Nghệ thuật miêu tả

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) ruyện viết về đề tài dân tộc và miền núi giai đoạn 1945 - 1975 (Trang 124)

Chƣơng 1 : Tổng quan tình hình nghiên cứu

4.1. Nghệ thuật miêu tả

4.1.1. Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên vùng cao

Các tác phẩm truyện về đề tài dân tộc và miền núi trong giai đoạn 1945 - 1975 đã được các nhà văn dụng công bằng nghệ thuật miêu tả để tạo nên được những bức tranh thiên nhiên giàu chất hiện thực với nhiều điểm nhìn nghệ thuật khác nhau cùng các liên tưởng phong phú. Thiên nhiên núi rừng Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên được miêu tả một cách khoáng đạt trong những bức tranh có cả bề rộng của không gian và chiều sâu của sự sống. Sức hấp dẫn đặc biệt trong những tác phẩm này là những bức tranh thiên nhiên chốn đại ngàn được dựng lên sinh động và chân thực như nó đang tồn tại. Khi thì người đọc bắt gặp cảnh vật núi rừng Sa Pa lúc nắng lên với ánh “nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn...” (Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long). Khi thì lại là quang cảnh của chốn thâm sơn trên dãy Phan-xi-păng có “Phong lan dắt lên khắp mọi cây cổ thụ, lẵng này nối lẵng khác, lẵng vàng, lẵng tím, lẵng trắng trùm lên mỗi cây từ đỉnh xuống gốc. Và chè. Chè cũng cổ thụ, thân chè cũng đầy lan…” (Núi Đỗ Quyên - Nguyễn Thành Long). Cũng có lúc bằng đôi mắt của nhân vật, nhà văn cho chúng ta có cảm giác đang được “đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời…” để từ đó cảm nhận thấy ở những thân xà nu to “mới bị trận đại bác đêm qua đánh ngã… Nhựa ứa ra ở những vết thương đang đọng lại, lóng lánh nắng hè. Quanh đó vô số những cây con đang mọc lên. Có những

cây mới nhú khỏi mặt đất, nhọn hoắt như những mũi lê” (Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành). Điều thú vị, độc đáo và đắt giá trong những bức tranh thiên nhiên này là thông qua ngòi bút miêu tả tài tình, các tác giả như đưa cả thế giới hình ảnh từ cuộc sống vào trong từng trang sách.

Thông qua những tác phẩm như tập Truyện Tây Bắc, Tào lường của Tô Hoài; Rừng xà nu, Rẻo cao của Nguyên Ngọc - Nguyễn Trung Thành; Lặng lẽ

Sa Pa của Nguyễn Thành Long; Ché Mèn được đi họp của Nông Minh Châu;

Ông già Kơ Rao của Y Điêng; Ké Nàm của Hoàng Hạc... chúng ta còn nhận ra

nghệ thuật quan sát, miêu tả của các tác giả được quy chiếu từ nhiều góc độ thời gian, không gian khác nhau. Nằm trong sự chuyển vận của thời gian, thiên nhiên núi rừng cũng thay màu, đổi sắc cho phù hợp. Trong truyện của Tô Hoài, nếu bình minh với “hơi núi ngùn ngụt thở xuống cánh đồng, đọng trên đầu người đi, trên mái nhà, trong các làng người Thái. Có khi ở trong làng mà hàng tháng mịt mù, nhà nọ không thấy nhà kia…” (Mường Giơn) thì vào giấc trưa lại là “Mưa tầm tã. Mưa trắng núi, trắng trời...” (Du kích huyện) rồi thì “buổi chiều vàng óng cây rơm, cái loóng đựng thóc đập giữa ruộng và tiếng trẻ em reo. Cánh đồng mới gặt thân yêu, thơm ngọt, đầm ấm...” (Đi dân công) và khi màn đêm buông xuống thì “ánh giăng suông, đuốc đóm, tiếng ngáy, tiếng rên rét, tiếng hoan hô, tiếng ho, hỗn loạn trên bãi, rừng, núi đá mù mịt... ” (Đi dân công) hay “...Ánh trăng rét ngọt. Dòng suối mờ mờ giữa những tảng đá đen sẫm...” (Du kích

