Điều kiện tự nhiên huyện Mỹ Xuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ tổn thương do biến đổi khí hậu của cộng đồng nuôi tôm nước lợ tại huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng (Trang 32)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

1.4.2. Điều kiện tự nhiên huyện Mỹ Xuyên

Huyện Mỹ Xuyên là một trong những huyện có nghề nuôi tôm phát triển tại tỉnh Sóc Trăng, có diện tích tự nhiên là 37.095,15 ha với 01 thị trấn và 10 xã. Dân số của toàn huyện là 156.370 nhân khẩu, với mật độ dân số 421 ngƣời/km2

. Thành phần dân tộc của huyện Mỹ Xuyên cũng khá đa dạng với dân tộc Kinh 10.211 ngƣời, chiếm 65,36% dân số; dân tộc Khmer 51.807 ngƣời chiếm 33,13% dân số; dân tộc Hoa 4.336 ngƣời, chiếm 2,77% dân số; dân tộc khác 16 ngƣời.

Ngƣời nuôi tôm ở Mỹ Xuyên có truyền thống sản xuất quy trình luân canh tôm - lúa suốt thời gian dài từ năm 1998 đến năm 2008. Vừa nuôi tôm, vừa canh tác đƣợc một vụ lúa, nên mức độ rủi ro thấp, hầu hết nông dân 6 xã vùng tôm lúa Mỹ Xuyên khá lên từ quy trình bền vững này. Tuy nhiên giai đoạn gần đây, xu thế nuôi bán thâm canh hình thành khi nuôi tôm thành công liên tiếp, theo đó diện tích lúa trên nền ao nuôi tôm giảm dần. Điều đó đang dần ảnh hƣởng đến khả năng phát triển bền vững của mô hình nuôi tôm. Kết quả là một bộ phận nông dân trở nên khó khăn, thiếu thốn bắt nguồn từ xu thế nuôi bán thâm canh, bỏ lúa để chuyên canh tôm.

Những năm gần đây, phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng phát triển, diện tích ao tôm - lúa giảm dần do nông dân chuyển sang nuôi theo quy trình bán thâm canh. Theo báo cáo của phòng Nông nghiệp huyện Mỹ Xuyên, năm 2014, diện tích thả nuôi thủy sản đƣợc 21.343,1 ha, trong đó, diện tích thả tôm là 20.998,1 ha. Với 9.538,8 ha nuôi thả tôm sú, trong đó: Diện tích nuôi QQCT là 6.919,8 ha chiếm 72,5% so DTTG; Diện tích nuôi bán thâm canh là 2.619 ha chiếm 27,5% so DTTG. Mật độ thả: quảng canh cải tiến (QCCT) từ 5-7con/m2

, BTC 12-15 con/m2; tôm thẻ chân trắng: 11.459,3 ha, mật độ thả từ 30-40 con/m2

, thủy sản khác: 345 ha.

1.4.3. Hoạt động nuôi tôm nước lợ tại huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng

Ngay từ những năm 1990, tôm sú đã xuất hiện và nhanh chóng trở thành đối tƣợng nuôi chủ lực của tỉnh. Đến năm 2008, khi Quyết định số 456/QĐ-BNN-NTTS của Bộ NN&PTNT đƣợc ban hành thì tôm thẻ chân trắng bắt đầu đƣợc các hộ nuôi chọn làm chủ lực cùng với tôm sú. Qua hơn 20 năm phát triển, nghề nuôi tôm nƣớc lợ ở Sóc Trăng đã có sự phát triển mạnh mẽ với mức độ thâm canh ngày càng cao, Sóc Trăng trở thành địa phƣơng dẫn đầu cả nƣớc về mô hình nuôi tôm thâm canh. Năm 2015, giá trị sản xuất tôm nƣớc lợ (theo giá so sánh 2010) của tỉnh đạt khoảng 7.682 tỷ đồng, chiếm 22,9% trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp; diện tích thả nuôi đạt 50.594 ha chỉ bằng 1/7 diện tích sản xuất

lúa (366.961 ha) nhƣng giá trị tƣơng đƣơng với gần 1,7 triệu tấn lúa (theo giá so sánh 2010) (Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng, 2016). Kết quả này cho thấy vai trò quan trọng của tôm nƣớc lợ trong cơ cấu kinh tế của địa phƣơng. Thực tế, trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng cũng xác định ƣu tiên phát triển l nh vực NTTS với đối tƣợng chủ lực là tôm nƣớc lợ. Có thể nói, nuôi tôm nƣớc lợ đã và đang góp phần tạo việc làm, cải thiện điều kiện sống cho cộng đồng, đồng thời nâng cao giá trị sử dụng đất và phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.

