Giọng điệu trần thuật nhiều cung bậc

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) ruyện viết về đề tài dân tộc và miền núi giai đoạn 1945 - 1975 (Trang 152 - 175)

Chƣơng 1 : Tổng quan tình hình nghiên cứu

4.3. Ngôn ngữ và giọng điệu

4.3.2. Giọng điệu trần thuật nhiều cung bậc

Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì: “Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa, gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm... Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và có tác dụng truyền cảm cho người đọc. Thiếu một giọng điệu nhất định, nhà văn chưa thể viết ra được tác phẩm, mặc dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp xong hệ thống nhân vật...” [100,

tr.91]. Với mục đích tạo nên thế giới nghệ thuật của riêng mình, các tác giả truyện về đề tài dân tộc, miền núi giai đoạn 1945 - 1975 đã sử dụng giọng điệu trần thuật lôi cuốn linh hoạt từ đó tạo ra những điểm nhìn khác nhau về không gian, thời gian của các tình tiết trong câu chuyện. Bằng việc kích thích trí tưởng tượng phong phú, các tác giả đã đem đến cho người đọc những cảm nhận sinh động về không gian sống của đồng bào các dân tộc miền núi trong một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc. Đó là cảnh vật gần gũi, thân thuộc gắn bó với con người từ thuở mới sinh ra với núi non, sông suối, gió núi, mưa nguồn, sương giăng, thác đổ. Từ những bức tranh cuộc sống ấy đã bật lên hiện thực tâm trạng và những khát vọng cháy bỏng của mỗi con người cùng hướng về một cuộc sống thời bình tươi đẹp trong tương lai sau ngày đất nước độc lập, non sông thu về một mối. Hãy hòa cùng không khí rạo rực sau chiến thắng của chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950 của đồng bào Tây Bắc trong truyện Xuống làng thông qua giọng điệu hối hả, náo nức của văn Tô Hoài: “... Đoàn xe bon bon vào phố tỉnh buổi chiều ngày hội chiến thắng. Xe cứ chạy, mỗi lúc xung quanh càng trào lên, reo lên, những người, những cờ. Và đèn điện khắp nơi vừa bật, như sao trên trời nhảy xuống múa lấp lánh trong cây... Bao nhiêu hy vọng, mỗi người một hy vọng khác nhau mà lại giống nhau trong cái tưng bừng chung của đất nước, quê hương giải phóng…” [27, tr.292]. Giọng điệu hối hả, gấp gáp ấy, chúng ta còn bắt gặp trong hầu hết các truyện kể về không khí, tinh thần và ý chí chiến đấu của nhân dân vùng cao với giặc thù: “Tiếng cười giần giật của thằng Dục. Các cụ già chồm dậy. Bọn lính gạt ra. Tiếng kêu ré của đồng bào. Tiếng chân ai rầm rập quanh nhà ưng. Ai thế?

Tnú thét lên một tiếng. Chỉ một tiếng thôi. Nhưng là tiếng thét vang dội. Tiếp theo là tiếng “Giết!”. Tiếng chân người đạp trên sàn nhà ưng rào rào. Tiếng

bọn lính kêu thất thanh. Tiếng cụ Mết ồ ồ: “Chém! Chém hết!”...” (Rừng xà nu -

Nguyễn Trung Thành). Những câu văn ngắn có tác dụng gợi lên âm thanh và tạo ra tiếng động. Giọng văn ngắt nhịp kết hợp cùng âm hưởng của cách ngắt câu và một loạt động từ, tính từ như đặt người đọc vào không gian thực của Tây Nguyên đánh giặc dưới ánh đuốc xà nu ngùn ngụt. Có thể nói, giọng điệu hào hùng, âm hưởng bi tráng mang dáng dấp sử thi chính là một trong những thành công nổi bật của nghệ thuật giọng điệu trong nhiều truyện viết về đề tài dân tộc và miền núi giai đoạn 1945 - 1975.

