Những số phận bất hạnh từ “bóng đêm nô lệ” đến với “ánh sáng

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) ruyện viết về đề tài dân tộc và miền núi giai đoạn 1945 - 1975 (Trang 66 - 75)

Chƣơng 1 : Tổng quan tình hình nghiên cứu

3.1. Thế giới hình tượng nhân vật

3.1.1.1. Những số phận bất hạnh từ “bóng đêm nô lệ” đến với “ánh sáng

3.1.1.1. Những số phận bất hạnh từ “bóng đêm nô lệ” đến với “ánh sáng Cách mạng” Cách mạng”

Đất nước ta có 54 dân tộc anh em cùng chung sống, ngoại trừ dân tộc Kinh chiếm đa số với hơn 85% dân số cả nước, còn lại là đồng bào các dân tộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Nói như vậy bởi đặc điểm cư trú của các dân tộc ít người thường phân tán và chỉ tập trung theo dòng tộc tại những buôn làng định cư, xen kẽ với các dân tộc khác trên cùng địa bàn miền núi, vùng cao, vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, những nơi địa đầu, khó khăn, thiếu thốn bậc nhất về kinh tế, văn hóa, xã hội. Chính sự xa ngái, hẻo lánh về mặt địa lý, sự lạc hậu, chậm tiến về mặt dân trí và đặc biệt là ách áp bức của ngoại xâm kết hợp cùng lực lượng thổ ty, phìa tạo, thần quyền mà từ ngàn đời nay, đồng bào dân tộc, miền núi nước ta luôn phải đương đầu, gánh chịu những khổ cực, thiệt thòi gấp rất nhiều lần so với đồng bào miền xuôi. Thông qua hệ thống những hình tượng nhân vật trong các truyện về đề tài dân tộc và miền núi của giai đoạn 1945 - 1975, chúng ta sẽ phần nào có được những minh chứng rõ nét cho điều này.

Trong quan niệm của nhiều thế hệ từ xa xưa, khu vực dân tộc, miền núi bao giờ cũng ám ảnh bởi “rừng thiêng, nước độc”; có khi cuộc sống của con người còn gắn liền với những sự mông muội, lạc hậu, đói nghèo xơ xác. Bức tường ngăn cách giữa miền núi và miền xuôi là một thực tế lịch sử tồn tại từ những năm trước Cách mạng tháng Tám (năm 1945) và còn kéo dài tới mãi sau này mà biểu hiện rõ nét nhất của nó chính thông qua những nhân vật văn học với số phận éo le, bất hạnh, khuất lấp trong màn sương mù của thế giới sơn lâm. Nhân vật chính trong các truyện về đề tài dân tộc và miền núi thường bao giờ cũng hiện diện trước tiên với nỗi khổ cả về thể xác lần tinh thần bởi sự u mê, lạc hậu, cái đói nghèo và cả những yếu tố thần bí, những thế lực hắc ám. Đồng bào dân tộc vùng cao hơn ai hết luôn phải đối mặt với ác thú, với giặc dã và đặc biệt là những kẻ cường quyền, tham lam, tàn ác. Chúng là kẻ thù phá tan cuộc sống yên bình của những số phận, những mảnh đời vô tội chốn rừng xanh, núi thẳm. Hiện lên đau đáu, ám ảnh người đọc trong những trang truyện về đề tài dân tộc và miền núi giai đoạn này chính là những thân phận cần cù, lam lũ mưu sinh nhưng cái đói nghèo, lạc hậu cùng những thế lực hữu hình, vô hình vẫn không một phút buông tha cho họ. Khi đất nước còn bóng quân xâm lược, thì không phân biệt miền ngược, miền xuôi, cứ hễ nơi đâu có gót giày của giặc thực dân, đế quốc, tay sai thì ở đó đồng bào các dân tộc phải hứng chịu những đau thương, bất hạnh. Khu vực miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên, tuy khác nhau về vị trí địa lý với khoảng cách cả ngàn cây số nhưng những nỗi thống khổ của người Thái, người Mường, người H’Mông... ở Tây Bắc trong các tác phẩm của Tô Hoài, Ma Văn Kháng... cũng chính là hoàn cảnh chung của đồng bào Ê Đê, Vân Kiều, Pa Kô... ở Tây Nguyên trong các truyện của Y Điêng, Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc)... Đó là hình tượng ông già Kơ Rao cùng cả buôn Phin

