Nuôi tôm nƣớc lợ Cộng đồng nuôi tôm Tác động BĐKH Nội dung nghiên cứu của
2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu
2.2.1. Thông tin thứ cấp
Thu thập các số liệu liên quan đến khí tƣợng nhƣ: bão, áp thấp nhiệt đới, xâm nhập mặn (độ mặn), nắng nóng kéo dài, mƣa lớn.... đƣợc theo dõi trong thời gian đủ dài của các trạm khí tƣợng tại tỉnh, viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Biến đổi khí hậu.
Thu thập thông tin về kinh tế - xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời dân địa phƣơng qua các năm; các báo cáo của các chƣơng trình dự án đƣợc triển khai trên địa bàn, các báo cáo kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài đã đƣợc công bố;
Số liệu thống kê nông nghiệp - thủy sản đƣợc thu thập chủ yếu từ sở Tài nguyên và Môi trƣờng, Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng, phòng NN&PTNN huyện Mỹ Xuyên, báo cáo điều tra từ nông hộ.
2.2.2. Thông tin sơ cấp
Phƣơng pháp phỏng vấn nhanh: đƣợc áp dụng cho phỏng vấn cá nhân và thúc đẩy trong nhóm thảo luận. Giai đoạn mục tiêu nghiên cứu chƣa đƣợc hiểu rõ hoàn toàn, vấn đề và mục tiêu nghiên cứu có thể sửa hoặc xem lại trong quá trình nghiên cứu. Phỏng vấn nhanh một số cá nhân có thể mang lại thông tin chất lƣợng cao mà học viên mong muốn tìm hiểu sâu hơn, đồng thời là cơ sở để lựa chọn địa điểm điều tra mang tính đại diện nhất.
Địa điểm điều tra: Khu vực đánh giá tác động do BĐKH đến hoạt động nuôi tôm nƣớc lợ tại cộng đồng, việc đánh giá đƣợc thực hiện dựa trên bộ công cụ đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng do tác giả chuẩn bị và đƣợc tham vấn chuyên gia trong quá trình hoàn thiện.
Phƣơng thức điều tra: Phƣơng pháp điều tra đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia PRA (Participatory Rural Appraisal). Phƣơng pháp này sẽ đƣợc sử dụng xuyên suốt quá trình điều tra, đánh giá thực địa để thu thập các thông tin từ cộng đồng một cách đầy đủ và đa chiều. Ngoài phƣơng pháp điều tra theo phiếu một số công cụ của PRA dự kiến sẽ đƣợc sử dụng nhƣ: SWOT, Cây vấn đề, Biểu đồ mùa vụ…
+ Biểu đồ mùa vụ: Đƣợc sử dụng lồng ghép trong quá trình thảo luận đánh giá tác động của BĐKH đối với loài nuôi theo tháng trong năm ứng với mùa vụ nuôi.
+ Cây vấn đề: Đƣợc sử dụng để phân tích nguyên nhân gốc rễ của những thiệt hại trong nuôi tôm, phân tích sâu trong các nguyên nhân đó thì BĐKH đóng góp ở mức nào và thảo luận định hƣớng, giải pháp từ cộng đồng.
+ SWOT: nhằm phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức mà BĐKH tác động đến cộng đồng nuôi tôm nƣớc lợ tại Mỹ Xuyên, Sóc Trăng, bao gồm cả tác động tích cực và tác động tiêu cực.
Số lƣợng điều tra: Các mẫu điều tra sẽ đƣợc thu thập tại các xã điểm có nghề tôm phát triển của huyện Mỹ Xuyên số lƣợng phiếu là 250 phiếu (8 xã x 30 phiếu/xã + dư mẫu 10 phiếu = 250 phiếu).
Lựa chọn đối tƣợng điều tra: Cán bộ Chi chục thủy sản, Trung tâm Khuyến nông, Cán bộ khuyến nông xã, nông dân, những ngƣời cao tuổi, đại diện các đoàn, hội…. tham gia trong quá trình khảo sát, điều tra của đề tài.
2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
2.3.1. Phương pháp đánh giá BĐKH ở địa phương
Các dữ liêu thông tin về thời tiết khí hậu nhƣ nhiệt độ, độ mặn, lƣợng mƣa… đƣợc thu thập vợi khoảng thời gian đủ dài (30 năm) và đƣợc tác giả sử dụng phân tích qua hàm xu thế (trend) để thấy đƣợc xu thế biến đổi thời tiết, khí hậu trong khoảng thời gian vừa qua. Từ đó đi đến kết luận về những thay đổi này là BĐKH hay là một sự thay đổi thông thƣờng. Bên cạnh đó phƣơng pháp tham vấn cộng đồng và chuyên gia địa phƣơng để có những tìm hiểu về xu thế trong thời gian gần đây, những biến động bất thƣờng diễn ra tại địa phƣơng cũng dƣợc tiến hành thông qua công cụ PRA.
