Văn xuôi về đề tài dân tộc và miền núi phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) ruyện viết về đề tài dân tộc và miền núi giai đoạn 1945 - 1975 (Trang 37)

Chƣơng 1 : Tổng quan tình hình nghiên cứu

2.2. Văn xuôi về đề tài dân tộc và miền núi phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn

giai đoạn 1945 - 1975

2.2.1. Bước “tạo đà” từ các tác phẩm “truyện đường rừng” của giai đoạn trước năm 1945 đoạn trước năm 1945

Ngay từ đầu thế kỷ XX, văn xuôi quốc ngữ đã được hình thành và phát triển nhanh chóng trong đời sống văn học Việt Nam, quá trình hiện đại hóa văn học cũng diễn ra mạnh mẽ trên mọi phương diện. Văn xuôi về đề tài dân tộc và miền núi cũng đã được hình thành từ thời kỳ này và từng bước dần khẳng định được vị trí, vai trò của mình với sự tham gia khá đông đảo các tác giả thuộc các dân tộc khác nhau. Lần đầu tiên trong lịch sử văn học, bên cạnh bức tranh cuộc sống của vùng đồng bằng được dựng nên có những bức tranh về cuộc sống ở các vùng dân tộc, miền núi. Trong giai đoạn trước năm 1945, chúng ta có thể kể tên một số nhà văn nổi tiếng viết về đề tài truyện đường rừng như: Lan Khai (với

Tiếng gọi của rừng thẳm - 1939, Truyện đường rừng - 1940, Suối đàn -

1941...), Thế Lữ (với Một chuyện báo thù - 1929, Vàng và máu - 1934, Gió

trăng ngàn - 1941), Lưu Trọng Lư (với Người sơn nhân - 1933, Khói lam

chiều - 1936... ), Hồ Dzếnh (với Trong bóng rừng), TchyA (với Thần hổ -

1937, Ai hát giữa rừng khuya - 1940), Lý Văn Sâm (với Kòn Trô, Trăng Sa

Mát, Mũi Tổ)... Đặc trưng nổi bật của các truyện đường rừng giai đoạn này là

nhãn quan khách thể của các tác giả còn xa lạ, dè dặt với thế giới sơn lâm chốn đại ngàn. Bức tranh miền núi của đồng bào dân tộc hiện lên trong các tác phẩm thuộc giai đoạn này với đầy đủ những yếu tố bí ẩn, linh thiêng, kỳ khôi cùng

những linh cảm về sự bất trắc, hiểm nguy, vừa tạo cảm giác dè chừng, e sợ vừa gọi lên sự tò mò, hiếu kỳ khám phá. Thiên nhiên miền núi với núi rừng, mây, suối được các tác giả truyện xây dựng như những quái vật ẩn chứa bao bí mật khủng khiếp. Một số truyện do tác giả chỉ mượn không gian, địa bàn rừng núi để đặt vào đó cốt truyện kinh dị nên sự logic giữa tác phẩm với miền núi khá lỏng lẻo, những thông tin về cuộc sống, văn hóa, phong tục vùng cao còn sơ lược, hời hợt. Có thể nói, quan niệm về đồng bào dân tộc miền núi của các tác giả thời kỳ này chưa ổn định, nặng yếu tố chủ quan mà tựu chung ở hai hướng chính đó là

sự định kiến chuộng lạ cùng với quá trình vận dụng trí tưởng tượng để gán

cho nhân vật. Minh chứng rõ nét thể hiện ngay ở việc các tác giả dùng các cụm đại từ nhân xưng như “bọn người”, “giống người”, “”... cùng cách tả về thói quen, sinh hoạt của người miền núi mang đậm chất mông muội, thô kệch, lạc hậu. Xu hướng chuộng lạ, kích thích thị hiếu người đọc còn thể hiện qua môtip báo thù xuất hiện trong không ít tác phẩm như: những cuộc báo thù giữa người và hổ, người và rắn (trong Suối đàn của Lan Khai, Thần hổ của TchyA, Tiếng

hú ban đêm của Thế Lữ, Ông rắn của Đỗ Huy Nhiệm...), giữa người và người

(trong Ai hát giữa rừng khuya của TchyA, Đêm trăng của Thế Lữ...). Bên cạnh đó, trong một số tác phẩm khác các tác giả như Lan Khai, Lý Văn Sâm cũng đã bước đầu có những cách nhìn nhận, đánh giá chân thực, khách quan, sinh động hơn về con người miền núi với nhiều đặc điểm ưu việt như chất phác, thật thà, biết phân biệt phải - trái, luôn có ý thức hướng về chính nghĩa. Nổi bật là hệ thống nhân vật trong các tác phẩm của nhà văn Lan Khai, người được tôn vinh là đại diện tiêu biểu nhất cho mảng văn học truyện đường rừng giai đoạn 1930 - 1945. Nhiều nhân vật con người vùng cao trong truyện của ông có chân dung ngoại hình tươi tắn, kiều diễm cùng đời sống nội tâm tương đối phong phú, phức

tạp. “...Cùng viết về mảng hiện thực này, Lan Khai đã đem đến cho người đọc một cái nhìn mới, chân thực hơn. Trong truyện đường rừng của ông, núi rừng là

cả một thế giới sống động, phong phú của con người và tạo vật...” [161, tr.133].