huyện). Mỗi bức tranh thiên nhiên được dựng lên trong một khoảng thời gian

dường như cũng đồng điệu với tâm trạng của từng nhân vật trong câu chuyện. Vẻ đẹp trong những bức tranh miêu tả cảnh vật thiên nhiên theo mùa trong năm được các tác giả rất dụng công tìm tòi những nét đặc trưng về màu sắc, đối tượng góp phần tạo nên những liên tưởng thú vị. Đây là cảnh vật của mùa xuân ở

vùng sát nách giặc với “sương nặng hạt rơi buốt như mưa nay. Dưới thung, vườn mận nở hoa trắng tinh. Các ông ké ngồi lán trên mỏm núi mở tờ giấy mán ra chép lịch mới. Thỉnh thoảng, tiếng moocchiê xa xa phía chợ Phủ dội đến, lịm vào sương mờ và rừng hoa mận trắng xóa...” (Du kích huyện - Tô Hoài). Còn khi mùa đông đến trong truyện Người bán hàng trên Cò Mạ của nhà văn dân tộc Thái Lò Văn Sĩ, thì vào buổi trưa với “Những đám mây từ phía sông Mã đang kéo về, bay qua những ngọn núi rồi dần dần phủ xuống, ôm chặt lấy lưng núi, trải ra khắp cánh ruộng bậc thang như dải lụa trắng khổng lồ. Lá cây run rẩy trước gió...” nhưng khi chiều xuống thì “... xã Cò Mạ lặng lẽ trong sương. Trong bản, trên các nhà sàn, khói trắng đục vẽ lên trên không những hình chữ chi rồi tỏa ra, hòa với không khí lạnh lùng của mùa đông...” (Người bán hàng trên Cò Mạ). Vẫn là bức tranh thiên nhiên có sự chuyển vận của các mùa, nhưng với nhà văn dân tộc Tày Nông Minh Châu thì nghệ thuật miêu tả thiên nhiên mang đậm sắc thái tâm trạng nhân vật được sử dụng rất hiệu quả: “...Chị Hằng vội chếch người về phía Tây… khi ngọn núi chưa nhả mây hồng, thắt lưng vải chàm gần chấm gót, tay nải bám lấy một bên thân người... Các cô gái lúa xanh cùng với anh chàng gió đứng đón bên đường cất tiếng hoan hô say sưa, dào dạt...” (Ché

Mèn được đi họp). Rõ ràng chỉ đọc đoạn văn miêu tả đó thì chúng ta đã hình

dung ra được tâm trạng phơi phới, phấn khích của một cô sơn nữ trẻ lần đầu tiên được rời bản về huyện họp. Quan sát và hòa mình vào với thiên nhiên, các tác giả đã cảm nhận được mọi âm thanh, sắc màu của xứ sở lâm tuyền để tạo nên những bức tranh bằng ngôn ngữ vừa chân thực, tự nhiên vừa có chiều sâu nghệ thuật.

Dưới ngòi bút của các nhà văn, thiên nhiên núi rừng Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên được miêu tả sinh động lạ kỳ với âm thanh của gió ngàn, thác lũ,

