Nguồn: Kết quả điều tra, 2018
3.3.2. Kinh nghiệm và tập quán của cộng đồng
Nuôi tôm đƣợc phát triển ở Sóc Trăng 27 năm, tuy nhiên từ năm 1990 đến 2008, đối tƣợng nuôi chính vẫn là tôm sú theo hình thức quảng canh (QC) và quảng canh cải tiến (QCCT), ngƣời nuôi gần nhƣ không có những theo dõi về biến động của thời tiết và môi trƣờng mà chỉ nuôi thả tự nhiên và thu hoạch theo con nƣớc.
Tôm thẻ chân trắng đƣa vào nuôi tại Sóc Trăng từ năm 2008, ở những năm đầu 2008 đến 2011 diện tích nuôi tôm thẻ không nhiều. Giai đoạn 2011-2017, diện tích nuôi tôm nƣớc lợ ở Sóc Trăng không có biến động lớn. Theo chia sẻ của ngƣời dân những biến động bất thƣờng của thời tiết ảnh hƣởng đến đối tƣợng tôm nuôi mới chỉ diễn ra trong khoảng thời gian 5 năm trở lại đây và phổ biến là nắng mƣa bất thƣờng; giông và ATNĐ xuất hiện nhiều trong khoảng 3 năm gần đây. Chính vì vậy ngƣời nuôi chƣa có nhiều kinh nghiệm trong ứng phó với BĐKH, kinh nghiệm hiện tại là các biện pháp ứng phó tại chỗ với những thay đổi về môi trƣờng nhƣ PH, độ kiềm, nhiệt độ nƣớc…các kế hoạch ứng phó dài hạn hay những biến động bất thƣờng gần nhƣ ngƣời dân chƣa có kinh nghiệm.
5 4 5 0 0 1 2 3 4 5 Ý thức về các yếu tố BĐKH của ngƣời nuôi
Ý thức về các yếu tố NTTS chịu tác động
của BĐKH
Số hộ thƣờng xuyên theo dõi thời tiết, bão
lũ Số hộ có phƣơng án
Thêm vào đó, do sống trong khu vực có điều kiện thời tiết khá ôn hòa và ổn định trong một thời gian dài nên tập quán sống chung với lũ, chủ quan với thiên nhiên, thời tiết đã gắn sâu vào cách sống của ngƣời dân.
3.3.3. Năng lực kỹ thuật trong thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng
Để đánh giá năng lực trong thích ứng với BĐKH của cộng đồng nghiên cứu đƣa ra 5 khía cạnh: i) Thay đổi cơ cấu loài nuôi; ii) Cải tiến công nghệ nuôi; iii) Nuôi theo quy hoạch; iv) Giám sát môi trƣờng và bệnh; v) Quản lý chất thải rắn.
3.3.3.1. Thay đổi cơ cấu loài nuôi
Năng lực thay đổi cơ cấu loài nuôi của cộng đồng nuôi tôm nƣớc lợ huyện Mỹ Xuyên đạt mức điểm trung bình là 3,7. Để ứng phó với biến đổi khí hậu, ngƣời dân đã có những hoạt động nhằm thay đổi loài nuôi nhƣ sau:
- Có loài phù hợp thay thế loài vụ chính, loài thay thế vụ chính vừa là để ứng phó, vừa là để nâng cao hiệu quả/giảm lãng phí trong sử dụng đất/nƣớc. Qua đánh giá đa số hộ nuôi nuôi theo hình thức luân canh tôm - lúa và xen canh tôm - cá rô phi. Với những năm mùa mƣa kéo dài, thời gian ngọt hóa cũng kéo dài đa số ngƣời nuôi chuyển nuôi tôm thẻ thay cho tôm sú do thời gian nuôi của tôm thẻ ngắn hơn tôm sú và ngƣợc lại.