của người Ê Đê bị “quân lính của quốc gia mang súng đến tận nơi, dồn về sống tập trung” khiến người già thì “tóc tự nhiên bạc trắng ra như túm hoa lau, mặt mày héo rũ đi như một tàu lá…” trong khi “lũ làng không ai còn gì để ăn, người nào cũng gầy như que củi…” (Ông già Kơ Rao - Y Điêng). Đó còn là hình ảnh của những người dân buôn làng Xô Man trong đó có Mai và đứa con nhỏ của Tnú đã bị kẻ thù đàn áp, tra tấn man rợ đến chết (Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành)... Ở Truyện Tây Bắc, nhà văn Tô Hoài đã miêu tả cuộc đời thống khổ của bà con các dân tộc vùng cao Tây Bắc dưới ách thực dân và bọn thổ ti, lang đạo... Bọn thống trị đã kết hợp bộ máy đàn áp của chúng với sức mạnh của thần quyền để đè nén, ức hiếp nhân dân. Đâu đâu cũng là cảnh sống ngột ngạt, u uất. Những người dân từ cô Ảng dân tộc Mường (Cứu đất cứu mường), gia đình ông Mờng dân tộc Thái (Mường Giơn), đến Mỵ, A Phủ dân tộc Mèo - H’Mông (Vợ

chồng A Phủ), đều bị bóc lột sức lao động, tước đoạt tự do, đầu độc tinh thần...

Một cách tương đối, nếu ta so sánh rằng, trong chế độ cũ, đồng bào miền núi phải chịu khổ sở hơn gấp nhiều lần so với người miền xuôi thì phụ nữ lại chính là những người khổ nhất. Họ khổ đến tận cùng của sự khổ mà theo cách gọi của một số nhà phê bình thì đó là “thậm khổ”, đến mức nhà văn Ma Văn Kháng trong tác phẩm Gặp gỡ ở La Pan Tẩn đã khái quát rằng, thân phận người phụ nữ vùng cao là “hình tượng có ý nghĩa biểu trưng cho sự khốn cùng của nhân loại”. Nhân vật người phụ nữ trong một số truyện, họ không những phải chịu cảnh đày đọa như nam giới mà hơn thế nữa họ bị xúc phạm về nhân phẩm trở thành đối tượng để bọn quan lại, lính tráng, cường hào thoả mãn nhục dục. Những cô Ảng, cô Mát, cô Mỵ trong Truyện Tây Bắc đều là những sơn nữ một thời đẹp nức tiếng nhưng đều phải chung cảnh bị bắt ép đi ở đợ gạt nợ, đi hầu quan châu, quan lang, thống lý để rồi nếu lỡ có con với chúng sẽ chịu phạt vạ vì “nhà quan không

nhận thì nó chỉ bằng trứng con quạ, con cú” (cô Ảng trong Cứu đất cứu mường) hoặc biệt tăm, biệt tích nơi xứ người (cô Mát trong Mường Giơn) hay đành chịu quen với cái khổ đến mức nghĩ mình không bằng trâu ngựa (cô Mỵ trong Vợ

chồng A Phủ). Những day dứt về thân phận bất hạnh của người phụ nữ trong các

truyện về đề tài dân tộc và miền núi giai đoạn 1945 - 1975 vẫn còn giá trị thời sự cho đến hôm nay khi nữ nhà văn đương đại Đỗ Bích Thúy luôn trăn trở: “Người đàn bà miền núi 100 năm về trước và còn chưa biết đến bao giờ, luôn luôn đi ngủ sau cùng và thức dậy sớm nhất, làm lụng nhiều nhất và ăn uống ít nhất, miếng ngon trên mâm cơm bao giờ cũng nhường lại cho chồng con, tấm lưng mỗi ngày một còng xuống, còng xuống, cho đến khi về với tổ tiên vẫn không thẳng ra được. Mang theo tấm lưng còng và một cuộc đời cực nhọc, lấy no đủ của gia đình làm niềm vui và nỗi khát khao của mỗi đứa con làm mục đích sống xuống dưới những tảng đá trắng xóa...” [58, tr.15]. Nhân vật phụ nữ vùng cao hiện lên trong hầu hết các tác phẩm đều là những con người với những cuộc đời đầy âu lo, những năm tháng luôn phải đối mặt với thiên nhiên khốc liệt, cõi đời trắc trở, tình yêu mong manh... Tại sao lại có một mẫu số chung gần như là hiển nhiên như vậy? Phải chăng theo cách lý giải của đồng bào Hà Nhì ở vùng ngã ba biên giới Sín Thầu, Mường Nhé (Điện Biên) thì: Cuộc đời đàn bà (a nhí - các em, a pa - các chị, các mẹ) buồn nhiều hơn vui, lo âu nhiều hơn mãn nguyện? Trời sinh ra đàn bà để chẳng sống mấy cho mình?...