Mỗi biến đổi của đời người dường như cũng liên quan chặt chẽ tới những đổi thay của tạo vật và xã hội xung quanh. Những cảnh “vật đổi sao rời”, thói tục, lệ làng, lệ bản, những điều dở - hay trong phép ứng xử của con người với con người bao giờ cũng được các tác giả lồng vào đó tâm tư (dù là không rõ nét) của nhân vật chính. Hình tượng nhân vật cô Ảng với quá khứ bị đọa đày khổ đau ở tác phẩm Cứu đất cứu mường trong tập Truyện Tây Bắc được nhà văn Tô Hoài khắc họa lại bằng giọng văn mềm mại, trữ tình thể hiện sâu sắc diễn biến tâm lý của một người phụ nữ vùng cao chịu nhiều bất hạnh ngay ở độ tuổi đẹp nhất của đời người: “...Cô Ảng sinh được hai con, cũng không biết bố nó đích là người quan nào. Không nhà quan lang nào ra mặt nhận con. Nhưng mỗi cuộc săn, mỗi chuyến đi tắm suối nước nóng, đi chơi hang núi đá ngày Tết, các quan vẫn bắt cô Ảng đi hầu. Cô Ảng lại phải đem gửi con rồi đi hầu cho quan chơi. Và tuy quan không nhận con, xong lệ làng thì vẫn giữ nghiêm, các quan làng phải ngả vạ tội người đàn bà chửa buộm. Lệ làng phạt mỗi trẻ con đẻ hoang thì mẹ nó phải đem nộp làng mười hai đồng bạc hoa xòe. Những đứa con cô Ảng là trứng của nhà quan, nhưng nhà quan không nhận thì nó cũng chỉ bằng trứng con quạ, con cú trong rừng, cho nên làng mới phạt vạ nó. Cô Ảng phải đem một con lên

núi cho người Dao, đổi lấy mười hai đồng bạc trắng về nộp làng. Vẫn chưa hết khổ. Không có chồng, trong nhà lại không có đàn ông, thế thì phép quan châu cũng không chia cho đàn bà được phần ruộng để làm. Mẹ đành phải ôm con la liếm đi vét cối giã gạo ngoài suối xin ăn...” [27, tr.96]. Cũng có khi lời kể được gửi gắm vào thiên nhiên trong quan hệ khăng khít với thế giới tâm hồn của con người vùng cao: “Mười năm qua, Cắm về làm cách mạng ở cái xã Mèo cheo leo trên đỉnh núi này. Mùa mưa đến, mùa mưa đi, rồi mùa mưa lại đến, như một người bạn chí tình, không bao giờ lỗi hẹn. Tóc Cắm đã dần bạc đi từng sợi. Nhưng cách mạng thì Cắm không bỏ được. Cắm làm Chủ tịch xã. Ừ, cũng vào dạo một mùa mưa, tiếng súng nổ dưới Phủ Thông, Đèo Giàng, Cắm dẫn một đoàn dân công Mèo đi vác súng, đạn, gạo ăn, nước uống cho bộ đội. Đoàn dân công của Cắm đi gần một con trăng, đến khi về thì thiếu mất một người...” (Rẻo cao, Nguyên Ngọc). Ở vùng cao, vai trò của thế giới tự nhiên rất quan trọng trong việc hình thành nên đặc điểm sống của các bản làng. Chúng ta sẽ cùng tác giả Tô Hoài đến với cánh đồng Mường Giơn huyền thoại bằng giọng kể đẹp như một bài thơ: “Cánh đồng Mường Giơn, nắng chiều vừa hẩng lại một chút, người đông vui và ấm hẳn lên. Các chị, các em nhỏ xách thuổng đi trên các tràn ruộng đào chuột, đào con dúi, nhặt rau má. Tiếng trẻ cười inh ỏi. Bóng nước suối chảy lấp lánh bọc quanh ruộng ven rừng. Người xôn xao đi đánh cá...” [27, tr.202].

Đọc các truyện viết về đề tài dân tộc và miền núi giai đoạn 1945 - 1975, chúng ta nhận ra một giọng điệu đặc trưng, nổi bật nhất là ở các tác phẩm viết về khu vực Tây Nguyên, đó là giọng điệu mang âm hưởng hào hùng, bừng bừng khí thế tiến công. Giọng điệu ấy có khi được biểu hiện ở từng câu, từng chữ, có khi được toát lên từ âm hưởng chung của tác phẩm, của một cuộc đời, một chiến công hay một khung cảnh thiên nhiên... Ngay từ hệ thống đại từ nhân xưng, các

nhà văn trong đó có Nguyên Ngọc - Nguyễn Trung Thành luôn sử dụng những đại từ trang trọng. Với các bậc cao niên, nhà văn gọi là cụ, ông cụ, bà cụ, cụ già, bok như cụ Mết, cụ Xớt, bok Pa, bok Sung... Đối với lớp thanh niên, nếu không kể những nhân vật phản diện, nhà văn Nguyên Ngọc dùng các đại từ anh, chị để gọi như anh Núp, anh Thế, anh Quyết... rồi cũng có khi ông gọi tên một cách thân mật như Tnú, Mai, Dít, Núp, Khíp... và còn cả cách nói lấy chức danh để gọi tên nhân vật, như Tnú là anh lực lượng, Dít là đồng chí chính trị viên xã đội,

