Ngôn ngữ trần thuật phong cách hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) ruyện viết về đề tài dân tộc và miền núi giai đoạn 1945 - 1975 (Trang 147 - 152)

Chƣơng 1 : Tổng quan tình hình nghiên cứu

4.3. Ngôn ngữ và giọng điệu

4.3.1. Ngôn ngữ trần thuật phong cách hóa

Để tạo nên được không khí vùng dân tộc, miền núi trong các tác phẩm của mình, bên cạnh các yếu tố như nhân vật, cốt truyện, kết cấu; ngôn ngữ trần thuật là vấn đề mà các nhà văn quan tâm hàng đầu. Đọc các truyện về đề tài dân tộc và miền núi giai đoạn 1945 - 1975, chúng ta nhận thấy, mỗi nhà văn đều có cách lí giải cuộc sống từ một góc nhìn riêng, với những cách xử lí ngôn ngữ riêng. Hầu như toàn bộ các truyện đều đã đạt đến được một mức thành công nhất định trên nhiều phương diện, trong đó không thể không kể đến ngôn ngữ trần thuật. Ngôn ngữ trần thuật là nơi bộc lộ rõ ý thức sử dụng ngôn ngữ có chủ ý của nhà văn.

Nói về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong các truyện ngắn về đề tài dân tộc và miền núi, nhà văn Cao Duy Sơn, người được trao Giải thưởng Văn học ASEAN năm 2009 đã phát biểu: “Muốn viết về đề tài miền núi thì phải bắt đầu từ sự hiểu biết, hay nói cách khác là “thuộc” văn hoá. Sở dĩ các nhà văn như Tô

Hoài, Nguyên Ngọc, Ma Văn Kháng, Trung Trung Đỉnh thành công ở mảng đề tài miền núi là do họ nắm được vốn văn hoá các dân tộc thiểu số mà họ định hướng ngòi bút đến. Đơn cử một ví dụ, người Tày chúng tôi chỉ có một từ “ăn”. Uống nước cũng gọi là “ăn nước”, uống rượu gọi là “ăn rượu”... nhưng đó là cuộc sống, còn khi thể hiện vào văn học, thì người dân tộc thiểu số đòi hỏi một sự bình đẳng về ngôn ngữ thể hiện văn hoá của họ được tôn trọng. Trong cuộc sống, người ta có thể nói “cái mày, cái tao”... là do vốn tiếng Kinh của họ quá ít để có thể diễn đạt sự giao tiếp, nhưng nếu nhà văn coi đó là “văn hoá của người dân tộc” để đưa những “cái mày, cái tao” vào sáng tác... thì lại là một sự miệt thị. Với những người hiểu sâu về văn hoá các dân tộc, họ sẽ biết cách “mã hoá” ngôn ngữ giao tiếp trong cuộc sống của người dân tộc thành ngôn ngữ hiện nay của văn chương - đó mới chính là bản chất sâu thẳm mà rất ít người hiện nay làm được. Bản thân tôi, một người con của miền núi, vậy mà cũng chỉ dám nhận là đang trong quá trình tích luỹ, khám phá để “mã hoá” những vỉa tầng văn hoá nguyên bản, hồn nhiên của người dân tộc đưa vào những trang văn” (Nhà văn Cao Duy Sơn: Cả đời tôi chỉ theo đuổi đề tài về người miền núi). Quả thực những truyện về đề tài dân tộc và miền núi giai đoạn 1945 - 1975 đã sử dụng khá thành công hình thức ngôn ngữ trần thuật giàu tính khẩu ngữ. Tất cả những suy nghĩ, thái độ, tình cảm của con người vùng cao đều được thể hiện qua các phương thức biểu đạt rất sinh động, qua cách sử dụng khẩu ngữ, từ địa phương, tiếng dân tộc, câu rút gọn... Đây là một đoạn đối thoại giữa nhân vật Tnú với bà con trong làng Xô Man buổi chiều tối trước khi nghe cụ Mết kể chuyện trong

Rừng Xà nu của Nguyễn Trung Thành:

“... Đến làng, mặt trời chưa tắt. Thằng bé Heng tháo cây súng chống xuống đất gọi to:

- Người già ơi, có khách đấy?

