Thiên nhiên hòa cảm cùng cuộc sống, sinh hoạt, chiến đấu của con người

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) ruyện viết về đề tài dân tộc và miền núi giai đoạn 1945 - 1975 (Trang 104 - 124)

Chƣơng 1 : Tổng quan tình hình nghiên cứu

3.2. Thế giới thiên nhiên vùng cao

3.2.2. Thiên nhiên hòa cảm cùng cuộc sống, sinh hoạt, chiến đấu của con người

con người

Trong văn học từ xưa đến nay, mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên luôn được các cây bút sáng tác quan tâm đặc biệt mà gần gũi nhất đối với văn hóa, con người Phương Đông đó là luận thuyết của Nho giáo về sự hài hòa giữa “tam tài”: thiên - địa - nhân. Đặc điểm này in dấu khá đậm nét trong văn học trung đại Việt Nam và đến thời hiện đại thì nó được thể hiện rất rõ ở mảng các tác phẩm văn học về đề tài dân tộc và miền núi đặc biệt là ở thể loại truyện.

Nhắc đến đề tài dân tộc và miền núi là nói đến con người giữa lòng thiên nhiên. Trong văn xuôi hiện đại về mảng đề tài này, mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên đã vượt thoát khỏi những khuôn mẫu cứng nhắc của văn học trung đại, trở nên linh hoạt, sinh động và gắn bó gần gũi hơn với đời sống thường nhật. Thiên nhiên vừa là môi trường sinh thái bao bọc, cung cấp những cơ sở thiết yếu nhất để con người tồn tại đồng thời đó cũng là bầu bạn tâm giao với con người. Sợi dây quan hệ hữu cơ đó luôn mang tính hai chiều, biện chứng, bền vững và nó như một thuộc tính tất yếu của văn xuôi nói chung, truyện về đề tài dân tộc và miền núi nói riêng. Thiên nhiên, tự nhiên thường được mượn để đối sánh, qua đó

mà nói chuyện của con người. Không phải ngẫu nhiên mà ở Truyện Tây Bắc nhà văn Tô Hoài đã mượn hình ảnh trái núi để ví với nỗi khổ nhục đè nặng lên số phận của những người phụ nữ miền núi từ lúc sinh ra cho đến lớn, từ trẻ cho đến già, từ kiếp này sang kiếp khác. Và trong sự thậm khổ của duyên kiếp, người phụ nữ dân tộc vùng cao phía Bắc như Mỵ trong Vợ chồng A Phủ cũng đã mượn một hình ảnh của tự nhiên để ví với mình: “... lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa” đến nỗi từ trong cái buồng kín mít, trông qua ô cửa sổ con con, người phụ nữ ấy “lúc nào cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng...”. Và bao trùm lên trên hết, trong thiên nhiên và cả đời sống của con người vùng cao nói chung, người phụ nữ nói riêng là một âm hưởng trầm buồn. Buồn man mác, se sắt là không khí chung của thế giới nghệ thuật Tô Hoài ở Truyện Tây Bắc. Nó gợi lên từ số phận nhân vật và ẩn trong chất thơ, chất họa, nhạc tính của câu văn, ngay cả khi nội dung được đề cập không phải chuyện buồn: “Những nương lúa âm thầm cứ dần dần vàng hoe rồi đỏ ngọt trong khe sâu...” (Cứu đất cứu

mường), “Vẫn như lúc nãy, vợ đi trước, thổi sáo. Chồng đằng sau hát theo.

Tiếng hát ú dài, mênh mông trong đồi tranh” (Vợ chồng A Phủ)… Ngay cả bức tranh về một buổi sáng mùa đông với “... rét ngọt. Hơi núi ngùn ngụt thở xuống cánh đồng, đọng trên đầu người đi, trên mái nhà, trong các làng người Thái. Có khi ở trong làng mà hàng tháng mịt mù, nhà nọ không thấy nhà kia...” [27, tr.109]cũng phần nào thể hiện được sự tù túng, bế tắc như số kiếp của những con người nhỏ bé dưới ách cai trị của bọn phìa, tạo, tri châu...