những người tham gia tải đạn cho bộ đội là lũ dân công. Với nhà văn Y Điêng thì cách dùng đại từ nhân xưng lại gắn mật thiết với cách gọi của người Ê Đê

như ma, mí, ama, amí... Cách sử dụng đại từ nhân xưng thay thế cho tên gọi này

cũng được các nhà văn như Tô Hoài, Hoàng Hạc, Nông Minh Châu... sử dụng trong các truyện của mình. Các dùng ngôn từ ấy góp phần tạo nên giọng điệu gần gũi, thân thương thể hiện thái độ yêu mến, trân trọng của nhà văn đối với các nhân vật - những đứa con tinh thần của mình đồng thời cũng là những mẫu người anh hùng được mọi người trân trọng.

Với đồng bào Tây Nguyên anh hùng, luôn hiên ngang trước kẻ thù xâm lược và góp phần làm nên những chiến công hiển hách, nhà văn Nguyên Ngọc - Nguyễn Trung Thành đã sử dụng những lời lẽ đẹp nhất khi nói về họ. Qua ngòi bút của ông, hình ảnh đất và người Tây Nguyên hiện lên thật hùng vĩ và tráng lệ. Âm hưởng ấy vang vọng trong Rừng xà nu thể hiện sức sống kỳ diệu của con người thông qua hình ảnh ẩn dụ “rừng xà nu”: “Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế, Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng...”. Khí thế cách mạng bừng bừng của cộng đồng cũng được thể hiện qua

âm hưởng lời truyền hịch của cụ Mết: “Thế là bắt đầu rồi. Đốt lửa lên! Tất cả người già, người trẻ, người đàn ông, người đàn bà, mỗi người phải tìm lấy một cây giáo, một cây mác, một cây vụ, một cây rựa. Ai không có thì vót chông, năm trăm cây chông! Đốt lửa lên! Tiếng chiêng nổi lên...” (Rừng xà nu). Giọng điệu tráng ca của tác phẩm đã đưa người đọc trở lại với không khí thiêng liêng, hào hùng của Tây Nguyên trong sử thi với những Đam San, Xinh Nhã thời cổ đại.

Tiểu kết chƣơng 4

Mang những đặc điểm chung của văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975, các truyện về đề tài dân tộc và miền núi bên cạnh việc khắc họa chân dung của nhân dân vùng cao kháng chiến còn có cả những bức tranh thiên nhiên hùng vĩ và rất trữ tình. Ở đó có thác đổ ào ào, có mưa nguồn, lũ suối nhưng cũng có những dòng sông hiền hòa, thơ mộng, có núi cao với thú dữ rình rập nhưng cũng có những bình nguyên ngút ngàn màu xanh... Chính điều đó đã tạo nên khí chất anh dũng, cương cường và lãng mạn của con người mà các nhà văn đã say sưa khắc họa, ngợi ca. Con người vùng cao rắn rỏi, can trường bao nhiêu trước kẻ thù xâm lược thì lại dịu dàng, tha thiết bấy nhiêu trước đồng bào, trước núi sông, thiên nhiên quê nhà. Sự rắn rỏi, kiên cường ấy của vùng cao trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đã viết nên những khúc tráng ca hào hùng và vọng vào trong từng tác phẩm văn học trong đó có các truyện mà công trình của chúng tôi dụng công nghiên cứu.

Để có được những bức tranh nghệ thuật nhiều màu sắc trong các truyện viết về đề tài dân tộc và miền núi giai đoạn 1945 - 1975, các nhà văn đã sáng tạo ra thế giới nghệ thuật ở nhiều bình diện, trong đó phải kể đến các phương thức biểu hiện nghệ thuật phong phú, độc đáo về cốt truyện và kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu. Đó là những truyện có kết cấu phong phú, đa dạng, linh hoạt để tạo

nên những bức tranh nghệ thuật giàu sức sống và tươi đậm chất liệu cuộc sống. Vẻ đẹp của các truyện về mảng đề tài này còn thể hiện qua ngôn ngữ và giọng điệu. Nhờ khả năng quan sát, am hiểu cuộc sống và con người vùng cao trong kháng chiến, với ngôn ngữ trần thuật giàu tính khẩu ngữ mang sắc thái địa phương cùng với giọng điệu kể nhiều cung bậc vừa lôi cuốn, linh hoạt, vừa có chất trữ tình thiết tha, mỗi tác giả đã tự khẳng định được vị trí của mình trong bức tranh chung của nền văn học dân tộc. Vậy nên điều đọng lại sâu sắc nhất sau khi đọc những truyện về đề tài dân tộc và miền núi giai đoạn 1945 - 1975 chính là âm hưởng hào hùng và chất trữ tình lắng đọng. Nếu âm hưởng hào hùng là ngọn lửa đốt cháy tâm can thì giai điệu trữ tình là dòng suối tưới mát tâm hồn mỗi người...

