Xã hội vùng cao mới với những con người mới

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) ruyện viết về đề tài dân tộc và miền núi giai đoạn 1945 - 1975 (Trang 92 - 97)

Chƣơng 1 : Tổng quan tình hình nghiên cứu

3.1. Thế giới hình tượng nhân vật

3.1.2.2. Xã hội vùng cao mới với những con người mới

Dưới ánh sáng của Đảng, đi theo con đường cách mạng lựa chọn, đồng bào các dân tộc vùng cao nước ta bắt đầu từ những năm 50 của thế kỷ XX đã cùng nhau bước vào giai đoạn dựng xây cuộc sống mới, với những ước mơ và khát vọng có cơ sở vững chắc để trở thành hiện thực. Bộ mặt xã hội vùng cao mới dần được hình thành, những con người lao động đã từng một thời sống kiếp “ngựa người”, tưởng chừng như cả cuộc đời không thể ngẩng đầu lên nay được đặt vào vị trí người làm chủ vận mệnh, tương lai của mình. Những hình tượng con người vùng cao mới trong bức tranh cuộc sống mới hiện lên trong các truyện khá sinh động và mang nhiều ý nghĩa. Đó là hình tượng người Bí thư Đảng ủy xã tên Cắm kiêm vai trò bưu tá của xã trong Rẻo cao của Nguyên Ngọc: “Cắm đi ngày đi đêm, vai đeo súng, báo cuộn tròn trong ống nứa đeo lưng. Mưa hay nắng, hay gió bão, báo Đảng cũng không dừng lại một ngày nào, một đêm nào, một giờ nào trên những sườn núi Mèo cheo leo, hiểm trở và ẩn hiện trong mây này...”. Điều đặc biệt nhất ở ông lão Cắm đó là nhân vật này bước vào tác phẩm từ một nguyên mẫu có thực được nhà văn Nguyên Ngọc tâm đắc. Ông lão người Mông tên Cắm ấy bỏ nhà đi hoạt động cách mạng, mải việc nước đến quên cả lấy vợ. Về già, không còn đủ sức đi nữa thì ông về quê, “làm cách mạng” ở quê. Công việc của ông là chuyển thư từ, báo Đảng xuống các làng bản. Ông không biết chữ, nên thằng cháu ruột của ông, một anh chàng bưu tá huyện đã phải đánh dấu cho ông bằng những sợi chỉ xanh, chỉ đỏ. Chỉ xanh là ông Lý A Pù. Chỉ đỏ là ông Ma Văn Keo, xóm Nà Thăn. Thế là ông cắt rừng đi ngay trong đêm. Với chất liệu ngắn ngủi như vậy nếu trong báo chí truyền thông chỉ đủ để viết một cái

tin vắn, nhưng với nhà văn Nguyên Ngọc thì ông đã dựng được thành một truyện ngắn Rẻo cao đặc sắc, hấp dẫn và thấm thía bạn đọc. Sự nối tiếp giữa các thế hệ những người con ở vùng cao chính là động lực, là sức mạnh để xây dựng cuộc sống mới, vươn lên trong tư thế của những người làm chủ tương lai của mình. Người đọc nếu đã một lần tiếp xúc với truyện của Lò Văn Sĩ hẳn sẽ ấn tượng sâu và khó quên hình ảnh của anh thanh niên người Thái tên Muôn làm nhiệm vụ của

Người bán hàng trên Cò Mạ. Hình ảnh của Muôn đẹp từ cử chỉ, lời nói đến

hành động, thái độ ứng xử. Có cảm giác hình như tất cả những tính cách đẹp nhất, đáng ca ngợi nhất của người công dân, người lao động mới trong xã hội mới đều hội tụ nơi Muôn. Anh xả thân trong công việc, nhiệt tình trong sinh hoạt và luôn luôn chỉ nghĩ đến những người xung quanh cùng nhiệm vụ chung đang thực hiện: “... Tôi không sợ cái rét đâu, lần sau thì cứ gọi ngay nhé. Người khỏe chịu rét một tí thì có việc gì đâu... Tiếng Muôn nói, nghe trầm trầm. Tôi thấy anh đang lo lắng cho người mắc bệnh chứ không lo mình mất ngủ...” [67, tr.406].