Ở một khía cạnh khác, qua bút pháp ẩn dụ tài ba của tác giả Nguyễn Trung Thành, bức tranh thiên nhiên hùng vĩ của đại ngàn Tây Nguyên lại trở thành biểu tượng cho sức mạnh, ý chí của buôn làng Xô Man trong cuộc đối đầu sống còn với kẻ thù xâm lược. Thiên nhiên trong Rừng xà nu thấm đẫm một cảm hứng sử

thi và chất thơ hào hùng thể hiện qua từng trang truyện viết về cây xà nu, rừng xà nu. Mở đầu và kết thúc của truyện vẫn là rừng xà nu “nối tiếp nhau chạy đến

chân trời”. Hình ảnh ấn tượng, in khắc vào trí nhớ của người đọc là rừng cây xà

nu ngút ngàn, hiên ngang trước nắng trước gió. Nhà văn đã rất thành công khi chọn cây xà nu, một loại cây mang đậm dấu ấn Tây Nguyên để làm nổi bật vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ của thiên nhiên, núi rừng Tây Nguyên trong kháng chiến. Câu chuyện mà nhà văn kể càng trở nên có sức hấp dẫn thông qua cái cách mà ông đưa người đọc tiếp cận với một cảm giác mới lạ về một hương vị dậy lên từ rừng núi, thiên nhiên chốn cao nguyên bazan đất đỏ. Rừng xà nu chịu nhiều đau thương mất mát nhưng cây xà nu vẫn vươn lên với sức sống mãnh liệt. Đó chính là bức tranh thiên nhiên toàn cảnh về cuộc chiến tranh nhân dân rộng lớn và hào hùng của dân tộc ta trong những năm kháng chiến. Cây xà nu, rừng xà nu là biểu tượng cho con người ở Tây Nguyên: “Một cây ngã cả rừng cây lại mọc/ Người tiếp người đã mấy vạn mùa xuân” (Nguyễn Trung Thành). Hình tượng rừng xà nu chứa đựng tinh thần quả cảm, một sự kiêu hãnh của vị trí đứng đầu trong bão táp chiến tranh. Hình tượng cánh rừng xà nu “ưỡn tấm ngực lớn ra che chở cho làng” gợi ra bức tranh thiên nhiên hoành tráng chứa đựng nguồn cảm hứng sử thi dồi dào. Cái hay của truyện chính là ở chỗ nhà văn đã miêu tả rừng xà nu như một sinh thể có hồn, hòa nhập với tinh thần bất khuất của con người Tây Nguyên nói chung và làng Xô Man nói riêng. Cũng tương tự như hình ảnh cây xà nu, hình ảnh con suối Thi Om được nhà văn Nguyên Ngọc nhắc đi nhắc lại trong

Đất nước đứng lên giống như một chứng nhân cho lớp lớp thăng trầm, biến cải

của lịch sử buôn làng, gắn cùng truyền thuyết về lưỡi gươm ông Tú, là biểu tượng của lòng dân Tây Nguyên hòa vào dòng chảy chung của con sông nước Việt. Như một quan niệm nghệ thuật xuyên suốt trong các sáng tác của mình,

nhà văn Nguyên Ngọc bao giờ cũng lựa chọn, đặt những hình tượng thiên nhiên kỳ vĩ sóng đôi, đối sánh để làm nổi bật lên phẩm chất anh hùng, bất khuất của nhân vật chính - con người của thời đại văn học sử thi. Đó là khi nhà văn đặt con người ngang với tầm vóc lớn lao của tự nhiên: ngực cụ Mết “căng như một cây xà nu lớn” rồi “...Trên tấm lưng chưa rộng bằng bề ngang cái xà lét...” của Tnú “ứa một giọt máu đậm, từ sáng đến chiều thì đặc quện lại, tím thẫm như nhựa xà nu” (Rừng xà nu) hay cụ Xớt “cả người quắc thước như một ngọn núi đá”

