Khung lý thuyết về phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ tổn thương do biến đổi khí hậu của cộng đồng nuôi tôm nước lợ tại huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng (Trang 37 - 38)

Nguồn:Badjeck et al., 2010

hành lƣợng hóa các tác động, đòi hỏi phải áp dụng tổng hợp một số phƣơng pháp nhất định. Trƣớc tiên, việc sử dụng các phƣơng pháp đánh giá nhanh nông thôn (PRA), điều tra hộ gia đình nuôi tôm và phỏng vấn sâu cán bộ quản lý tại địa phƣơng để tìm hiểu về đối tƣợng nghiên cứu - l nh vực nuôi tôm nƣớc lợ tại địa phƣơng - là cần thiết. Việc nhận diện, xác định các tác động của BĐKH đến hoạt động nuôi tôm và bản thân ngƣời nuôi tôm có thể đƣợc thực hiện thông qua áp dụng hình thức thảo luận nhóm với cộng đồng ngƣời nuôi tôm tại địa phƣơng, thăm quan thực địa và phỏng vấn sâu cán bộ địa phƣơng. Các tác động này cũng là cơ sở để lựa chọn mô hình dự báo, lƣợng hóa tác động của BĐKH đến nuôi tôm nƣớc lợ ở cấp tỉnh. `

Để đánh giá mức độ tổn thƣơng với BĐKH của cộng đồng của nghiên cứu này, tác giả đã nghiên cứu các tài liệu nghiên cứu trƣớc đó kết hợp với tham vấn chuyên gia trong l nh vực nuôi thủy sản xây dựng bộ tiêu chí đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng và đánh giá năng lực thích ứng của cộng đồng. Để kết quả đánh giá đƣợc sát thực các tiêu chí sẽ đƣợc phân nhỏ theo các chỉ báo, điểm tham chiếu và mô tả kỹ thuật. Các phƣơng pháp liên ngành và công cụ thảo luận đối chứng trong PRA cũng đƣợc sử dụng một cách linh hoạt trong nghiên cứu để đƣợc kết quả có tính tin cậy cao nhất. Trong quá trình đánh giá phƣơng pháp liên ngành đƣợc sử dụng lồng ghép vào các phƣơng pháp triển khai khác để thấy đƣợc những tác động rõ nét của BĐKH đến nuôi trồng thủy sản, qua đó đánh giá năng lực thích ứng của ngƣời nuôi tôm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ tổn thương do biến đổi khí hậu của cộng đồng nuôi tôm nước lợ tại huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng (Trang 37 - 38)