“Hồng nhan bạc phận”, người xưa đã đúc kết thành kinh nghiệm xương máu ấy để “áp” vào thân phận của những người phụ nữ đẹp. Với những người phụ nữ dân tộc thì nỗi bất hạnh của họ không chỉ đến từ nhan sắc “giời ban” mà còn bởi địa vị thấp hèn, số kiếp nô lệ. Có cảm giác những người phụ nữ ấy sinh ra trên cõi đời này và họ không được hưởng bất cứ một quyền lợi gì ngay cả với

chính thể xác của mình. Cô Lả trong Rừng động của tác giả Mạc Phi là gia nô

(côn hướn) tại nhà phìa tạo, bị đẩy vào tay quan, lính đồn để chúng thay nhau

“chồm lên, chồm xuống như cả đàn chó” suốt đêm lại ngày khiến Lả “chỉ còn cái xác nhũn chưa chết, không biết tại sao chưa chết”. Đến đây, chúng ta lại chợt liên tưởng đến số phận bi thảm của những sơn nữ Thái trong tác phẩm ký Xòe

của nhà văn Nguyễn Tuân. Chi tiết, các cô ấy cứ giẫm lên máu đồng trinh của mình mà múa ở những đêm tiệc của bọn quan sai đã tạo nên sự ám ảnh ghê gớm về một hình thức bóc lột sức khỏe và thân xác người phụ nữ trong thời kỳ vùng cao còn chìm đắm dưới bóng đêm nô lệ. Có lẽ, những đọa đày khắc nghiệt đến tận cùng ấy cộng gộp với sự mông muội, thiếu hiểu biết đã làm mất hẳn ở người phụ nữ vùng cao khả năng phản kháng, tự vệ. Họ cam chịu, chấp nhận hoàn cảnh của mình như là số kiếp đã định và luật lệ, thần quyền đã chế ước. Nhà văn Tô Hoài đã miêu tả nhân vật Mỵ (trong Vợ chồng A Phủ) từng tin rằng, mình đã bị “trình ma” nhà thống lý Pá Tra thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đó. Cũng cùng suy nghĩ ấy, một nhân vật khác của tác giả Tô Hoài đó là Pa Pao trong Họ

Giàng ở Phìn Sa dù muốn trốn khỏi nhà thống lý để theo tiếng gọi của tình yêu

nhưng rồi vì sợ ma nhà, ma trời trừng phạt và đặc biệt là sợ ma ở nơi trốn đến không nhận mặt. Vậy là những người phụ nữ H’Mông như Mỵ, như Pa Pao và bao thân phận khác trong thời kỳ ấy đã cam tâm chấp nhận số kiếp của mình. “Số phận người phụ nữ mới là vấn đề Tô Hoài quan tâm tới nhất, để từ đó đề cập rộng ra những vấn đề lớn khác của nhân dân vùng cao...” [150] và đó cũng là một trong những vấn đề được nhà văn Ma Văn Kháng quan tâm đặc biệt trong những sáng tác của ông sau này. Đa phần những sáng tác của ông về mảng đề tài dân tộc và miền núi đều đau đáu với những hình ảnh người phụ nữ dân tộc bị chà đạp, đày ải: nhân vật Seo Cả ở Vùng biên ải với cuộc đời “gái dong... dằng dặc,

không đầu không cuối, mịt mùng...”; rồi già Xóa, cô Pàng trong Đồng bạc trắng

hoa xòe sống cảnh làm dâu “khổ mãi rồi, không còn biết khổ nữa”; hay những

Seo Ly, Seo Mùa làm nô lệ cho những gã chồng tàn bạo, bị đánh đến sảy thai, hóa điên... Có thể khẳng định rằng, bằng những hình tượng phụ nữ bất hạnh, phải gánh chịu mọi điều ngang trái, truyện về đề tài dân tộc và miền núi nói chung, trong giai đoạn 1945 - 1975 nói riêng đã đặt ra một vấn đề bức thiết, đó là phải giải phóng cho những người phụ nữ vùng cao…

Song hành cùng với bước chuyển vĩ đại của lịch sử dân tộc từ thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945, quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học cũng đã có những thay đổi căn bản so với trước. Hình tượng các nhân vật quần chúng được thể hiện với một tư thế mới, tư thế của những con người quật khởi “rũ bùn đứng dậy sáng loà” (Nguyễn Đình Thi). Con người miền núi cũng được các tác giả nhìn nhận, xây dựng theo quan niệm mới. Những người dân trước đây sống trong chế độ cũ, các thế lực cường quyền và thần quyền ngự trị đã đày đọa, xô đẩy họ đến bước đường cùng tưởng như không có lối thoát, nhưng với sức sống mãnh liệt và nhất là khi có ánh sáng cách mạng soi đường, đồng bào các dân tộc miền núi đã vùng dậy. Các truyện về đề tài dân tộc và miền núi ra đời trong giai đoạn này đã chỉ ra quá trình vận động và trưởng thành của các dân tộc Tây Bắc, Tây Nguyên và thế đứng lên chung của đất nước trong thời đại mới. Hình tượng trung tâm, xuyên suốt trong nhiều tác phẩm là những người dân vùng cao bình thường, có số phận bất hạnh, éo le nhưng tâm hồn không khi nào nguôi niềm khao khát hướng về tự do và hạnh phúc. Ở tập Truyện Tây Bắc

