Những nhân vật đồng bào vùng cao với sức sống tiềm tàng và ngườ

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) ruyện viết về đề tài dân tộc và miền núi giai đoạn 1945 - 1975 (Trang 75 - 87)

Chƣơng 1 : Tổng quan tình hình nghiên cứu

3.1. Thế giới hình tượng nhân vật

3.1.1.2. Những nhân vật đồng bào vùng cao với sức sống tiềm tàng và ngườ

người cán bộ cách mạng kiên trung

Mỗi nhà văn nói chung, mỗi tác giả truyện về đề tài dân tộc và miền núi giai đoạn 1945 - 1975 nói riêng thông qua thế giới nghệ thuật trong các tác phẩm của mình đều gửi gắm một quan niệm nghệ thuật về hiện thực đời sống và tâm điểm của bức tranh hiện thực ấy là số phận của con người trước những thử thách, những bi kịch trong cuộc sống đời thường hay trước bão giông của lịch sử. Khi dựng lại những câu chuyện về đất và người Tây Bắc trong kháng chiến chính là nhà văn Tô Hoài thực hiện theo những “mệnh lệnh” xuất phát từ chính trái tim, tình cảm của mình: “Tôi thấy ở nơi núi rừng tuyệt vời thơ mộng ấy các dân tộc đã không lặng lẽ chịu đựng. Họ đã thức tỉnh. Người cộng sản tới đâu thì các dân tộc đứng lên tới đấy, trước nhất là những người trẻ tuổi. Họ thật đẹp và yêu đời. Làm sao cho tôi thể hiện được lòng tin, lòng yêu cuộc đời của những người trẻ tuổi...” [26, tr.100]. Không riêng nhà văn Tô Hoài mà hầu như tất cả các tác giả (cả người dân tộc và người Kinh) khi hướng ngòi bút về mảng đề tài dân tộc và miền núi đều nhận ra những nét tính cách đặc trưng cơ bản của con người vùng cao, đó là sự hồn nhiên, chất phác, thực thà nhưng quyết liệt và rất mực thủy chung, tình nghĩa. Từ trong sâu thẳm suy nghĩ, hành động của những nhân vật bình thường, mộc mạc phải chịu không ít những éo le, bất hạnh, những đọa đày về thể xác và cả tâm hồn luôn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt. Điều đó được lý giải một cách logic từ chính hoàn cảnh sống thiếu thốn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đã tôi rèn nên ở họ sức sống mạnh mẽ, kiên cường, dù ban đầu nó còn ẩn sâu dưới sự sợ hãi, mông muội. Sức sống tiềm tàng ấy của đồng bào vùng cao chỉ được bộc lộ một cách rõ nét khi có ánh sáng của cách mạng chỉ đường, dẫn lối. Đó là hình tượng đồng bào một số dân tộc Tây Bắc trong truyện của nhà văn

Tô Hoài tuy sinh hoạt, phong tục, tính cách có những nét khác biệt nhưng vẫn giống nhau căn bản ở lòng căm thù đế quốc, phong kiến, ở sự tin cậy đối với Đảng, ở khả năng vùng dậy, ở lòng tin tưởng vào tương lai. Trong tác phẩm

Miền Tây, chúng ta không thể không “nghiêng mình” trước tình cảm của những

người H’Mông, người Xá, người Mán hướng về cách mạng, sẵn sàng hy sinh đến người cuối cùng của bản làng nhưng cương quyết bảo vệ cán bộ và thành quả của cách mạng: “Địch đánh thì đánh, nhất định không nói. Địch bắt ai, người ấy chịu, không khai thêm ra ai, không bao giờ vỡ mối. Chết cả xóm như Huổi Ca cũng không bỏ cách mạng...”. Thậm chí “Pháp càng giết người Mèo nhiều, thấy người Mèo nào nó giết người ấy. Nhưng người Mèo vẫn một lòng. Chưa gặp lại được cán bộ thì trốn vào rừng, nhất định không ra. Tây càng căm, ló mặt người Mèo đâu, lại giết. Thấy một ngọn bí đỏ ở nương cũng cắt dây, rồi thọc dao đâm thủng từng quả bí. Để hãm cho hết lương, phải ra với Tây. Nhưng người Mèo không ra. Người Mèo ở bí mật trong rừng, đi tìm cán bộ...” (Lên Sùng Đô). Đặt niềm tin trọn vẹn vào ngày mai tươi sáng, đồng bào các dân tộc vùng cao Tây Bắc trong những năm kháng chiến chống Pháp đã tự nguyện hy sinh mọi thứ cho cách mạng. Họ sẵn sàng chịu đựng suốt 5 năm đốt cỏ gianh lấy chất mặn thay muối, thiếu vải, thiếu lương thực nhưng vẫn kiên cường đánh giặc. Vậy mới có tình tiết đặc biệt súc động đó là: “Đón bộ đội mà các chị cứ ngồi. Váy áo nát quá, xấu hổ, không dám đứng dậy. Cả bộ đội và mọi người cùng khóc... Người khu du kích, bao nhiêu năm nay tránh lên ở núi cao, chết thì chết quyết không về, chỉ mong có ngày gặp bộ đội...” (Sầm Sơn). Chính những tình cảm son sắt, kiên trung ấy của đồng bào các dân tộc Tây Bắc đã để lại ấn tượng sâu sắc, tạo cảm hứng mãnh liệt để nhà văn sáng tạo nên những tác phẩm để đời với niềm tin tất thắng: “...Chiến tranh đã làm li tán, tan nát, nhưng còn một phút sống vẫn còn