mưa nguồn, “tiếng kêu của muôn loài cầm thú, tiếng cỏ cây rì rào, tiếng tắc kè nhỏ giọt trong đêm sâu, tiếng sương rơi tí tách”... tất cả hợp thành một bản hòa tấu giữa núi rừng. Miêu tả âm thanh của thiên nhiên, các tác giả đặc biệt chú ý đến sự cảm nhận từ thính giác và những khoảng cách khác nhau trong không gian tạo nên tính chân thực nghệ thuật. Những âm thanh được miêu tả luôn luôn đi kèm với những diễn biến của tâm lý con người. Tiếng sáo vọng lại từ ngoài đầu núi của một ai đó thổi rủ bạn đi chơi trong Vợ chồng A Phủ là để diễn tả trạng thái tâm lý phấp phỏng, rạo rực, niềm khát vọng của cô Mỵ muốn được hò hẹn, được sống với tình yêu của tuổi thanh xuân theo đúng nghĩa. Còn tiếng “chim kỳ lanh lảnh như kèn giục phường săn... trên cánh rừng, đầu rừng nào” ở

Cứu đất cứu mường lại gợi lên nỗi nhớ day dứt, khôn nguôi của anh bộ đội tên

Nhấn về cuộc đời đau khổ và số phận bất hạnh của những người mà anh yêu thương nhất, để “…Nhấn tưởng như hồn mẹ và hồn em đi đâu cũng vẫn đuổi theo thăm hỏi Nhấn”.

Trong rất nhiều những tác phẩm truyện về đề tài dân tộc và miền núi được sáng tác trong giai đoạn 1945 - 1975 của các nhà văn như Tô Hoài, Nguyên Ngọc, Nguyễn Thành Long, Nguyễn Khải, Nông Minh Châu, Y Điêng, Hoàng Hạc..., chúng ta không chỉ bắt gặp thiên nhiên mang đầy hơi thở của cuộc sống mà còn gặp cả những bức tranh hài hòa giữa cảm hứng hiện thực và lãng mạn, từ đường nét, hình khối đến màu sắc và cả âm thanh. Không chỉ là vẻ đẹp của một đêm vùng cao với “Trăng đã bồng bềnh nổi lên qua dãy Pú Hồng. Ánh trăng lọc qua lớp sương mỏng uyển chuyển như khói, khiến khung cảnh mờ nhạt một cách huyền ảo...” mà ta còn có thể bắt gặp một “nét chấm phá” đẹp của nhà văn Nguyễn Khải về bức tranh thu nơi nông trường Hồng Cúm: “... Đầu thu với những hơi gió mát dịu bay lướt lên những khóm lá xanh thẫm của cây cỏ nghệ,

những cụm ké đồng tiền, những nụ hoa trắng của cây rau tàu bay và những bông hoa rền tía đỏ thắm hình tháp bút...” [66, tr.218]. Bức tranh thiên nhiên được tạo nên bằng chất liệu ngôn ngữ giàu tính tạo hình. Bằng việc sử dụng hàng loạt từ tượng thanh, tượng hình, nhà văn đã tạo nên được tính chân thực, sinh động cho bức tranh thiên nhiên của mình. Có thể nói, hoàn cảnh đất nước trong những năm tháng kháng chiến gian khổ, ác liệt, đối tượng phản ánh của các truyện về đề tài dân tộc, miền núi cũng hướng về phục vụ cho nhiệm vụ chung của quốc gia, dân tộc, tuy vậy chất lãng mạn cần thiết của văn chương nghệ thuật vẫn được các tác giả rất dụng công, đầu tư, xây dựng. Chính cách thức đan xen giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn, kỳ ảo đã tạo nên những trường liên tưởng thẩm mỹ mới mẻ cho các tác phẩm. Để làm được điều đó, các nhà văn đã vận dụng rất linh hoạt những phương thức biểu đạt nghệ thuật, từ cốt truyện đến thế giới nhân vật rồi bút pháp trần thuật và cả cách sử dụng ngôn từ. Sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn những yếu tố này đã làm nên giá trị của các truyện về đề tài dân tộc và miền núi nói chung, giai đoạn 1945 - 1975 nói riêng, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.