Có thể thấy rằng, đặc điểm thi pháp nổi bật của đa số các truyện về đề tài dân tộc và miền núi giai đoạn trước năm 1945 là yếu tố kỳ ảo (kinh dị, ma mị, siêu thực...) như một “bức màn” bao trùm các tác phẩm. Đặc điểm này xét về lịch sử phát triển của nó thì đó là sự kế thừa từ văn học truyền thống trên cơ sở của sự tiếp biến những tinh hoa của văn học phương Tây. “Cái hoang đường trong truyện cổ dân gian cùng tính truyền kỳ trong truyện cổ trung đại pha trộn

với màu sắc huyền bí trong văn học phương Đông (như Liêu trai chí dị của

Trung Hoa) và yếu tố kinh dị của văn học phương Tây như truyện của (Ét-ga-

Pô) đã chuyển hóa một cách nhuần nhị vào các tác phẩm...” [134, tr.40]. Chính

những đặc điểm nghệ thuật đó đã phần nào chứng tỏ được rằng, tại thời điểm các tác phẩm ra đời, thiên nhiên và con người ở các vùng dân tộc, miền núi vẫn đang là một khoảng khuất lấp trong tâm thức của người vùng xuôi để từ đó có chỗ cho trí tưởng tượng phong phú của các nhà văn lấp đầy. Ở giai đoạn này, hơn bất cứ vùng miền nào, không gian miền núi với sắc màu huyền bí của nó là điều kiện thích hợp nhất cho sự phát triển của yếu tố kỳ ảo. Trong các truyện, với tư cách là sản phẩm độc đáo của tư duy sáng tạo của tác giả, yếu tố kỳ ảo là một thủ pháp để đào sâu các khía cạnh của đời sống hiện thực, góp phần làm tăng vẻ đẹp và sự hấp dẫn cho tác phẩm. Đương nhiên, ở một số tác giả do có sự vận dụng yếu tố kỳ ảo một cách thái quá đã khiến cho tác phẩm mang màu sắc cổ tích rất rõ nét.

Ngoài những tác phẩm thuộc thể loại truyện đường rừng mang sắc thái kỳ ảo, lãng mạn, ở giai đoạn này cũng đã xuất hiện một số truyện được viết với bút

pháp tả thực như Pàng Nhả, Sóng nước Lô Giang, Lô Hnồ, Dưới miệng hùm

(của Lan Khai); Đi săn khỉ (của Vũ Trọng Phụng); Tiếng khèn (của Khái Hưng)... Những truyện này đã bước đầu khắc họa được những số phận, cảnh đời vất vả, éo le của những người lao động ở miền núi dưới ách áp bức, bóc lột và chìm đắm trong u mê, lạc hậu. Một số tác phẩm cũng đã thể hiện được thái độ cảm thông, sẻ chia, thương xót của tác giả trước những cảnh đời, những phận người miền ngược. Chính thông qua những trang viết của các nhà văn mà người đọc hình dung được phần nào về trình độ lao động sản xuất, đặc điểm sinh hoạt cộng đồng, phong tục, tập quán của các vùng dân tộc, miền núi. Như vậy, vượt lên trên những yếu tố hoang đường, phi lý, giá trị hiện thực và nhân đạo trong các sáng tác về đề tài dân tộc và miền núi là điều không thể không nhắc tới.

Có thể nói, trong giai đoạn văn học trước năm 1945, những đóng góp của các cây bút truyện đường rừng tựa như những bước đi thám hiểm đầu tiên tiếp cận một mảng đề tài tương đối mới, giàu tiềm năng. Cảnh vật thiên nhiên và con người miền núi được xây dựng trên một cái nền về cơ bản là chân thực, sinh động tuy những yếu tố liên quan đến bút pháp lãng mạn, hư cấu, tưởng tượng có ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng của các tác phẩm. Về nghệ thuật, các truyện

đường rừng giai đoạn này đã có những bước tiến mới mang tính cách tân trong

tả cảnh, tả người so với các tác phẩm truyện thời trước đó. Từ những giá trị hiện thực và thẩm mỹ mà các tác phẩm thời này đem lại, có thể khẳng định rằng,

truyện đường rừng trước năm 1945 là một thành tựu đáng kể trong lịch sử văn

học, tạo đà và điểm tựa cho sự phát triển của truyện về đề tài dân tộc và miền núi thời kỳ sau này.