Nuôi tôm đƣợc phát triển ở Sóc Trăng 27 năm, tuy nhiên từ năm 1990 đến 2008, đối tƣợng nuôi chính vẫn là tôm sú theo hình thức quảng canh (QC) và quảng canh cải tiến QCCT), Tôm thẻ chân trắng (TCT) đƣợc đƣa vào nuôi tại Sóc Trăng từ năm 2008, ở những năm đầu 2008 đến 2011 diện tích nuôi tôm thẻ không nhiều. Giai đoạn 2011- 2017, diện tích nuôi tôm nƣớc lợ ở Sóc Trăng không có biến động lớn. Nếu nhƣ năm 2011, diện tích thả nuôi là 44.578 ha thì đến năm 2017 cũng chỉ tăng lên 54.440 ha, đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân 3,2% năm. Tuy nhiên, diện tích nuôi tôm sú có xu hƣớng giảm với tốc độ bình quân 13,5% năm (43.108 ha xuống 20.264 ha) trong khi diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tăng mạnh với tốc độ bình quân 105,9%/năm (1.470 ha lên 34.097 ha). Kết quả này là do những ƣu điểm vƣợt trội của tôm TCT so với tôm sú, bên cạnh đó ngƣời dân ngày càng muốn thâm canh hóa để tăng thu nhập trên diện tích nuôi.

Hình 1.4. Sơ đồ Lịch sử phát triển hệ canh tác Tôm-Lúa ở Mỹ Xuyên, Sóc Trăng

Tôm sú đƣợc nuôi chủ yếu theo kỹ thuật nuôi QCCT tại các xã ven biển huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng theo hình thức xen canh. Bên cạnh đó hình thức nuôi chính cho cả hai đối tƣợng tôm thẻ và tôm sú tại Mỹ Xuyên đƣợc canh tác chính theo mô hình

1 975 1 990 200 0-01 200 2-04 200 5-06 2 015

Canh tác Tôm-Lúa: giống tự nhiên đƣợc đƣa vào nuôi ở hình thức QCTT

Canh tác Tôm-Lúa: Giống nhân tạo (P.monodon) và giống tự nhiên đƣợc đƣa vào nuôi ở hình thức QCTT.

Canh tác Tôm-Lúa: Giống nhân tạo đƣợc đƣa vào nuôi ở hình thức QCTT; và diện tích trồng lúa năng suất thấp trong hệ thống canh tác đơn canh lúa đƣợc chuyển sang hệ thống canh tác Tôm-Lúa.

Nuôi tôm đơn canh: Giống nhân tạo đƣợc đƣa vào nuôi ở hình thức QCCT; Bùng phát dịch bệnh tôm (Bệnh đốm trắng và đầu vàng) – 57.60% diện tích tôm nuôi bị nhiễm bệnh và thiệt hại.

Canh tác Tôm-Lúa: Nhiều nông dân nuôi độc canh tôm quay trở lại canh tác Tôm-Lúa sau nhiều vụ nuôi đơn tôm bị thiệt hại.

201 2-14

Canh tác Tôm-Lúa: Chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng (L.vanamei) trong vụ tôm; Bùng phát dịch bệnh tôm nghiêm trọng (Bệnh đốm trắng và AHPNS) – 41.03% diện tí ch tôm nuôi (L.vanamei) bị nhiễm bệnh và thiệt hại.

Canh tác Tôm-Lúa: Nông dân quay lại nuôi tôm sú (P.monodon); Bùng phát dịch bệnh tôm nghiêm trọng (Bệnh đốm trắng và AHPNS)