của nhà văn Tô Hoài, chúng ta đã gặp được trong những đêm đen tưởng chừng như dài bất tận trên đất Mường Giơn dưới ách đàn áp, kìm kẹp của giặc Pháp, Việt gian rồi bọn chánh, phó phìa, châu đoàn… hình tượng nhân vật ông Mờng,

một người cha dân tộc Thái “gà trống” nuôi 3 người con, phải chịu biết bao khổ cực, đọa đày nhưng vẫn luôn mơ ước đến một ngày mường bản bình yên để dựng lại nhà, để nấu rượu và “gả chồng luôn cho con gái mà không bắt ở rể” như xưa nữa… Còn với cô Ính, con gái thứ hai của ông Mờng thì dù phải thay vai trò của người chị gái (cô Mát đã bị quan Châu, quan Bang bắt vào đội xòe sàn rồi bị hành hạ đến chết ở nơi xa) để lo cho bố, cho em thơ, phải tập làm những việc như cày, bừa mà phụ nữ Thái xưa nay không bao giờ làm, phải trốn chui lủi trên chái gác bếp để tránh bọn lính đồn vào bản càn quét, hãm hiếp... nhưng trái tim vẫn luôn khao khát “nghĩ đến những chuyện xa xôi yên vui, một tối xòe sàn...”. Riêng với Mỵ và A Phủ trong truyện Vợ chồng A Phủ, những người dân Mèo (H’Mông) thậm khổ của xứ Hồng Ngài mà thân phận bị bọn Thống lý Pá Tra, bọn lý dịch, quan lang, thống quản, xéo phải... coi không bằng con trâu, con ngựa, thì khi đến được với khu Phiềng Sa lại thường chỉ nghĩ đến một cái nhà gỗ tốt “cho đời mình ở, đời con cháu ở, một cái nhà gỗ có tàu ngựa quanh mái hiên, đằng trước, đằng sau nhà có hai dãy đào. Trước cửa... làm một khoảng vườn to, có ván gỗ rào quanh, đến mùa khô ráo thì trồng đủ rau cải xanh, đậu răng ngựa...”. Mơ ước bình dị mà đầm ấm ấy cũng giống như niềm hy vọng của bà lão Ảng trong Cứu đất cứu mường, dù bị các thế lực từ tri châu, châu đoàn, quan lang... đọa đày, dày vò từ khi còn là một thiếu nữ “đẹp nức tiếng đất Mường Cơi” cho đến lúc tàn tạ thành một bà lão Ảng bị những lính tráng vàng đánh đập, đấm đá không thương tiếc nhưng vẫn nghĩ đau đáu đến cảnh sinh hoạt êm đềm “... tha hồ mang thịt chuột nướng đi ăn với du kích... Tết này xong ta bảo nó ra ngoài Ngọn Lao xin hột bông giống, năm nay ta sẽ phát lấy một nương bông...”. Hình tượng bà Ảng với khát vọng về một hạnh phúc mong manh, đơn sơ đến tội nghiệp cũng tựa như nỗi niềm của mẹ con bà lão Giàng Súa ở Miền

Tâysuốt bao năm sống chui lủi trong hang đá, từ khi theo cán bộ về ở trong khu du kích liền nghĩ ngay đến cảnh “bây giờ mới lại có ngày đứng giữa quãng trống, được trông thấy nắng từ sáng đến chiều...”.

Có thể nói, phải sống và gắn bó bằng những tình cảm sâu sắc nhất từ chính trái tim của mình với đồng bào các dân tộc, miền núi ở vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên thì các tác giả mới có được những trang viết, dựng lên được những hình tượng nhân vật tồn tại cùng thời gian như vậy. Với các tác giả là người dân tộc như Nông Minh Châu, Hoàng Hạc, Y Điêng, Vi Hồng... thì việc hiểu để viết về cộng đồng của mình, về bản làng, buôn ấp của mình là điều hiển nhiên và không khó khăn. Nhưng với các nhà văn như Tô Hoài, Nguyên Ngọc, Ma Văn Kháng... thì đó là một quá trình hóa thân bằng cả tâm hồn. Bằng những tháng năm dài sống gắn bó với đồng bào các dân tộc, chính cuộc sống và con người ở các vùng rừng núi phía Bắc, Tây Nguyên đã trở thành niềm thôi thúc mãnh liệt về tình cảm cũng như nhận thức của các tác giả. Trong hồi ký Tôi viết Truyện

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) ruyện viết về đề tài dân tộc và miền núi giai đoạn 1945 - 1975 (Trang 66 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)