chờ đợi, vẫn mong, vẫn tin và giữa bao nhiêu đau khổ, vẫn nhìn thấy trước một ngày bình yên, một ngày trở lại yên vui của tình yêu và của đất nước...” [26, tr.150].

Truyện Mường Giơn (trong tập Truyện Tây Bắc) dài trên một trăm trang, là một tác phẩm có quy mô và dáng dấp của một truyện vừa. Truyện có ba phần, phản ánh ba thời kỳ chính của nhân dân Mường Giơn từ sau cách mạng, trải qua những ngày bị giặc chiếm đóng đến khi được giải phóng hoàn toàn. Suốt bảy năm sống trong ách kìm kẹp của thực dân phong kiến nhưng Mường Giơn vẫn tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt và tiềm lực để làm cách mạng mạnh mẽ. Những cán bộ và đội viên vũ trang tuyên truyền đã đến động viên giác ngộ bà con ở các bản làng, tiếp thêm sức mạnh tinh thần để họ biết và dám đấu tranh với giặc chờ đến thắng lợi. Ngoài Mường Giơn, ở tập Truyện Tây Bắc còn có Vợ chồng A Phủ cũng là một tác phẩm tiêu biểu, được xếp vào là một trong những truyện ngắn đặc sắc bậc nhất của văn xuôi Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Truyện kể lại cuộc đời của đôi vợ chồng người Mèo (H’Mông) là Mỵ và A Phủ, từ vị trí là kẻ nô lệ đau khổ trong nhà thống lý Pá Tra, rồi giúp nhau trốn thoát, gặp cán bộ cách mạng, được giác ngộ, đã trở thành quần chúng trung kiên, những đội viên tích cực của đội du kích Phiềng Sa. Đường đi và số phận của hai người thanh niên trong tác phẩm khá tiêu biểu cho vận mệnh lịch sử của nhân dân các dân tộc miền núi trong cách mạng dân tộc dân chủ: “đây là con đường đi từ trong đau khổ, tăm tối vươn ra ánh sáng dưới sự dìu dắt của cán bộ Đảng” [119, tr.129]. Hình tượng nhân vật Mỵ trong tác phẩm đã được nhà văn dụng công xây dựng với những trang đặc tả về sức sống tiềm tàng của người phụ nữ đã từng bị đè nén, áp bức đến tột cùng. Tưởng chừng mọi sự khổ đau, nghiệt ngã của cảnh nô lệ, làm vợ mà như con hầu, kẻ ở ấy đã nhấn chìm, vùi lấp mọi khát

khao, mơ ước của người thiếu phụ đương thì. Nhưng không, trong một đêm tình mùa xuân, khi men rượu đã lâng lâng và hơi xuân nao nức, thì sức sống của tuổi trẻ và tình yêu đã bùng cháy mãnh liệt nơi tâm hồn Mỵ. Mỵ “thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước”. Ngay cả khi bị A Sử vòng dây trói đứng, Mỵ vẫn quên đi thực tại nghiệt ngã để thả hồn theo tiếng sáo và những cuộc chơi, suốt đêm sống trong trạng thái lúc mê, lúc tỉnh, khi lại “tràn trề tha thiết nhớ”. Đến tình huống Mỵ dám vượt qua mọi sự sợ hãi để dùng dao cắt đứt dây trói cứu A Phủ và cả hai cùng chạy trốn, đó chính là cao trào tất yếu của sự phát triển tâm lý nhân vật một cách tự phát… Có thể nói, hình tượng đồng bào các dân tộc vùng cao phía Bắc đứng lên trong cách mạng dân tộc, dân chủ đã được nhà văn Tô Hoài dựng lại một cách chân thực, rõ nét trong

tập Truyện Tây Bắc.