luân canh tôm - lúa. Hệ thống canh tác Tôm - Lúa luân canh là hình thức canh tác đặc trƣng ở các tỉnh nhiễm mặn theo mùa thuộc vùng ĐBSCL. Ở các khu vực ven biển, sự xâm nhập mặn thông qua hệ thống sông và kênh mƣơng diễn ra rất mạnh vào mùa khô nên không thể canh tác lúa. Do vậy, hoạt động sản xuất lúa chỉ có thể thực hiện đƣợc vào mùa mƣa. Bằng cách thiết kế lại ruộng lúa với hệ thống mƣơng nhỏ đƣợc đào sâu xung quanh bên trong ruộng, các nông dân có thể lấy nƣớc từ các kênh để nuôi tôm trong mùa khô. Kể từ năm 1990, tôm sú giống sinh sản nhân tạo từ các tỉnh miền Trung đã đƣợc ngƣời dân đƣa vào nuôi trong ruộng lúa vào mùa khô ở huyện Mỹ Xuyên. Kết quả là hệ thống canh tác luân canh Tôm-Lúa dƣới hình thức quảng canh truyền thống (QCTT) đã phát triển và mở rộng nhanh chóng, lên 3,286 ha do lợi nhuận canh tác cao, đặc biệt là từ nuôi tôm.

Từ năm 2001, nhiều diện tích lúa năng suất thấp ở các vùng đất ngập nƣớc của Mỹ Xuyên đã đƣợc chuyển đổi sang hệ thống canh tác tôm-lúa. Đây đƣợc xem nhƣ kết quả tích cực của Nghị định 09/2000/NQ-CP của Chính phủ, với khoảng 12,011 ha diện tích canh tác lúa năng suất thấp đã đƣợc chuyển đổi sang các hệ thống canh tác tôm-lúa trong giai đoạn 2001-2004. Sau đó, việc nuôi tôm đã tạo ra thu nhập cao hơn nhiều so với trồng lúa nên hầu hết nông dân chuyển sang nuôi chuyên tôm dƣới hình thức quảng canh cải tiến (QCCT) hoặc bán thâm canh (BTC) và ngừng canh tác lúa trong mùa mƣa. Bên cạnh đó, những ngƣời nông dân bỏ canh tác lúa vì họ không biết đầy đủ những lợi ích từ cây lúa đối với việc cải tạo đất và các điều kiện môi trƣờng cho vụ nuôi tôm sau. Từ năm 2011 các hệ thống canh tác Tôm-Lúa ở Mỹ Xuyên đã đƣợc phục hồi một cách nhanh chóng và đạt 11,908 ha (chiếm 76% tổng diện tích nuôi tôm).

Giai đoạn 2012-2013, nhiều hộ nông dân canh tác Tôm-Lúa đã chuyển từ đối tƣợng tôm sú (Penaeus monodon) sang nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) do đối tƣợng nuôi mới có thời gian nuôi ngắn và khả năng thích nghi cao hơn đối với sự thay đổi về độ mặn và nhiệt độ, đặc biệt trong bối cảnh gia tăng của BĐKH. Tuy nhiên, thời gian dần đây tôm thẻ chân trắng cũng đang phải đối mặt với các vấn đề về dịch bệnh (bệnh đốm trắng và bệnh hoại tử gan tụy cấp tính- AHPNS) gây thiệt hại lớn về kinh tế cho các hộ nuôi nên nhiều hộ nông dân đã thực hành nuôi một hoặc hai vụ tôm thẻ chân trắng và vẫn duy trì canh tác lúa vào mùa mƣa. Gần đây, do lợi nhuận của nuôi tôm thẻ chân trắng trong luân canh Tôm-Lúa không có sự khác biệt nhiều so với Tôm sú nên đã có sự quay trở lại của mô hình Tôm sú-Lúa. Đến năm 2014, tổng diện tích Tôm-Lúa của Mỹ Xuyên vào khoảng trên 7,500 ha.

Bảng 1.1. Lịch mùa vụ chuyên tôm và luân canh Tôm-Lúa Hình thức nuôi T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Hình thức nuôi T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Chuyên tôm 2T(TS) 2T(TCT) 3T (TCT) Tôm-Lúa 1S (TS) + 1L 2S (TCT) + 1L

Ghi chú: T = Tôm; TS = Tôm sú; TCT =Tôm thẻ chân trắng; L =Lúa

Hiện nay, hệ thống canh tác Tôm-Lúa ở ĐBSCL và Mỹ Xuyên nói riêng chủ yếu tiến hành theo phƣơng thức luân canh. Tùy vào đối tƣợng tôm nuôi mà phƣơng thức canh tác của các hộ nông dân có sự khác nhau (Bảng 1.1). Trƣớc những năm 2011, khi đối tƣợng nuôi chính vẫn là tôm sú, phƣơng thức canh tác phổ biến là luân canh 1 vụ tôm (tôm sú), từ tháng 3 đến tháng 8 dƣơng lịch (mùa khô) và 1 vụ lúa, từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau (mùa mƣa).