2.3.2. Phương pháp chỉ số trong đánh giá và định lượng tính dễ bị tổn thương do BĐKH
Phƣơng pháp đánh giá và định lƣợng tính dễ bị tổn thƣơng dùng trong luận văn đƣợc tiến hành bằng cách xây dựng “chỉ số dễ bị tổn thương”.
Bộ chỉ số dễ bị tổn thƣơng: đƣợc xây dựng dựa trên kế thừa các kết quả mà các
nghiên cứu trƣớc đây đã thực hiện trong l nh vực nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản và nuôi tôm, cụ thể:
+ Sàng lọc các tác động chính/các yếu tố thời tiết khí hậu chính: Thông qua nghiên cứu các tài liệu và các nghiên cứu trƣớc đây các yếu tố thời tiết đƣợc xác định phù hợp cho tỉnh Sóc Trăng bao gồm: 1) Thay đổi nhiệt độ; 2) Thay đổi lƣợng mƣa; 3) Nƣớc biển dâng; 4) lũ/lụt; 5) Hạn hán; 6) Bão và ATNĐ; 7) Giông và lốc xoáy.
+ Xác đinh phạm vi đánh giá: Phạm vi đánh giá tình trạng dễ bị tổn thƣơng
đƣợc xác định trong luận văn ở cấp cộng đồng (cấp xã). Là nhằm xác định đƣợc tình trạng dễ bị tổn thƣơng ở cấp cộng đồng từ đó có đƣợc các biện pháp ứng phó với BĐKH. Thông qua việc điều tra, đánh giá và thảo luận, nâng cao đƣợc nhận thức của
cộng đồng về biến đổi khí hậu. Công cụ chính đƣợc sử dụng cho đánh giá cấp này là PRA, thu thập số liệu, đánh gía cho điểm, khảo sát thực địa, thảo luận nhóm.
+ Xác định các yếu tố dễ bị tổn thƣơng/đối tƣợng bị tác động trong nuôi tôm
nƣớc lợ: Qua nghiên cứu hƣớng dẫn “Đánh giá tác động của BĐKH và xác định các
giải pháp thích ứng - Viện khoa học khí tƣợng thuỷ văn môi trƣờng”; một số nghiên cứu liên quan trong nuôi tôm, và dựa trên các yếu tố thời tiết, khí hậu đã xác định ở trên, các yếu tổ dễ bị tổn thƣơng do BĐKH của cộng đồng nuôi tôm nƣớc lợ tại Sóc Trăng đƣợc xác định (Phụ lục 3):
1) Tác động đối với đối tƣợng nuôi, bao gồm: i) Tốc độ tăng trƣởng của loài nuôi; ii) Tỷ lệ sống của tôm nuôi; iii) Bệnh tật; iv) Hệ số chuyển đổi thức ăn; v) Mùa vụ thả; vi) Khả năng trống chịu của tôm nuôi.
2) Tác động với hệ sinh thái, bao gồm: i) Chất lƣợng môi trƣờng nƣớc trong và xung quanh ao nuôi, vùng nuôi; ii) Chất lƣợng của các HST và quần xã sinh vật có liên quan đến nuôi tôm (nhƣ rừng ngập mặm).
3) Tác động tới kinh tế, xã hội của cộng đồng, bao gồm: i) Cơ sở hạ tầng vùng nuôi (đƣờng, điện, kênh, mƣơng, cống…); ii) Vật tƣ, thiết bị trại nuôi (lều, cống, máy sục khí, máy bơm…); iii) Thiệt hại về ngƣời và tài sản; iv) Thiệt hại sinh kế.
+ Xác định mức độ tổn thƣơng: Bộ chỉ số đƣợc xây dựng dựa trên các yếu tố đƣợc xác định ở các mục trên (Phụ lục 2-3) và đƣợc đánh giá theo thang điểm 5 (nhƣ mô tả bên dƣới). Qua tổng hợp phân tích kết quả ở các mức điểm so với khung tham chiếu và chạy trên biểu đồ ta sẽ thấy mức độ hiện tại của cộng đồng nuôi tôm so với mức tham chiếu hạn trên (điểm 5) và hạn dƣới (điểm 0-1).