4.1.2. Nghệ thuật miêu tả con người vùng cao

Nhân vật văn học chính là con người (bao gồm cả sự vật, con vật, đồ vật được nhân cách hóa) được miêu tả trong tác phẩm văn học dưới các hình thức, phương thức nghệ thuật khác nhau. Đóng vai trò là phạm trù trung tâm, là đối tượng miêu tả chủ yếu của văn học, nhân vật là phương tiện chính để nhà văn phản ánh và khái quát hiện thực. “Nhân vật văn học được sáng tạo ra, hư cấu ra là để khái quát và biểu hiện tư tưởng, thái độ đối với cuộc sống, ca ngợi nhân vật là ca ngợi đời, lên án nhân vật là lên án đời. Xót xa cho nhân vật là xót xa đời.

Do vậy, tìm hiểu nhân vật là tìm hiểu cách hiểu về cuộc đời và con người, là tìm hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả đối với con người” [148, tr.26].

Thông thường khi xây dựng nhân vật văn học, nhà văn có thể xuất phát từ một nguyên mẫu có thực trong cuộc sống và rồi khi xuất hiện trong tác phẩm, nhân vật sẽ mang theo đầy đủ những quan điểm, gửi gắm của tác giả. Nhà phê bình văn học Trần Đình Sử cho rằng: “Con người trong truyện cũng chính là quan niệm nghệ thuật về con người thông qua tính cách, hành động, sự kiện diễn biến trong thời gian...” [147, tr.37]. Điều đó có nghĩa là số phận truân chuyên hay êm đềm, sung sướng hay đa đoan, vất vả của nhân vật tùy thuộc vào chức năng của họ trong tác phẩm. Hình tượng nhân vật văn học được nhận biết chính thông qua nghệ thuật miêu tả của tác giả. “Trong nghệ thuật, sự miêu tả nhằm đạt một lúc hai mục đích: vừa gợi ra khách thể, sự vật hiện diện trước mặt, vừa gợi ra sự cảm thụ, cách nhìn chủ quan đối với chúng...” [147, tr.28]. Sức sống của một nhân vật phụ thuộc vào tính cách độc đáo, tư tưởng truyền tải và vào những bước thăng trầm của nhân vật đó phải trải qua. Việc xây dựng được nhiều những nhân vật độc đáo cũng là dấu hiệu của một nền văn học lớn mạnh. Nói như vậy để chúng ta nhận thấy rằng, truyện về đề tài dân tộc và miền núi giai đoạn 1945 - 1975 dưới tác động của yếu tố thời đại lịch sử cũng đã đạt được những thành công nhất định trên phương diện nghệ thuật miêu tả nhân vật. Tiêu biểu phải kể đến nhà văn Nguyên Ngọc - Nguyễn Trung Thành với những nhân vật con người Tây Nguyên có sức sống mạnh mẽ cùng thời gian như Tnú, cụ Mết, anh hùng Núp, Kpa Kơ Lơng... Ngoài ra, những nhân vật khác của Y Điêng tuy không để lại những ấn tượng sâu đậm trên văn đàn nhưng cũng đã góp phần không nhỏ vào việc tạo nên bản sắc văn hóa, diện mạo con người Tây Nguyên trong kháng chiến giải phóng dân tộc. Vốn là một người nặng lòng với Tây

Nguyên, bằng vốn sống phong phú, sự hiểu biết và tình cảm yêu mến đối với những con người ở miền cao nguyên đầy nắng gió, nhà văn Nguyên Ngọc chỉ bằng những nét khắc họa khái quát đã dựng lên được chân dung của “người Tây Nguyên” cùng những nét đặc trưng không thể trộn lẫn. Những nhân vật trong

Đất nước đứng lên, Rừng xà nu, Người dũng sĩ dưới chân núi Chư Pông...