2.2.2. Sự thay đổi về nội dung và khuynh hướng phản ánh của văn xuôi giai đoạn 1945 - 1975 giai đoạn 1945 - 1975

Trong lịch sử văn học dân tộc, quá trình 30 năm phát triển của văn học cách mạng (1945 - 1975) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ðây chính là giai đoạn mở đầu, đắp nền cho văn học mới - văn học cách mạng, vừa là bước chuyển tiếp lịch sử ghi nhận nhiều thay đổi triệt để và sâu sắc, từ quan niệm nghệ thuật cho tới thực tế sáng tác. Vượt qua những thử thách khắc nghiệt của hoàn cảnh chiến tranh, văn học Việt Nam 1945 - 1975 đã khẳng định sự tồn tại và phát triển với tầm vóc xứng đáng.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công là “cuộc tái sinh mầu nhiệm” đã mở ra bước ngoặt lớn cho quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta. Đồng thời nó cũng là động lực để tạo nên một cuộc cách mạng trong văn học nói chung, văn xuôi nói riêng. Đó là sự thay đổi của một cách nhìn, một cách cảm, một quan niệm sống trong sáng tạo nghệ thuật. Từ năm 1945 trở đi những người cầm bút đã ý thức sâu sắc được trách nhiệm trong các sáng tác của mình là phải phụng sự cho đất nước, các tác phẩm cần tập trung đề cập đến các vấn đề thời sự, liên quan đến vận mệnh dân tộc, tạo dựng và ca ngợi những con người của thời đại đã sống và phục vụ cho tổ quốc. Chính điều đó đã chi phối đến sự thay đổi về nội dung và khuynh hướng phản ánh của văn xuôi Việt Nam trong giai đoạn 1945 - 1975 với một số đặc điểm nổi bật trong đó có 3 đặc điểm cơ bản: Phản ánh, cổ vũ cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc; Chọn quần chúng

cách mạng là nhân vật trung tâm Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

2.2.2.1. Văn xuôi phản ánh, cổ vũ cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc. Như một biến cố vĩ đại của lịch sử dân tộc, sau hơn 80 năm nô lệ, dân tộc Việt Nam giành được độc lập tự do, cả nước được cuốn vào một không khí chính trị sôi nổi với niềm vui của những người lần đầu tiên được làm chủ tương lai, vận mệnh của mình. Không khí ấy thể hiện qua những phong trào như: họp đoàn thể, tập tự vệ, chào cờ đỏ sao vàng, hát Tiến quân ca, Diệt phát xít... Hình ảnh đẹp nhất, được quan tâm nhất trong những năm tháng ấy chính là những người ở chiến khu về, là cán bộ Việt Minh, chiến sĩ vệ quốc. Việc sử dụng ngôn từ chính trị lúc bấy giờ được coi là dấu hiệu đẹp và mọi người đều thích sinh hoạt chính trị, thích nói chính trị, thích gọi nhau là đồng bào, đồng chí với tâm niệm tất cả cùng chung một Tổ quốc, cùng giác ngộ lý tưởng cách mạng và cùng là con người mới của thời đại mới…

Độc lập, tự do vừa giành được chưa bao lâu, giặc Pháp quay trở lại, rồi đế quốc Mỹ cũng kiếm cớ kéo vào, các thế lực phản động lựa theo thời cơ đó cũng nổi lên, cái thế “thù trong giặc ngoài” đặt đất nước ta vào hoàn cảnh “ngàn cân

treo sợi tóc”. Nhưng cũng chính trong thời khắc ấy, tinh thần yêu nước, lòng tự

hào, tự tôn dân tộc của triệu triệu người Việt Nam bị chạm mạnh và không khó để lý giải vì sao cả dân tộc đã “nhất tề đứng lên”, bền gan, đồng tâm đánh giặc, sẵn sàng tự tay mình đốt nhà, phá ngõ để “vườn không nhà trống”. Thanh niên tình nguyện vào bộ đội, sẵn sàng chịu mọi gian khổ thiếu thốn, sẵn sàng hi sinh cả tính mạng. Lợi ích Tổ quốc đặt lên cao hơn tất cả, đó vấn đề chủ quyền, là chế độ mới cần giữ vững, mọi lợi ích khác đều tạm thời phải xếp lại phía sau, thậm chí phải hi sinh, trong đó có lợi ích của văn chương nghệ thuật. Đường lối văn nghệ mà Đảng ta chỉ đạo khi ấy là phải đứng trên lập trường kháng chiến, phải tuyên truyền chính trị, cổ vũ chiến đấu và đa phần các nhà văn đã ủng hộ điều

đó. Họ sẵn sàng nhập cuộc với tinh thần tự nguyện, tự giác của người chiến sĩ, đặt nghĩa vụ công dân lên vị trí cao cả nhất, thiêng liêng nhất.

