Tác động của nƣớc biển dâng đến hoạt động nuôi tôm nƣớc lợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ tổn thương do biến đổi khí hậu của cộng đồng nuôi tôm nước lợ tại huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng (Trang 57 - 59)

ĐVT: điểm số trung bình (theo thang điểm 5)

Stt Tiêu chí Tác động Điểm

I Đối tƣợng bị tác động 7/30

1.1 Tốc độ sinh trƣởng

Có những thời điểm độ mặn cao nên không thể lấy nƣớc vào nuôi tôm

2

1.2 Tỷ lệ sống của tôm nuôi Ít ảnh hƣởng 1

1.3 Bệnh tật Ít ảnh hƣởng 1

1.4 Hệ số thức ăn Ít ảnh hƣởng 1

1.5 Mùa vụ thả Ít ảnh hƣởng 1

1.6 Khả năng chống chịu của tôm nuôi Ít ảnh hƣởng 1

II Hệ sinh thái bị tác động 1/10

2.1 Chất lƣợng môi trƣờng nƣớc trong và xung

quanh ao nuôi, vùng nuôi Ít ảnh hƣởng 1

2.2

Chất lƣợng của các HST và quần xã sinh vật có liên quan đến nuôi tôm (nhƣ rừng ngập mặn)

Không có nhiều hệ sinh thái xung quanh do vùng chuyên tôm - lúa 0

III Kinh tế-xã hội của cộng đồng bị tác động 3/35

3.1 CSHT vùng nuôi (đƣờng, điện, kênh, mƣơng, cống...) Ít bị ảnh hƣởng 1 3.2 Vật tƣ, thiết bị trại nuôi (lều, cống, máy sục

khí, máy bơm,...) Ít bị ảnh hƣởng 0

3.3 Thiệt hại về thu nhập Ít bị ảnh hƣởng 1

3.4 Thiệt hại về ngƣời và tài sản Ít bị ảnh hƣởng 0

3.5 Thiệt hại sinh kế Ít bị ảnh hƣởng 1

3.6 Rủi ro về sức khỏe Ít bị ảnh hƣởng 0

3.7 Mâu thuẫn trong bản thân cộng đồng nuôi Không ảnh hƣởng 0

TÁC ĐỘNG TỔNG HỢP 11/75

Nguồn: Kết quả điều tra, 2018

Vùng Mỹ Xuyên, Sóc Trăng từ lâu đã đƣợc xác định là vùng nƣớc lợ. Từ năm 1975 khi các hộ nông dân tiến hành lấy giống tôm từ tự nhiên dựa trên chế độ nƣớc

thủy triều và nuôi giữ trong ruộng cho đến kích cỡ thu hoạch. Đến những năm 1990 do quá trình xâm nhập mặn lấn sâu vào vùng nội đồng và tôm sú giống sinh sản nhân tạo từ các tỉnh miền Trung đã đƣợc ngƣời dân đƣa vào nuôi trong ruộng lúa vào mùa khô ở huyện Mỹ Xuyên. Đến những năm 2008 khi độ mặn tăng cao, kèm theo sự phát triển của đối tƣợng tôm thẻ chân trắng nên ngƣời dân dần chuyển qua nuôi tôm thẻ do đối tƣợng tôm TCT có sự thích nghi cao với sự thay đổi của độ mặn.

Chính vì vậy nƣớc biển dâng/xâm nhập mặn có ảnh hƣởng rất ít tới: i) Đối tƣợng nuôi; ii) Hệ sinh thái và iii) Kinh tế - xã hội của cộng đồng.

Phân tích tổng hợp ảnh hƣởng/mức độ tổn thƣởng của xâm nhập mặn/nƣớc biển dâng tới cộng đồng nuôi tôm nƣớc lợ tại Mỹ Xuyên hiện ở mức thấp (tổng mức điểm đánh giá 11/75). Sở d nhƣ vậy là do: i) Vùng Mỹ Xuyên đã bị nhiễm mặn/xâm nhập mặn trong một thời gian dài (trƣớc năm 1975) nên ngƣời dân đã thích ứng với việc này; ii) Tôm là đối tƣợng chuyển đổi/thích ứng cho việc nhiễm mặn của vùng (tôm sú từ năm 1975, tôm thẻ từ năm 2008) nên đây đƣợc xem là một giải pháp thích ứng của cộng đồng vậy việc xâm nhập mặn đƣợc xem ảnh hƣớng tốt bởi nuôi tôm mang lại thu nhập cao hơn so với canh tác lúa, cây nông nghiệp hoặc các loài nuôi khác; iii) các biến động về độ mặn cũng ít gây ảnh hƣởng tới loài nuôi hay sinh kế của cộng đồng.

3.2.1.4. Tác động của các yếu tố thời tiết cực đoan (lũ, bão, hạn hán)

Tỉnh Sóc Trăng đƣợc ghi nhận là ít có các yếu tố cực đoan xảy ra nhƣ bão, hạn hán. Hiện chỉ đƣợc ghi nhận có lũ theo mùa mƣa của ĐBSCL. Tuy nhiên qua thảo luận nhóm với 08 HTX tại Mỹ Xuyên thời gian gần đây một số yếu tố thời tiết bất thƣờng nhƣ: i) ATNĐ ảnh hƣởng từ hoàn lƣu bão ở khu vực Nam Miền Trung; ii) Giông tố xuất hiện với tần xuất nhiều hơn.

ATNĐ và giông tố thƣờng kèm theo mƣa và gió lớn nên ảnh hƣởng nặng nề tới hoạt động nuôi tôm nƣớc lợ. ATNĐ thƣờng xảy ra vào khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 12 dƣơng lịch. Giông thƣờng xuất hiện vào các tháng 6 đến tháng 12. Tuy nhiên tập trung nhiều vào các tháng 6 đến tháng 9. Thông qua kết quả tổng hợp, phân tích từ thảo luận nhóm với 08 HTX cho thấy các yếu tố thời tiệt cực đoan (ATNĐ, giông) có tác động tổng hợp không cao nhƣ thay đổi nhiệt độ và lƣợng mƣa: i) Đối với đối tƣợng nuôi - 19/30; ii) Đối với hệ sinh thái - 5/10; iii) Đối với kinh tế xã hội của cộng đồng 15/35. Tuy nhiên tác động này lại đến trong thời gian ngắn và dồn dập nên gây ra các tác động nặng nề:

Đối với đối tƣợng nuôi: Làm suy giảm sức khỏe tôm và phát sinh bệnh do tác động mạnh và dồn dập.

Đối với hệ sinh thái: Làm thay đổi chất lƣợng môi trƣờng nƣớc trong và xung quanh ao nuôi, vùng nuôi do môi trƣờng nƣớc bị xáo trộn mạnh.

Đối với thu nhập và sinh kế cộng đồng: Trên phƣơng diện tổng thể không cao, nhƣng nhiều hộ bị thua lỗ do mất trắng hoặc phải thu sớm để tránh ATNĐ. Và vào thời điểm ATNĐ nhiều thƣơng lái ép giá ngƣời dân nên ngƣời dân còn bị thua thiệt về giá bán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ tổn thương do biến đổi khí hậu của cộng đồng nuôi tôm nước lợ tại huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)