(Người dũng sĩ dưới chân núi Chư Pông) hoặc cây xà nu “đổ ào ào như một

trận bão”, “ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời” (Rừng xà nu). Những hình ảnh của tự nhiên khi được tác giả sử dụng để so sánh thường mang tính cường điệu để diễn tả sự phi thường: đôi mắt căm thù của Tnú “bây giờ là hai cục lửa lớn” (Rừng xà nu); ý chí của Kpa Kơ Lơng quyết liệt đến mức “dù phải san bằng ngọn núi Chư Pông, phải tát cạn con sông Ia Mơ nó cũng làm”

(Người dũng sĩ dưới chân núi Chư Pông)...

Bên cạnh việc lựa chọn những hình ảnh thiên nhiên đặt làm đối sánh, biểu tượng cho cho con người, chúng ta còn bắt gặp trong các truyện về đề tài dân tộc và miền núi giai đoạn 1945 - 1975 một thế giới thiên nhiên vùng cao hòa cảm cùng với con người kháng chiến. Cả ngàn đời nay, cứ thế hệ nọ tiếp thế hệ kia sống giữa thiên nhiên, chịu sự chi phối sâu sắc của tín niệm “vạn vật hữu linh”, nên đồng bào các dân tộc vùng cao luôn tin rằng, con người có linh hồn và vạn vật xung quanh cũng vậy: “Những đêm mưa to gió lớn, đốt lửa ngồi trong nhà rông, bok Sung thường kể cho con cháu nghe những câu chuyện về núi, rừng, trời, đất, sông, nước. Tất cả những thứ đó, bok Sung kể, không phải là vô tri vô giác đâu. (…) Gió thì như anh chàng suốt lúa ăn no rồi cầm ná đi săn trong núi, khi thì chạy mau khi thì đi rón rén, rình mò từng gốc cây, nói thì thầm, sợ con

thú rừng nghe nó chạy mất. Đá thì lười biếng, quanh năm nằm ì một chỗ, không muốn đi đâu...” (Đất nước đứng lên). Dường như hơn lúc nào hết, khi Tổ quốc phải gồng mình chống ngoại xâm, mọi sức mạnh đều dồn vào cuộc kháng chiến thì sự hòa quyện của thiên nhiên với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc, Tây Nguyên càng được thể hiện rõ nét. Dưới họng súng tàn ác của kẻ thù, thiên nhiên cũng như con người vùng cao đều phải chịu những mất mát, hy sinh: “…Cây hoa mai trắng tinh trên sườn núi ở Phàng Chải kia chỉ biết đứng yên. Nó như cái cây mặc quần áo trắng tang để chở bố mẹ. Cánh hoa là nước mắt, nước mắt bảo người sống báo thù cho nó...” [27, tr.203]. Nhưng những mất mát ấy được nhắc đến không phải để người ta khiếp sợ mà nó càng bồi đắp thêm ý chí căm hờn để sự gắn kết giữa tự nhiên và con người trong cuộc kháng chiến ngày càng bền chặt. Với tinh thần “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”, mỗi viên đá, thân cây, khe suối... đều có thể trở thành vũ khí cản bước quân thù. Đó là rừng xà nu ở Tây Nguyên không khuất phục dưới làn đạn đại bác vẫn “vượt lên rất nhanh” để “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng” Xô Man đánh giặc; là những viên đá mài từ núi Ngọc Linh được Tnú đem về để “đêm đêm, làng Xô Man thức, mài vũ khí”; là những bó đuốc xà nu cùng đống lửa xà nu soi rõ “xác mười tên giặc ngổn ngang”... trong truyện của Nguyễn Trung Thành. Đó là thiên nhiên Tây Bắc trong Cứu đất cứu mường với những “cái bẫy đá treo bí mật giữa dốc vào lũng” cùng “hai loạt đá tảng chằng thừng để tựa vách núi” và “mấy chục lớp chông thuốc độc” dưới khe luôn sẵn sàng chờ đón kẻ thù. Là bức tranh kiêu hùng của núi Cứu Quốc thông qua đó giúp người đọc phần nào hình dung được về ý chí, sức mạnh của những trung đội du kích: “...Bên kia, đồi cỏ gianh lô xô. Sau lưng, triền núi Cứu Quốc vươn lên như một cánh tay áo xanh bát ngát. Giữa bãi cỏ, ba trung đội du kích đứng dưới cột cờ...” [28, tr.255]. Đây là bức tranh

