực hành. Đặc biệt, Học viện có hệ thống các phòng thí nghiệm trọng điểm – nơi phát triển tiềm lực khoa ho ̣c công nghê ̣, giải quyết các nhiệm vụ khoa học công nghệ các cấp .

Về kinh phí dành cho nghiên cứu khoa học, căn cứ vào số lượng cán bộ, giảng viên và đề tài được phê duyệt của từng đơn vị trực thuộc Học viện mà có sự phân chia khác nhau (Xin xem thông tin cụ thể về cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động KH&CN của HVNNVN trong phụ lục 2.2).

Ngoài nguồn tài chính do Nhà trường cấp cho các cơ sở thành viên để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, triển khai công nghệ, các Viện, Trung tâm thuộc Học viện còn có nhiều khoản đầu tư từ đơn đặt hàng của các doanh nghiệp tư nhân, dự án trong và ngoài nước.

c) Trường Đại học Công nghệ có hệ thống giảng đường được trang bị các thiết bị hỗ trợ giảng dạy tiên tiến, có hệ thống máy tính và phòng thí nghiệm được đầu tư nâng cấp hàng tỷ đồng/năm. Hệ thống mạng của Nhà trường với các dịch vụ mạng được đầu tư hiện đại để thực hiện các giải pháp hỗ trợ giảng dạy và học tập điện tử (eLearning) và xây dựng trường theo mô hình đại học số hoá. Ngày 07/11/2016, Trường ĐHCN, ĐHQGHN đã tổ chức Lễ ra mắt Phòng thí nghiệm trọng điểm cấp ĐHQGHN về Công nghệ Micro và Nano.

Là một đơn vị sự nghiệp có thu, kinh phí dành cho hoạt động R&D của Trường ĐHCN đến từ nhiều nguồn khác nhau. Theo kết quả phỏng vấn sâu, tài chính cho hoạt động nghiên cứu của Nhà trường đến từ ba nguồn cơ bản. Nguồn thứ nhất là từ các tổ chức phi chính phủ như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á thông qua các dự án, đề tài. Nguồn thứ hai có được từ sự năng động của cán bộ, giảng viên Nhà trường trong việc đi đấu thầu các đề tài, dự án cấp tỉnh, ngành. Nguồn thứ ba từ sự phê duyệt chi của ĐHQGHN cho các đề tài do Đại học Quốc gia quản lý (phỏng vấn sâu nam, 54 tuổi, PGS.TS, ĐHCN). Trung bình hàng năm, kinh phí cho nghiên cứu và triển khai từ ba nguồn trên lần lượt khoảng 20 tỷ, 6 tỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) xây dựng mô hình liên kết giữa trường đại học viện nghiên cứu doanh nghiệp dưới tiếp cận hệ thống đổi mới (Trang 75 - 82)