Ngay từ những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, nhà văn Nông Minh Châu đã xây dựng thành công hình ảnh những người con của vùng dân tộc thiểu số mới có tri thức, một lòng đi theo cách mạng. Truyện ngắn Ché

Mèn được đi họp của ông đã tái hiện sinh động và chân thực hình ảnh của một

sơn nữ người dân tộc luôn có ý thức vươn lên, vượt qua lạc hậu, đói nghèo để tiếp cận với ánh sáng của Đảng, của Bác Hồ. Ché Mèn là một cô gái có ý chí, nên dù mới 18 tuổi, nhưng cô đã dám chống lại các hủ tục mê tín, lạc hậu của đồng bào mình, đưa kiến thức khoa học vào sản xuất góp phần mang lại một vụ lúa bội thu cho dân bản. Với khát vọng mang lại ấm no cho gia đình và làng bản, Ché Mèn đã mạnh dạn thay đổi phương thức sản xuất, nhưng cô đã gặp phải rất nhiều cản trở từ những hủ tục, từ nếp nghĩ và thói quen vốn có từ ngàn đời nay

của người dân miền núi (đó là sự phụ thuộc vào thần linh, vào Giàng…). Ché Mèn đã cùng những thanh niên miền núi trẻ tiến bộ như: Thoại, Nhạn vẫn tích cực xây dựng cuộc sống mới. Qua đó, tác giả đã gửi gắm một thông điệp lạc quan, niềm tin tưởng vào thế hệ trẻ - những người sẽ thay đổi cuộc sống của chính họ và của đồng bào dân tộc vùng cao nơi núi rừng Việt Bắc trong giai đoạn mới của lịch sử. Nhân vật Ché Mèn còn là mẫu hình tiêu biểu cho hình tượng người phụ nữ vùng cao mới biết hướng về phía sáng, biết khẳng định vai trò của mình trong tư cách con người công dân, con người xã hội. Trước Ché Mèn, nhân vật cô Ính trong Mường Giơn của nhà văn Tô Hoài cùng đã tiềm tàng, manh nha những suy nghĩ, quan niệm tiến bộ thông qua việc dũng cảm dong trâu đi bừa như đàn ông mà không sợ các định kiến. Sau tấm gương của Ché Mèn, trong văn xuôi Việt Nam hiện đại về đề tài dân tộc và miền núi đã xuất hiện thêm nhiều những hình tượng người phụ nữ vùng cao trẻ tuổi như cô Mỵ, cô Đàng, Seo Cả... trong các tác phẩm của Sa Phong Ba, Bùi Nguyên Khiết... từ vị trí thấp hèn xưa kia đã lên ngôi, tạo lập cho mình được tư thế, địa vị, sức sống mới trong vai trò những cán bộ quản lý, cán bộ khoa học. Tâm lý tự ti, thu mình, khiếp nhược, cam chịu của những người phụ nữ dân tộc Hà Nhì, H’Mông, Mường, Dao, Tày, Thái, Ê Đê... những ngày xưa cũ đã được các nhà văn miêu tả thay thế bằng sự tự tin, quyết đoán với những ước mơ, hoài bão mới - không phải hướng tới lợi ích cá nhân mà dành cho cộng đồng, làng bản. Những Ché Mèn, Thào My, Thoại, Nhạn... đã không còn cảnh ngồi sau khung cửa sổ tù túng, tối tăm mà ước mơ về một tối xòe sàn, một nương bông... như các nhân vật nữ trước kia mà khát vọng của họ giờ đây là làm sao để quê nhà được ấm no, mọi người đều được học chữ, được hiểu biết rộng như người dưới xuôi...