Cách thức xây dựng theo các nhóm tác động và phân hạng theo mức độ dễ bị tổn thƣơng đƣợc học viên áp dụng trong quá trình xây dựng, có thể dùng để so sánh các mức độ tổn thƣơng giữa các yếu tố và các nhóm/vùng tác động với nhau.
2.3.3. Phương pháp thang đo
Phƣơng pháp thang đo dùng trong luận văn đƣợc dùng trong quá trình đánh giá năng lực thích ứng với BĐKH của cộng đồng nuôi tôm nƣớc lợ.
Kết quả từ thảo luận nhóm và bảng câu hỏi trong làm việc với cộng đồng đƣợc xây dựng theo hƣớng câu hỏi mở để đánh gía các tác động của BĐKH đến nuôi tôm nƣớc lợ cũng nhƣ năng lực thích ứng của cộng đồng trƣớc các yếu tố thời tiết, khí hậu. Sau khi có đƣợc các kết quả đánh giá, thu thập từ cộng đồng các dữ liệu này có thể đƣợc tổng hợp và so sánh các mức tác động với nhau. Cũng giống nhƣ vậy năng lực thích ứng của cộng đồng ở các khía cạnh cũng đƣợc cho điểm, đánh giá và lƣợng hoá.
Để thực hiện việc quy đổi các mức tác động thì cần thực hiện theo các thang điểm nhất định. Thông qua tham vấn cộng đồng và chuyên gia trong ngành cho thấy hình thức quy đổi các mức độ tác động theo hệ số 5 (1, 2, 3, 4, 5) từ mức độ tác động thấp đến cao là đơn giản và phù hợp với cộng đồng.
Việc cho điểm theo thang điểm 1-5 đƣợc thống nhất với cộng đồng nhƣ sau: (i) Mức tác động thấp nhất: cho điểm 1; (ii) Mức tác động áp dƣới trung bình: cho điểm 2; (iii) Mức tác động trung bình: cho điểm 3; (iv) Mức tác động áp trên trung bình: cho điểm 4; và (v) Mức tác động cao nhất: cho điểm 5. Chi tiết về các mức cho điểm ở các khung đánh giá đƣợc thể hiện trong Phụ lục 2-3-4.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, học viên đã thực hiện 8 cuộc thảo luận và khảo sát thu thập thông tin với 8 nhóm cộng đồng nuôi tôm nƣớc lợ tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Kết quả chấm điểm của 8 cộng đồng ngƣời nuôi tôm đƣợc lấy trung bình để tiến hành đánh giá và sau đó đƣợc xử lý bằng Excel, thể hiện bằng biểu đồ để dễ so sánh các mức độ tác động với nhau.
2.3.4. Phương pháp chuyên gia
Sử dụng phƣơng pháp hỏi ý kiến và trao đổi với chuyên gia để tăng thêm nguồn thông tin và độ tin cậy trong các kết quả nghiên cứu của luận văn, đồng thời là cơ sở quá trình đề xuất giả thuyết nghiên cứu, lựa chọn phƣơng pháp nghiên cứu, củng cố các luận cứ, cũng nhƣ lựa chọn các giải pháp phù hợp, mang tính thực tiễn cao đối với điều kiện và hiện trạng khu vực nghiên cứu.
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phƣơng pháp thống kê để xử lý số liệu: Sử dụng phần mềm Excel để tính toán các giá trị của biến số, xử lý thống kê và xây dựng các bảng biểu phân tích số liệu.
CHƢƠNG 3 . KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng biến đổi khí hậu tại huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng
3.1.1. Biến đổi nhiệt độ
Nghiên cứu các diễn biến thời tiết, khí hậu đƣợc theo dõi, giám sát của Đài khí tƣợng thủy văn khu vực Nam Bộ từ năm 1985 đến năm 2015 (30 năm) kết hợp tham vấn chuyên gia và cộng đồng về biến đổi nhiệt độ tại Sóc Trăng cho thấy:
Nhiệt độ trung bình của tỉnh Sóc Trăng trong 30 năm vừa qua đã có những biến động, dao động nhiệt độ trong khoảng 26,5 - 27.50
C. Chia sẻ của chuyên gia và cộng đồng cho biết nhiệt độ thay đổi thất thƣờng, không theo quy luật nhất định và có xu hƣớng khắc nghiệt hơn nhƣ “nóng thì càng nóng hơn và lạnh thì càng lạnh hơn”.