Đây cũng chính là chủ đề chính trong các truyện của nhà văn Nguyên Ngọc khi viết về đồng bào Tây Nguyên trong kháng chiến chống kẻ thù xâm lược. Sức sống tiềm tàng của “đất và người” miền cao nguyên bazan dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn được biểu hiện một cách cụ thể, sinh động. Đó là câu chuyện về làng Kông Hoa bất khuất mang dáng dấp một thiên huyền thoại với gần một trăm con người suốt mười bốn năm từng ăn tro tranh thay muối, bị giặc Pháp đốt làng đã cùng nhau leo mãi lên trên núi Chư Lây để tổ chức làng kháng chiến. Nhà văn đã miêu tả thành công cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất với kẻ thù của đồng bào Kông Hoa dưới sự lãnh đạo của Đảng để giành độc lập, tự do. Trong cuộc kháng chiến bền bỉ ấy, nhân dân Tây Nguyên đã phải chịu muôn vàn khó khăn gian khổ. Cuộc đọ sức giữa ta và kẻ thù diễn ra không cân bằng. Một bên là thực dân Pháp với tiềm lực quân sự mạnh: “chúng có máy bay, có xe tăng, có súng nhỏ súng to, trên trời nó đi cũng được dưới nước nó đi cũng được,

đánh nó nó không chảy máu...” [46, tr.80], còn một bên là đồng bào Tây Nguyên trang bị thô sơ, bước đầu chỉ có cung tên giáo mác, bẫy đá, hầm chông. Bên cạnh đó, kẻ thù còn nham hiểm hơn khi chúng áp dụng biện pháp bao vây kinh tế không cho vùng cao giao thương với miền xuôi. Thiếu công cụ lao động sản xuất người dân đã phải dùng đá nhọn chặt cây làm rẫy như thời nguyên thuỷ. Không có muối ăn người nào cũng ốm đau bệnh tật. Chúng đã đẩy người Kông Hoa đến bước đường cùng. Nhưng cũng như đồng bào các dân tộc Tây Bắc, đồng bào Tây Nguyên với ý chí mạnh mẽ, sức sống tiềm tàng mãnh liệt đã không cam chịu thân phận nô lệ. Bằng lòng yêu quê hương đất nước, với chí căm thù giặc sâu sắc, dưới sự dẫn dắt của Đảng và vai trò lãnh đạo của anh hùng Núp, nhân dân Tây Nguyên đã vùng lên với sức mạnh quật khởi. Dựa vào mỗi hòn đá, mỗi ngọn núi, người Tây Nguyên đã khai thác triệt để mọi thứ vũ khí thô sơ từ xưa cha ông vẫn quen dùng để tự vệ như mang cung, bẫy đá cùng với sự phối hợp chiến đấu của bộ đội, nhân dân Tây Nguyên đã tiến hành cuộc kháng chiến, chặn bàn chân xâm lược của thực dân Pháp và tiêu diệt chúng ngay trên mảnh đất của quê hương mình. Viết Đất nước đứng lên, nhà văn Nguyên Ngọc đã xây dựng một tập thể nhân dân anh hùng trong đó Núp là một nhân vật điển hình. Nhà văn từng tâm sự: “Ở đồng chí Núp tôi thấy tiêu biểu cho những điều tôi biết trước nay về Tây Nguyên, tiêu biểu cho Tây Nguyên bất khuất và hết sức anh dũng” [139].

Sau Đất nước đứng lên, dưới bút danh Nguyễn Trung Thành, nhà văn Nguyên

Ngọc đã sáng tác Rừng xà nu và ở đó một lần nữa sức sống mãnh liệt của đồng bào Tây Nguyên được biểu tượng hóa thông qua hình ảnh của thiên nhiên bất tử: “... Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên, lao thẳng lên bầu trời... Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như những vết thương trên một

thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã...”. Ta có thể thấy, cho đến thời điểm hiện tại, hình tượng cây xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành vẫn được coi là biểu tượng đặc trưng nhất trong các truyện về đề tài dân tộc, miền núi đại diện cho sức sống bất diệt của đồng bào các dân tộc vùng cao trong kháng chiến. Bên cạnh hình tượng rừng xà nu lớp nọ kế tiếp lớp kia “...ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng...” của đồng bào Xô Man chống lại với quân xâm lược, truyện Rừng xà nu còn ám ảnh người đọc bởi những tình tiết đặc tả về sự dũng cảm, gan dạ đến lạ lùng của những con người bình thường, bé nhỏ. Đó là thái độ dứt khoát, lạnh lùng không cúi đầu, không một tiếng kêu than của Mai (vợ Tnú) trước đòn roi tra tấn ác nghiệt của kẻ thù, là đôi mắt bình thản, ráo hoảnh của bé Dít mặc cho đạn của quân giặc bắn “sượt qua tai, sém tóc, cày nát đất quanh hai chân”. Chính sự gan góc đến lì lợm ấy trước đòn thù, súng giặc đã càng góp phần làm tỏa sáng tinh thần yêu nước, khát vọng được giải phóng và hơn cả là sức sống tiềm tàng bất khuất của “đất và người” miền cao nguyên bazan đỏ.