Đối với hệ thống canh tác Tôm-Lúa (hình thức chính tại Mỹ Xuyên), diện tích canh tác trung bình mỗi hộ gia đình vào khoảng 1,44 ha, nhỏ hơn so với diện tích trung bình của mô hình chuyên tôm (1,56 ha), trong đó diện tích nuôi tôm là 1,04 ha (chiếm 72% tổng diện tích canh tác) và diện tích trồng lúa 0,71 ha (xấp xỉ 50%).

Số vụ nuôi tôm trong năm có sự khác nhau theo hệ thống canh tác và đối tƣợng nuôi. Trong luân canh Tôm-Lúa, số vụ nuôi trung bình đối với tôm sú và tôm thẻ chân trắng tƣơng ứng là 1vụ/năm và 1,54 vụ/năm. Đối với nuôi chuyên tôm, trung bình số vụ nuôi trên năm đối với tôm sú là 1,43 và tôm thẻ chân trắng là 2,15.

Bảng 1.2. Năng suất nuôi tôm theo mô hình lúa tôm tại Mỹ Xuyên, Sóc Trăng Diện tích ao nuôi (m2 ) Mật độ thả (Con/ m2) Tỷ lệ sống (%) Sản lƣợng (kg/ha) Sản lƣợng bình quân < 7.000 m2 5-8 70 - 80 1.100 ≥ 7.000 m2 7-10 70 - 80 1.300 ≥ 15.000 m2 6-10 70 - 80 1.500

Các yếu tố kỹ thuật nuôi nhƣ mật độ thả giống, thức ăn cũng có sự khác biệt rõ rệt tùy thuộc vào mức độ thâm canh của các hộ dân và hệ thống canh tác. Đối với các hộ luân canh Tôm-Lúa, phƣơng thức nuôi tôm đa phần ở dạng QCCT, một số ít hộ nuôi BTC (tôm chân trắng) nên mật độ nuôi trung bình thấp (23,27 con/m2

), chỉ xấp xỉ bằng ½ so với hệ thống canh tác chuyên tôm (41,51 con/m2) với mức độ thâm canh cao hơn (chủ yếu ở dạng BTC). Chính vì vậy, đầu tƣ thức ăn cho nuôi tôm và năng suất nuôi trong mô hình Tôm-Lúa cũng thấp hơn rất nhiều so với chuyên tôm. Trung bình chi đầu tƣ thức ăn và năng suất tôm nuôi ở hệ canh tác Tôm-Lúa tƣơng ứng 1,68 tấn/ha/năm và 1,32 tấn/ha/năm, nhỏ hơn 2 lần so với canh tác chuyên tôm.

Bảng 1.3. Một số chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật của hệ thống canh tác Tôm-Lúa và chuyên tôm

Chỉ tiêu

Tôm-Lúa Chuyên tôm

N Trung bình (SD) N Trung bình (SD)

Diện tích canh tác (ha) 64 1,44 (0,85) 62 1,56 (1,07)

Nuôi tôm (ha) 64 1,04 (0,61) 62 1,20 (0,80)

Nuôi tôm 64 62

Số vụ nuôi TS (vụ/năm) 64 1,03a(0,40) 62 1,43a (0,16)

Số vụ nuôi TCT (vụ/năm) 64 1,54b(0,51) 62 2,15a (0,74)

Giống (PL/ m2)1 64 23,27a (16,07) 62 41,51b (22,22) Thức ăn (kg/ha/năm) 64 1,687.35a (1,322.35) 62 3,788.46b (2,904.69)

Năng suất (kg/ha/năm) 64 1,319.40a (1,272.91) 62 3,133.91b (2,437.06)

Tỉ lệ lợi nhuận/chi phí 64 0,50a (0,47) 62 0,79a (0,45) Nguồn: VIFEP, 2015

1

CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Phƣơng pháp luận 2.1. Phƣơng pháp luận

Nuôi tôm nƣớc lợ cũng nhƣ các ngành kinh tế khác với đặc thù khai thác tài nguyên thiên nhiên để phát triển đều chịu tác động và có tiềm năng ứng phó với BĐKH. Theo Badjeck et al., 2010, giữa NTTS và BĐKH có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Xem xét một cách tổng thể BĐKH có thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến NTTS ở nhiều khía cạnh khác nhau nhƣ: sức khỏe vật nuôi; dịch bệnh; cơ sở hạ tầng; an toàn xổng thoát; năng suất sản xuất; sản lƣợng; chi phí sản xuất qua đó làm giảm thu nhập của ngƣời nuôi tôm và cộng đồng, ảnh hƣớng nặng lề đến hệ sinh thái và phát triển kinh tế địa phƣơng….Vì vậy ứng phó với BĐKH là một trong những yếu tố mấu chốt của phát triển nuôi tôm bền vững. Việc xây dựng năng lực trong thích ứng của cộng đồng có ý ngh a hết sức quan trọng trong giảm thiểu tổn thất kinh tế, con ngƣời, ổn định sinh kế và tăng trƣởng, phát triển.