Ở mỗi cửa nhà ló ra bốn, năm cái đầu ngơ ngác. Những cặp mắt tròn xoe, rồi những tiếng ré lên và những tiếng reo:

- Giàng ơi!... Tnú! Anh Tnú, thằng Tnú! Nó về rồi,... mày về rồi tật đó, hả Tnú!

Có những người không kịp bước xuống thang, nhảy phốc một cái từ trên sàn nhà xuống đất. Những bà già - Trời ơi bà cụ Leng vẫn còn sống kia à! - Vừa lụm cụm bò xuống thang từng bậc, từng bậc, vừa chửi:

- Con cháu! Ma bắt mày, thằng quỷ!... Mày không chờ tau chết rồi hãy về một

thể có được không!

... Còn ông già Mết đâu rồi! Tnú định hỏi:

- Cụ Mết đâu?

Một bàn tay nặng chịch nắm chặt lấy vai anh như một cái kìm sắt... Ông cụ đẩy Tnú ra một bước, nhìn anh từ đầu đến chân, rồi phá lên cười:

- Hà hà!... Đeo cả tôm-xông về à!...Anh lực lượng!... Được!”.

Trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, chúng ta lại như cảm nhận được những ẩn ức dồn nén và cả những mâu thuẫn về giai cấp giữa một bên là thế lực thống trị còn bên kia là những thân phận gia nô, hầu hạ trong đoạn đối thoại giữa A Phủ với Thống lý Pá Tra:

“...Về đến nhà, A Phủ lẳng vai ném nửa con bò xuống gốc đào trước cửa. Pá Tra bước ra hỏi:

- Mất mấy con bò?

A Phủ trả lời tự nhiên:

- Tôi về lấy súng. Thế nào cũng bắn được. Con hổ này to lắm.

Pá Tra hất tay, nói:

Rồi Pá Tra quay lại, bảo A Phủ:

- Mày ra ngoài kia, lấy vào đây một cái cọc, một cuộn dây mây. Tao trói mày

chỗ kia. Bao giờ chúng nó bắn được con hổ về thì mày khỏi phải chết. Nếu không bắn được con hổ về thì tao cho mày đứng chết ở đấy.

A Phủ cãi:

- Tôi được con hổ ấy còn nhiều tiền hơn con bò.

Pá Tra cười:

- Lấy cọc dây mây vào đây!”.

Thông qua những lời thoại ngắn gọn nhưng đầy đủ thông tin này, chúng ta cảm nhận, hình dung được về bản chất, tính cách của từng nhân vật cụ thể. Với ngôn ngữ đối thoại trong các tác phẩm này, dường như các tác giả rất ít phải dụng công về câu chữ nhưng lại khéo léo trong cách sắp xếp chúng đúng văn cảnh, trình tự để tạo ra sự tự nhiên trong lời nhân vật. Phong cách ngôn ngữ đối thoại đã góp phần làm nổi bật lên chân dung, tính cách của những con người vùng cao ở những thời điểm khác nhau với những địa vị xã hội khác nhau. Chúng tôi muốn dẫn ra ở đây thêm một ý kiến của nhà văn Cao Duy Sơn: “Ngay từ khi tôi viết tác phẩm đầu tiên cho đến bây giờ đều mang hơi thở của miền núi rất rõ ràng. Bản thân tôi khi viết tác phẩm là một phần của máu thịt mình, cho nên khi mình tư duy và viết là tư duy của một người con dân tộc và miền núi. Điều đó mang lại cho tôi những thuận lợi, song có khó khăn là khi sử dụng ngôn ngữ của người Kinh, ngôn ngữ phổ thông để chuyển tải thành ngôn ngữ văn học hiện nay thì tác phẩm phải có sự chuyển dịch thật là chính xác. Tôi muốn nói ngôn ngữ đó phải đậm đà tâm hồn của một người dân tộc miền núi...”. Còn tác giả Trường Lưu trên Báo Văn nghệ số 5 năm 1964 trong bài viết Đọc lại Đất

nói đến đời sống tâm hồn của dân tộc. Sử dụng ngôn ngữ thể hiện cho được bản sắc tâm hồn dân tộc là một việc đòi hỏi nhiều công phu...”.