Khi khảo sát các truyện viết về đề tài dân tộc và miền núi trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, có một điều chúng ta không khó để nhận ra đó là các tác giả thường xuyên tập trung vào việc khai thác các biểu hiện của sức sống mạnh mẽ, sự táo bạo, nghị lực phi thường của đồng bào vùng cao. Đó là nhân vật Giàng Phủ được nhà văn Bùi Nguyên Khiết dựng lên trong Người du

kích trên núi chè tuyết và đứa cháu xa quê, một người đội trưởng du kích dũng

cảm, từng bị phỉ cắt gót chân, xẻo thịt, đắp muối; vào tuổi bảy mươi, con người đặc biệt này vẫn hết lòng với công việc trên núi cao ba nghìn mét, “các bắp thịt trên tay nổi múi hình con thoi đỏ màu gỗ thông ngọc am”, “vững vàng và lẳn chắc như một cây pơ mu trăm tuổi”. Sức sống, sức mạnh ấy theo thời gian còn

được không ngừng vun bồi, gìn giữ bởi cộng đồng và đặc biệt là thông qua những nhân vật già làng, trưởng bản đại diện cho sức mạnh, trí tuệ và cả khát vọng của một cộng đồng. Hình tượng nhân vật cụ Mết của những năm kháng chiến chống Mỹ ở núi rừng Tây Nguyên trong truyện ngắn Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành là một hình tượng đẹp như thế. Cụ Mết - hình tượng của một cây xà nu đại thụ, biểu tượng linh hồn riêng của làng Xô Man, là người cha tinh thần, người truyền ngọn lửa tự do, là hiện thân cho sức mạnh và sự bền bỉ của đồng bào Tây Nguyên anh dũng chiến đấu chống đế quốc Mỹ. Ngay từ hình ảnh đầu tiên xuất hiện, ông cụ đã được nhà văn “tạc” với những chi tiết khác thường tạo ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc: “Một bàn tay nặng trịch nắm chặt lấy vai anh như một kìm sắt... Ông cụ vẫn quắc thước như xưa, râu bây giờ đã dài tới ngực và vẫn đen bóng, mắt sáng và xếch ngược, vết sẹo ở má bên phải vẫn láng bóng... ngực căng như một cây xà nu lớn…” [47, tr.210]. Đó là về ngoại hình, còn giọng nói của ông cụ thì “ồ ồ, dội vang trong lồng ngực” và cách nói của cụ như ra lệnh; không bao giờ cụ khen tốt hay giỏi nếu vừa ý thì chỉ nói: “Được!”. Chỉ bằng một dung lượng ngắn ngôn từ, nhà văn đã xây dựng thành công hình tượng cụ Mết là hiện thân cho truyền thống thiêng liêng, biểu tượng cho sức mạnh dân tộc của đồng bào các dân tộc vùng Tây Nguyên, là niềm tự hào của cộng đồng dân làng Xô Man. Giọng nói của cụ Mết như là tiếng của cội nguồn, của núi rừng, của lịch sử, là sấm truyền sử thi, đó còn như những phán quyết của lịch sử, là sức mạnh hào hùng của thời đại. Trong mối quan hệ với Đảng và Cách mạng, cụ Mết cũng chính là sợi dây gắn kết dân làng với lý tưởng, chỉ dẫn của Đảng, bởi cụ luôn có niềm tin sâu sắc vào những đường lối của Đảng, tinh thần này càng được giáo dục một cách nghiêm khắc cho đám đông dân làng Xô Man để khắc cốt ghi tâm. Đã có lần cụ từng khẳng

định niềm tin ấy: “Cán bộ là Đảng. Đảng còn, núi nước này còn!”. Nhưng quan trọng hơn là cụ Mết đã đưa chân lý đó vào thực tiễn của cuộc đấu tranh với kẻ thù bằng những chân lý thật giản dị: “Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tao chết rồi, bay còn sống kể lại cho con cháu: Chúng nó cầm súng, mình phải cầm giáo!…”. Vẻ đẹp, chất hào hùng của hình tượng nhân vật cụ Mết cũng tương tự như hình tượng già Xớt trong Người dũng sĩ dưới chân núi Chư Pôngcủa Nguyên Ngọc “ngoài tám mươi mà lưng vẫn đứng thẳng, cả người quắc thước như một ngọn núi đá” hay hình tượng ông già Kơ Rao trong truyện Ông già Kơ Rao của nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) ruyện viết về đề tài dân tộc và miền núi giai đoạn 1945 - 1975 (Trang 75 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)