của một bản làng nằm sát với vùng giặc tạm chiếm: “... Hết núi, xuống đồng, men theo những bờ ruộng, lúa nặng trĩu lả hai bên chân... Mặt trời rọi chếch cổ, gáy. Chỉ có mặt trời với lúa rực rỡ. Không thấy ở đâu có con trâu, có khói thổi cơm chiều, có bó củi dựng chân thang. Ở đây gần giặc lắm, làng mạc đã vào núi, vào lũng, vẫn không bỏ một tấc ruộng...”[28, tr.269]. Và dù phải cùng với bà con các bản trải qua những cái Tết vội vàng vì “...Tết Nguyên đán ấy cũng không có gì. Đất lũng đá nhiều hơn màu. Mới mùng hai đã phải đi đốt nương tra ngô, lúa mộ...” [28, tr.276] nhưng thiên nhiên vẫn thủy chung cùng với con người đánh giặc, làm công tác binh vận: “... Ven sông Kỳ Cùng, dọc đường cái có nhiều vườn lê các làng tản cư đã bỏ hoang. Vườn lê đầy quả. Không có người về hái. Chỉ có con sóc, con chuột, con cheo cheo, bọn ngụy binh, bọn Pháp đến ăn trộm. Trên những quả lê thường có truyền đơn, khăn mặt buộc, mấy câu lượm, một phong thư...” [28, tr.278]. Sát cánh cùng với con người trong cuộc kháng chiến, đánh đuổi kẻ thù để rồi sau ngày chiến thắng, thiên nhiên vùng cao lại trở về với vẻ đẹp mang tính chất cố hữu của nó: “Cánh đồng Mường Giơn, nắng chiều vừa hẩng lại một chút, người đông vui và ấm hẳn lên… Bóng nước suối chảy lấp lánh bọc quanh ruộng ven rừng...” [27, tr 202]. Có lẽ hơn ai hết, thế hệ những nhà văn đã từng gắn bó máu thịt với đất và người vùng cao kháng chiến như Nguyên Ngọc, Nguyễn Tuân, Tô Hoài... đều thấm thía về cái giá mà thiên nhiên và đồng bào phải đánh đổi, hy sinh để có được một cuộc sống yên bình, làm chủ. Thế nên chúng ta có thể cảm nhận được niềm vui, sự hạnh phúc của cả núi rừng Tây Bắc, Đông Bắc sau thắng lợi của chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950: “...Đoàn xe bon bon vào phố tỉnh buổi chiều ngày hội chiến thắng. Xe cứ chạy, mỗi lúc xung quanh càng trào lên, reo lên, những người, những cờ. Và đèn điện khắp nơi vừa bật, như sao trên trời nhảy xuống múa lấp lánh trong cây...