KẾT LUẬN

1. Trong bức tranh toàn cảnh của nền văn xuôi cách mạng Việt Nam, truyện về đề tài dân tộc và miền núi giai đoạn 1945 - 1975 với những thành công nhất định trên các phương diện đã có những đóng góp không nhỏ vào quá trình hiện đại hóa văn học. Sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và công cuộc tái thiết, xây dựng đất nước ở vùng cao trong một thời kỳ dài (ba mươi năm) đã được các nhà văn phản ánh vào các tác phẩm một cách chân thực, sinh động với những góc tiếp cận phong phú cùng các phương thức thể hiện đa dạng, nhiều chiều. Đây là công trình đầu tiên của chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu một cách hệ thống các truyện viết về đề tài dân tộc và miền núi giai đoạn 1945 - 1975. Trong suốt quá trình nghiên cứu, trên cơ sở tham khảo và kế thừa những kết quả của người đi trước, chúng tôi cũng đã nỗ lực tìm tòi, suy nghĩ để có thể phát hiện, lý giải được một cách tối đa nhất trong khả năng về những vấn đề cơ bản của mảng đề tài này. Có thể khẳng định, truyện viết về đề tài dân tộc và miền núi của các tác giả trong giai đoạn 1945 - 1975 đã có những đóng góp không nhỏ cho các thể loại truyện nói riêng, văn xuôi hiện đại Việt Nam nói chung về nội dung, giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật. Các tác phẩm được khảo sát ở đây, với hệ thống hình tượng, cấu trúc ngôn từ và các thủ pháp nghệ thuật có dấu ấn đậm nét của khu vực dân tộc, vùng cao đã giúp chúng ta hiểu thêm về thế giới tự nhiên, cuộc sống cùng những giá trị văn hóa truyền thống có từ ngàn đời của đại gia đình các dân tộc Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử đáng nhớ của dân tộc. 2. Có thể khẳng định rằng, truyện về đề tài dân tộc và miền núi giai đoạn 1945 - 1975 của các tác giả đã phần nào dựng lên được bức tranh toàn cảnh ở vùng cao trong cách mạng giải phóng dân tộc và công cuộc tái thiết, xây dựng cuộc sống mới. Hiện lên rõ nét trong các truyện là hình tượng những con người

vùng cao có sức sống tiềm tàng, mãnh liệt với khát vọng tự do cháy bỏng cùng với quyết tâm vượt thoát khỏi tàn dư xã hội cũ để đến với ánh sáng của sự tiến bộ. Không chỉ được các nhà văn xây dựng ở bình diện xã hội, thế giới nhân vật ở các truyện về đề tài dân tộc, miền núi trong giai đoạn này còn được tái hiện, khám phá ở bình diện văn hóa với những nét đặc trưng riêng mang màu sắc vùng miền của từng cộng đồng dân tộc. Các tác phẩm không chỉ khắc họa được thế giới thiên nhiên chốn đại ngàn giàu sức sống, đa sắc màu, chân thực, thơ mộng, hòa cảm sâu sắc với cuộc sống của con người kháng chiến mà còn xây dựng được hình tượng những con người miền núi với những phẩm chất đáng quý và đặc biệt là cuộc sống luôn gắn bó, chan hòa với thiên nhiên, biết nâng niu, gìn giữ các phong tục truyền thống ngay cả trong những hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt nhất. Đó là những tập tục về cư trú, về trang phục, lao động sản xuất, văn hóa văn nghệ, hôn nhân, hội hè, tang lễ... Về phương diện đời tư của nhân vật, mặc dù chịu sự chi phối của chức năng văn học trong giai đoạn phải đặt ưu tiên

Một phần của tài liệu (LUẬN ÁN TIẾN SĨ) ruyện viết về đề tài dân tộc và miền núi giai đoạn 1945 - 1975 (Trang 152 - 175)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)