Trong những năm đầu xây dựng hậu phương lớn miền Bắc để tạo điểm tựa cho tiền tuyến lớn miền Nam, những con người có nhiều tâm huyết với công cuộc kiến thiết nước nhà, xây dựng những vùng đất khó khăn, dám xả thân, hy sinh hạnh phúc cá nhân vì tương lai khi bước vào văn học, họ được gọi bằng một tên chung là con người mới xã hội chủ nghĩa. Họ thường là những trí thức trẻ người Kinh từ miền xuôi ngược ngàn, tâm niệm gắn bó cả cuộc đời với vùng cao, nguyện cống hiến cả tuổi trẻ, trí tuệ, sức lực cho sự nghiệp kiến thiết, xây dựng khu vực dân tộc, miền núi. Minh chứng rõ nét nhất cho điều này, ta có thể kể đến đó là hình ảnh người thanh niên trẻ một mình làm việc trên trạm khí tượng tận đỉnh Yên Sơn ở độ cao 2.600 mét trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long. Có thể nói, khi xây dựng nhân vật này với bút pháp hiện thực kết hợp cùng lãng mạn, nhà văn đã ngầm gửi gắm trong đó thông điệp ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của con người lao động mới đang ngày đêm âm thầm cống hiến cho nhân dân, cho Tổ quốc. Anh thanh niên trông coi trạm khí tượng được giới thiệu qua lời kể của bác lái xe. Bác lái xe gọi anh là người cô độc nhất thế gian vì anh sống một mình trên đỉnh núi, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo. Bạn bè của anh toàn là những vật vô tri : máy đo gió, đo nắng, đo mây, đo nhiệt độ… Tuy sống trong điều kiện thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần nhưng người thanh niên ấy vẫn yêu đời, vẫn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Anh biết làm chủ, biết sắp xếp, lo toan cuộc sống riêng ngăn nắp, ổn định. Anh nuôi gà, trồng hoa, đọc sách. Thỉnh thoảng, anh xuống đường tìm gặp bác lái xe cùng hành khách để trò chuyện và giúp đỡ họ cho vơi bớt nỗi cô đơn. Người thanh niên ấy không những đáng yêu ở cách sống mà còn đáng yêu vì những điều anh suy nghĩ và cảm nhận. Ban đầu, lúc mới lên nhận việc, sống một mình trên đỉnh núi, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo, chưa

quen, thèm người quá, anh đã nghĩ ra kế lăn khúc cây chặn đường xe đi để được gặp người, được nói chuyện trong giây lát. Nhưng đến thời điểm lúc ông họa sỹ già đặt chân đến Yên Sơn thì khi bày tỏ quan niệm thế nào là người cô độc, anh thanh niên lập luận thật sắc sảo: “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”. Anh tâm sự với cô kỹ sư trẻ: "Lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà!”. Sở dĩ anh có cách suy nghĩ và hành động như thế là vì anh yêu mến, tự hào về mảnh đất quê hương: Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ tới chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước. Yêu con người, yêu cuộc sống, quê hương, đam mê công việc… tình cảm ấy đã trở thành sức mạnh, thành điểm tựa để anh thanh niên trông coi trạm khí tượng hăng say làm việc và học tập. Nhân vật anh thanh niên trên trạm khí tượng Yên Sơn chỉ là một trong muôn vạn người trẻ tuổi đang cống hiến hết mình cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhà văn Nguyễn Thành Long dường như đã dồn tình cảm vào ngòi bút để xây dựng nên một hình tượng văn học vừa cụ thể, vừa khái quát, ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc.

Có thể khẳng định rằng, hình tượng những con người lao động mới với suy nghĩ, hành động mới, mang tâm thế chủ động, tích cực xuất hiện trong các truyện về đề tài dân tộc và miền núi giai đoạn 1945 - 1975 đã góp phần quan trọng trong việc dựng lên một bức tranh sinh động, tràn đầy sức sống của vùng cao nước ta trong một giai đoạn lịch sử kiên trung, hào hùng. Chính những nhân vật con người lao động mới với khát vọng xây dựng, vun đắp cuộc sống hạnh phúc trên khu vực dân tộc, vùng cao đã trở thành một trong những chủ đề cơ

bản, xuyên suốt được phản ánh trong văn xuôi về đề tài dân tộc và miền núi nước ta thời kỳ hiện đại nói chung, truyện về mảng đề tài này nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) ruyện viết về đề tài dân tộc và miền núi giai đoạn 1945 - 1975 (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)