những con người Tây Nguyên chân thực nhất với vẻ đẹp kiêu dũng, hiên ngang của những chàng dũng sĩ trong sử thi. Điểm chung trong nghệ thuật miêu tả hình dáng nhân vật của Nguyên Ngọc, Y Điêng là tập trung chú ý ở vầng trán rộng, đôi mắt sáng, cánh tay vững chãi và đặc biệt là khuôn ngực vạm vỡ, vóc dáng quắc thước để từ đó toát lên tính cách kiên cường, cương nghị cũng như sức mạnh thể chất, tinh thần của nhân vật. Nhân vật Kơ Lơng hiện lên với “vầng trán rộng và bằng, bình tĩnh và kiên định” [49, tr.247]; nhân vật anh hùng Núp thì có “cặp mắt sáng chọc thẳng vào bóng tối” [46, tr.234] và bàn tay của Núp thì “gân guốc, khi nói, cả nói với mẹ, đưa lên đưa xuống chắc chắn, mạnh như hòn đá sắc ném xuống mặt nước” [46, tr.271], bok Pa thì có “con mắt như lưỡi mác mới mài” [46, tr.408]; ông già Kơ Rao mỗi khi “không giữ được cái vui trong bụng” thì “... mặt ông tím lại như nước chàm, mắt ông đỏ lên như mắt con trâu điên…” [67, tr.226]. Trong hệ thống các nhân vật con người Tây Nguyên, đặc điểm nổi bật được nhà văn Nguyên Ngọc cũng như các tác giả khác dụng công “đặc tả” đó là bộ ngực, nơi có trái tim đầy nhiệt huyết, cũng là bộ phận biểu trưng cho tình cảm và sự vạm vỡ, sức mạnh của mỗi con người. Những nhân vật chính diện, được các tác giả dành nhiều tình cảm, họ thường hiện lên với vóc dáng đẹp từ thanh niên cho đến những cụ già. Nếu chàng thanh niên Kbin có bộ ngực “gồ

ghề như tảng đá lớn”[49, tr.264]; nhân vật Y Kơ Bin với “bộ ngực căng như tấm

bộ “ngực căng như một cây xà nu lớn”[49, tr.139]. Xuất hiện trong các truyện với những đặc điểm hình dáng như vậy, những nhân vật con người vùng cao Tây Nguyên trong kháng chiến hiện lên đầy mạnh mẽ, vững chãi, với sức vóc mang tầm sử thi “như một tù trưởng anh hùng trong truyện cổ” [67, tr.233], sẵn sàng đối mặt với bất cứ kẻ thù hung bạo nào. Chúng ta đều biết rằng, cách thức miêu tả hình thức nhân vật bao giờ cũng ẩn chứa dụng ý nghệ thuật của nhà văn và chỉ qua những nét phác họa của Nguyên Ngọc, cả một tập thể những con người Tây Nguyên mạnh mẽ, với tinh thần bất khuất, kiên trung đã hiện lên trên trang sách. Có thể nói, bằng tình cảm và tài năng của mình, nhà văn đã thành công trong việc khái quát được một diện mạo chung về con người Tây Nguyên trong kháng chiến, đồng thời nó cũng góp phần không nhỏ vào việc thể hiện chủ đề tư tưởng, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong các tác phẩm.

Cũng giống như nhân vật đồng bào Tây Nguyên trong các tác phẩm của Nguyên Ngọc và một số nhà văn cùng thời, hình tượng người dân vùng cao phía Bắc cũng được các tác giả truyện về đề tài dân tộc và miền núi giai đoạn 1945 - 1975 dụng công miêu tả với những đặc điểm nổi bật. Các nhà văn với tài năng miêu tả và bút pháp sáng tạo độc đáo của mình đã khắc họa thành công những nhân vật sinh động như được “bứng” ra từ cuộc đời thực. Thông qua ngoại hình, thế giới nội tâm và hành động của nhân vật, nhà văn đã thể hiện được thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) ruyện viết về đề tài dân tộc và miền núi giai đoạn 1945 - 1975 (Trang 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)