Bao nhiêu hy vọng, mỗi người một hy vọng khác nhau mà lại giống nhau trong cái tưng bừng chung của đất nước, quê hương giải phóng...” [28, tr.292]. Giữa không khí rạo rực của ngày khải hoàn ca, thiên nhiên vẫn không quên gợi nhắc cho con người nhớ lại những tháng ngày khổ ải đã qua, để từ đó có thêm sức mạnh xây dựng, kiến thiết hiện tại và tương lai: “... Bấy giờ nắng đã xế hẳn, nắng chiều hắt ngược lên những chỏm đồi. Những đồn Tây cũ trên các chỏm đồi quanh cánh đồng Mường Giơn, vết đất đào còn đỏ sẫm đen như những vết máu khô còn đọng lại, như nhắc người ta những cái khổ hại đã qua, những chuyện yên vui đương tới...” [27, tr.205].

Trong chiến đấu, núi rừng đã sát cánh bên con người, còn trong sự nghiệp xây dựng cuộc sống mới, cũng chính thiên nhiên là nguồn cảm hứng, là động lực để thôi thúc con người vùng cao cống hiến. Những năm 60, khi đất nước vừa trong âm hưởng ngọt ngào của buổi đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa trong hào khí chống Mỹ, các nhà văn như Nguyễn Khải, Nguyễn Thành Long, Hoàng Hạc, Lò Văn Sĩ, Tô Hoài... đã kịp thời đưa vào bức tranh chung của dân tộc những nét sống thật mới và cảm động của vùng cao. Với Tô Hoài, ông ghi nhận trước hết hình ảnh những con đường. Con đường - đó chính là dấu hiệu, là biểu trưng cho các đổi thay nơi vùng cao. Vốn là một cây bút sở trường về tả cảnh rừng núi, sông suối, đất trời, những phiên chợ... giờ đây ông dùng ngôn ngữ để “vẽ” về những con đường: “Giữa màu đen rừng núi, vào đâu cũng có lối đi. Phía tay trái, cao chất ngất triền núi Vằn Chải như hàng đàn voi lổm ngổm trên lưng trời. Thế mà trong màu xanh biếc đá lẫn rừng và trời, là xóm Đăng Vai, xóm Phìn Chải, xóm Sủng Khứa; là đường tắt từ Hố Quáng Phìn qua, rồi cứ chi chít xẻ ngang xẻ dọc đi mãi, đi nữa, không bao giờ ngừng. Ôi, những con đường. Những con đường thật đặc biệt, những con đường không bao giờ chịu trôi đi như

muôn thuở...” [29, tr.310] ... Nếu những con đường trong trang viết của Tô Hoài được miêu tả bằng đường nét cụ thể, “hiện hình” chi tiết trên những địa danh thì con đường trong Mùa lạc của Nguyễn Khải lại trừu tượng, hằn vào nhận thức của độc giả như một triết lý sống: “...ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới...” hay “... chỉ những lúc gặp khó khăn mới thấy hết được sức mạnh của nó và sự hy sinh hồn nhiên, giản dị cho lý tưởng của mình, cho những người khác cùng đi với mình trên một con đường...”. Có thể nói, thiên nhiên sinh động cùng với cuộc sống đầy màu sắc, âm thanh và cả hương vị trong một số tác phẩmđã hòa quyện cùng nhau để tạo nên một bức tranh đặc trưng, tiêu biểu cho công cuộc tái thiết, xây dựng đất nước ở vùng cao phía Bắc ngay sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Ở đó có “Bãi trồng lạc ở cánh đồng phía tây Hồng Cúm trải ra từ chân khu nhà ở của đội sản xuất số “6” mênh mông cho mãi tới giáp rừng. Giữa cái màu xanh lặng lẽ của lá lạc, lá cỏ nghệ và rút đồng, nổi lên một điểm vàng sẫm của mấy mảng gianh và lá cót đan lẫn lên nhau. Đấy là nơi sinh động của toàn bãi: tiếng chân đạp trên bàn gỗ rình rịch, tiếng vòng trục quay ù ù của ba cái máy tuốt lạc, tiếng bàn cào rê lạo xạo trên mình vỏ lạc thu gọn lại ở

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) ruyện viết về đề tài dân tộc và miền núi giai đoạn 1945 - 1975 (Trang 104 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)