Đọc những tác phẩm văn học được sáng tác trong giai đoạn từ năm 1945 đến 1975, chúng ta nhận thấy nổi bật lên là tình cảm công dân, tình đồng chí, tình đồng bào, tình quân dân, tình cảm dành cho Đảng, tình cảm với Bác Hồ, với Miền Nam còn trong tay giặc hay miền Bắc xã hội chủ nghĩa... Những tình cảm khác không phải không được nói đến, nhưng đều được nâng lên thành tình cảm chính trị (chẳng hạn nâng tình yêu lên thành tình đồng chí), được phán xét, đánh giá theo tiêu chuẩn chính trị (tình vợ chồng của chị Út Tịch trong tác phẩm

Người mẹ cầm súng của nhà văn Nguyễn Thi), hoặc phải có tác dụng tô đậm

thêm, tình cảm chính trị ở người anh hùng (tác phẩm Hòn Đất của Anh Đức, hay

Sống như Anh của Trần Đình Vân (tức Thái Duy)...). Có thể nói trong giai đoạn

1945 - 1975, các cá nhân trong đời sống cũng như hệ thống nhân vật trong văn xuôi đều được nhìn nhận và đánh giá căn bản ở phẩm chất chính trị. Trước tiên họ được xác định là người của ta hay địch, là bạn hay là thù? Nếu là ta thì trình độ giác ngộ chính trị đến mức nào? Người anh hùng hay con người mới có nghĩa là người giác ngộ lý tưởng chính trị cao nhất. Trong truyện ngắn, tiểu thuyết, có một hình tượng trở thành mô típ tương đối phổ biến, đó là nhân vật người cán bộ Cách mạng (nhân vật A Châu trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, nhân vật anh Thế trong Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, nhân vật chị Ba Dương trong Một chuyện chép ở bệnh viện của Bùi Đức Ái...). Đó là nhân vật cần thiết phải có mặt để nâng sự giác ngộ chính trị của các nhân vật khác, nhất là nhân vật người anh hùng lên trình độ cao nhất...

Chính do định hướng tư tưởng của các cây bút đều hướng đến việc phục vụ chính trị nên quá trình vận động phát triển của văn xuôi giai đoạn này hoàn toàn

khớp nhịp với từng bước đi của cách mạng, theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước: ca ngợi Cách mạng và cuộc sống mới (thời kỳ 1945 - 1946); cổ vũ kháng chiến, theo sát từng chiến dịch, biểu dương các chiến công, phục vụ cải cách ruộng đất (thời kỳ 1946 - 1954); ca ngợi thành tựu khôi phục kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (hợp tác hoá nông nghiệp, công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa); phục vụ cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (thời kỳ 1954 - 1965); cổ vũ cao trào chống Mỹ cứu nước của toàn dân tộc (thời kỳ 1964 - 1975). Và đương nhiên khi bước vào “không gian” của những tác phẩm văn xuôi phục vụ sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc trong những năm tháng hào hùng của dân tộc, ta sẽ gặp được nhân vật trung tâm là người chiến sĩ trên mặt trận vũ trang và những lực lượng trực tiếp phục vụ chiến trường: bộ đội, giải phóng quân, dân quân du kích, dân công, giao liên, thanh niên xung phong… Chính họ là những con người đứng ở vị trí mũi nhọn nóng bỏng nhất của cuộc chiến đấu vì lợi ích chính trị thiêng liêng của Tổ quốc: độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội.

2.2.2.2. Quần chúng cách mạng là nhân vật trung tâm

Cách mạng tháng Tám đã giải phóng dân tộc, đồng thời cũng giải phóng cho văn học khỏi những trói buộc của quan niệm cũ. Tính dân chủ được nâng cao, văn học không còn là sở hữu riêng của một lớp người mà thành giá trị chung cho tất cả mọi người. Quan niệm nghệ thuật tiến bộ được khẳng định, đưa văn học trở về với ngọn nguồn đích thực là đời sống rộng lớn của nhân dân, hứa hẹn

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) ruyện viết về đề tài dân tộc và miền núi giai đoạn 1945 - 1975 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)