Nhƣ vậy, từ nguyên nhân BĐKH dẫn đến tác động đến hệ thống nuôi tôm nƣớc lợ và các đáp ứng/phản hồi của ngƣời quản lý hệ thống nuôi để ứng phó với các tác động này đã phản ánh mối quan hệ qua lại đặc thù giữa BĐKH và nuôi tôm nƣớc lợ ven biển. Mối quan hệ nhƣ vậy có thể đƣợc thể hiện qua khung lý thuyết luận giải về phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ sau:

Hình 2.1. Khung lý thuyết về phƣơng pháp nghiên cứu

Nguồn:Badjeck et al., 2010

hành lƣợng hóa các tác động, đòi hỏi phải áp dụng tổng hợp một số phƣơng pháp nhất định. Trƣớc tiên, việc sử dụng các phƣơng pháp đánh giá nhanh nông thôn (PRA), điều tra hộ gia đình nuôi tôm và phỏng vấn sâu cán bộ quản lý tại địa phƣơng để tìm hiểu về đối tƣợng nghiên cứu - l nh vực nuôi tôm nƣớc lợ tại địa phƣơng - là cần thiết. Việc nhận diện, xác định các tác động của BĐKH đến hoạt động nuôi tôm và bản thân ngƣời nuôi tôm có thể đƣợc thực hiện thông qua áp dụng hình thức thảo luận nhóm với cộng đồng ngƣời nuôi tôm tại địa phƣơng, thăm quan thực địa và phỏng vấn sâu cán bộ địa phƣơng. Các tác động này cũng là cơ sở để lựa chọn mô hình dự báo, lƣợng hóa tác động của BĐKH đến nuôi tôm nƣớc lợ ở cấp tỉnh. `

Để đánh giá mức độ tổn thƣơng với BĐKH của cộng đồng của nghiên cứu này, tác giả đã nghiên cứu các tài liệu nghiên cứu trƣớc đó kết hợp với tham vấn chuyên gia trong l nh vực nuôi thủy sản xây dựng bộ tiêu chí đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng và đánh giá năng lực thích ứng của cộng đồng. Để kết quả đánh giá đƣợc sát thực các tiêu chí sẽ đƣợc phân nhỏ theo các chỉ báo, điểm tham chiếu và mô tả kỹ thuật. Các phƣơng pháp liên ngành và công cụ thảo luận đối chứng trong PRA cũng đƣợc sử dụng một cách linh hoạt trong nghiên cứu để đƣợc kết quả có tính tin cậy cao nhất. Trong quá trình đánh giá phƣơng pháp liên ngành đƣợc sử dụng lồng ghép vào các phƣơng pháp triển khai khác để thấy đƣợc những tác động rõ nét của BĐKH đến nuôi trồng thủy sản, qua đó đánh giá năng lực thích ứng của ngƣời nuôi tôm.

Hình 2.2. Khung phƣơng pháp trong tiếp cận liên ngành

Nuôi tôm nƣớc lợ Cộng đồng nuôi tôm Tác động BĐKH Nội dung nghiên cứu của

2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu

2.2.1. Thông tin thứ cấp

Thu thập các số liệu liên quan đến khí tƣợng nhƣ: bão, áp thấp nhiệt đới, xâm nhập mặn (độ mặn), nắng nóng kéo dài, mƣa lớn.... đƣợc theo dõi trong thời gian đủ dài của các trạm khí tƣợng tại tỉnh, viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Biến đổi khí hậu.

Thu thập thông tin về kinh tế - xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời dân địa phƣơng qua các năm; các báo cáo của các chƣơng trình dự án đƣợc triển khai trên địa bàn, các báo cáo kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài đã đƣợc công bố;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ tổn thương do biến đổi khí hậu của cộng đồng nuôi tôm nước lợ tại huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng (Trang 32)