Hoàn cảnh cư trú và thói quen sinh hoạt lao động đã tạo nên nếp nghĩ, cách cảm và cách nói riêng của đồng bào miền núi, thể hiện qua những từ ngữ mang tính địa phương và tính cộng đồng dân tộc. Đặc điểm này được thể hiện nổi bật nhất, rõ nhất trong truyện của các nhà văn là người dân tộc vùng cao. Dù họ có sáng tác bằng tiếng Việt, nhưng bao giờ cũng xuất phát từ tư duy dân tộc mình, từ tầng sâu văn hóa của cộng đồng mình. Bởi vì đụng đến tư duy, đến ngôn từ chính là đụng đến lớp trầm tích văn hóa của dân tộc ấy. Nên không có được nội lực, tầng sâu văn hóa của dân tộc thiểu số thì không thể có được tư duy của người dân tộc thiểu số. Ngôn ngữ dân tộc có nhiều từ, ngữ không trùng khớp với từ, ngữ tiếng Kinh nên người viết phải tìm cho được những từ ngữ tiếng Kinh sát đúng với nội dung ngôn ngữ dân tộc. Trong trường hợp, không có tiếng Kinh nào thể hiện sát đúng những từ ngữ, những câu văn, cách nói mang bản sắc dân tộc, các nhà văn đều có những cách viết khác nhau. Phần lớn họ đều chọn những từ, ngữ tương đương với tiếng Kinh. Còn một số họ dùng ngay tiếng dân tộc với mức độ nhiều ít theo nhận thức của từng người. Chúng tôi muốn dẫn ra ở đây trường hợp của nhà văn Y Điêng. Văn của Y Điêng chậm rãi điềm tĩnh, “hiền quá” (từ của Y Điêng) để viết về con người của dân tộc mình “hiền hoà và dũng cảm” (lời của Y Điêng). Chính vì vậy, bản sắc dân tộc trong tác phẩm của ông thể hiện rõ nhất trong cách kể của tác giả và cách nói của nhân vật. Đặc biệt là những từ ngữ riêng, độc đáo của người Ê Đê mà tác giả thể hiện: “Mỗi khi mặt trời thôi ngủ, lũ làng trở dậy cả thì người đi lại trong buôn Phiên nhi nhúc như bầy kiến đi xây tổ, đàn ong đi kiếm hoa...”; “Mỗi khi thấy cha nhìn mình bằng con mắt đỏ ngầu, nói với mình bằng lời đau cả tai. Hơ-Yéc rất buồn. Nhưng Hơ-

Yéc vẫn không giận cha. Hơ-Yéc hiểu ra rồi. Cô chỉ thấy thương cha thôi...”

(Ông già Kơ Rao). Có thể nói, thông qua việc sử dụng ngôn ngữ mang sắc thái

địa phương, các nhà văn đã làm nổi bật được những nét phong tục, tập quán đặc trưng từ đó thể hiện tính cách hồn nhiên, bộc trực của đồng bào các dân tộc vùng cao ở Việt Nam.

Chính cách sử dụng ngôn ngữ trần thuật mang âm hưởng tiếng dân tộc một cách hợp lý, trong một vài những trường hợp cần thiết cũng là một nghệ thuật “lạ hóa” ngôn ngữ nhằm thu hút bạn đọc của nhà văn. Việc sử dụng ngôn ngữ giàu tính khẩu ngữ, mang sắc thái địa phương và tiếng dân tộc trong các truyện ngắn của Y Điêng, Hoàng Hạc, Lò Văn Sỹ, Nguyên Ngọc, Tô Hoài... đã khắc họa được một cách sống động về những suy nghĩ, cử chỉ, tính cách của đồng bào vùng cao, khác biệt hẳn với nhân vật trong các truyện ngắn viết về thành thị. Chính nghệ thuật sử dụng ngôn từ bình dị nhưng độc đáo này đã đóng góp một phần không nhỏ trong các truyện ngắn để tạo nên bức tranh riêng về cuộc sống của con người chốn non ngàn Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên trong những năm tháng cả dân tộc cùng bền gan kháng chiến, kiến quốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) ruyện viết về đề tài dân tộc và miền núi giai đoạn 1945 - 1975 (Trang 147 - 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)