Năng lực kỹ thuật thích ứng với biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ tổn thương do biến đổi khí hậu của cộng đồng nuôi tôm nước lợ tại huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng (Trang 66 - 69)

Nguồn: Kết quả điều tra, 2018

Có loài phù hợp nuôi luân canh, xen canh, góp phần thích ứng (môi trƣờng thay đổi) và giảm thiểu (tận dụng dinh dƣỡng, thân thiện với môi trƣờng): Ngoài các đối tƣợng đã đƣợc nuôi từ lâu nhƣ tôm sú, tôm thẻ, cua, thời gian gần đây một số đối

3.7 3.3 4.3 3.5 3.5 0 1 2 3 4 5

Thay đổi cơ cấu loài nuôi

Cải tiến công nghệ nuôi

Nuôi theo quy hoạch Giám sát môi trƣờng và

bệnh Quản lý chất thải rắn

tƣợng mới nhƣ cá rô phi, cá chẽm… cũng đƣợc ngƣời dân đƣa vào nuôi xen canh cùng với tôm để ổn định các yếu tố môi trƣờng.

Có loài thay thế vụ phụ, sự đa dạng hóa loài nuôi tạo thuận lợi cho việc lựa chọn, kể cả trong vụ phụ: Bên cạnh việc luân canh tôm - lúa, trong vụ trồng lúa một số hộ dân đã thử nghiệm một số đối tƣợng nuôi theo hình thức xem ghép nhƣ tôm càng, cá rô phi.

3.3.3.2. Cải tiến công nghệ nuôi

Công nghệ nuôi có thể gồm cả thích ứng và giảm thiểu. Đánh giá năng lực cải tiến công nghệ của cộng đồng nuôi tôm huyện Mỹ Xuyên, đạt mức điểm chung là 3,3. Những cải tiến công nghệ nuôi tại đây bao gồm:

Diện tích nuôi quảng canh cải tiến, trên góc độ giảm thiểu phát thải, nuôi quảng canh sẽ giảm phát thải ít hơn. Do vị trí địa lý là vùng đất trồng lúa, nhiễm mặn và đƣợc chuyển đổi qua vụ tôm, vụ lúa nên độ mặn của vùng Mỹ Xuyên thƣờng không cao để có thể phát triển nuôi tôm thâm canh, bên cạnh đó địa phƣơng đề cao chính sách bảo vệ môi trƣờng nên hình thức nuôi phổ biến tại đây là theo hình thức quảng canh.

Diện tích nuôi theo các tiêu chuẩn chứng nhận, nuôi theo ATTP, môi trƣờng. Áp dụng các tiêu chuẩn sẽ vừa trực tiếp (sử dụng đầu vào an toàn, hiệu quả), vừa gián tiếp làm giảm phát thải (quản lý môi trƣờng; chất thải, thuốc, hóa chất, CPSH): Do chi phí trong áp dụng chứng nhận còn cao, bên cạnh đó giá bán sản phẩm tôm nuôi theo chứng nhận không chênh lệch nhiều nên hiện tại chỉ có các hộ dân trong các HTX/THT đƣợc sự hỗ trợ của các dự án phát triển nuôi theo chứng nhận, còn lại các hộ dân bên ngoài vẫn canh tác theo hình thức thông thƣờng.

Diện tích nuôi luân canh, xen canh, những mô hình này vừa mang tính thích ứng, vừa mang tính giảm thiểu nhƣ (Mô hình Tôm - cá nƣớc ngọt, Tôm - Rong, Tôm - Cua, Tôm - Cá nƣớc lợ). Qua khảo sát điều tra đa số các hộ dân tại Mỹ Xuyên nuôi theo hình thức luân canh và xen canh.

Diện tích sử dụng chế phẩm sinh học, giảm thiểu sử dụng hóa chất, kháng sinh. Sử dụng CPSH vừa an toàn với môi trƣờng, góp phần giảm thiểu KNK. Qua nhiều lần bùng phát dịch bệnh nhƣ chết sớm, bào tử trùng…, ngƣời dân đã hạn chế trong sử dụng kháng sinh và chuyển qua dùng chế phẩm sinh trong quá trình nuôi.

3.3.3.3. Tuân thủ quy hoạch

Vùng nuôi có đƣợc quy hoạch hay không ảnh hƣởng lớn đến việc xây dựng và duy trì cơ sở hạ tầng, quản lý vùng nuôi, cơ sở để lồng ghép với BĐKH. Việc tuân thủ

quy hoạch đã đƣợc duyệt của cộng đồng nuôi tôm huyện Mỹ Xuyên, đạt mức điểm chung là 4.3.

Do quá trình chuyển đổi đã diễn ra trong một thời gian dài nên vùng Mỹ Xuyên hiện đƣợc quy hoạch là vùng chuyên tôm với hình thức chính là canh tác một vụ tôm, một vụ lúa.

3.3.3.4. Giám sát môi trường và bệnh

Giám sát môi trƣờng và bệnh vừa là thích ứng, vừa giúp giảm thiểu. Năng lực giám sát môi trƣờng và bệnh của cộng đồng nuôi tôm nƣớc lợ vùng Mỹ Xuyên có mức điểm chung là 3.5.

Ở tiêu chí này nghiên cứu đƣa ra các điểm tham chiếu về: Hoạt động của Ban Quản lý của cộng đồng (HTX, THT,...); Các hộ nuôi có trang thiết bị kiểm soát môi trƣờng; Mức độ hợp tác với cơ quan nhà nƣớc của các hộ nuôi; Khả năng tự theo dõi và xử lý môi trƣờng nuôi của hộ. Qua đánh giá và thảo luận sâu cho thấy mức độ hợp tác giữa các hộ dân giữa cơ quan quản lý nhà nƣớc hiện ở mức cao. Tuy nhiên mức độ giám sát môi trƣờng và dịch bệnh theo vùng còn ở mức độ yếu do phần đa các hộ dân chƣa tham gia các HTX/THT và cùng xây dựng quy chế chung, ngƣời dân chƣa có đủ tiềm lực kinh tế để trang bị các thiết bị, máy móc quan trắc môi trƣờng có độ chính xác cao.

3.3.3.5. Quản lý chất thải rắn

Phần lớn các hộ nuôi đã có ao chứa bùn thải sau mỗi vụ nuôi để đảm bảo môi trƣờng trong quá trình nuôi. Tuy nhiên việc biết cách xử lý chất thải rắn, động vật chết chung của cộng đồng còn chƣa cao và ngƣời dân chƣa có nhiều kiến thức trong xử lý các loại chất thải này. Năng lực quản lý chất thải rắn của cộng đồng nuôi tôm nƣớc lợ huyện Mỹ Xuyên đƣợc đánh giá với mức điểm chung là 3,5.

3.3.4. Năng lực thích ứng về cơ sở hạ tầng

Để đánh giá năng lực trong thích ứng với BĐKH của cộng đồng nghiên cứu đƣa ra 4 khía cạnh: i) Mức độ đáp ứng về giao thông; ii) Mức độ đáp ứng về điện; iii) Mức độ đáp ứng của hệ thống thủy lợi; iv) Cơ sở vật chất của trang trại trong khu nuôi:

3.3.4.1. Mức độ đáp ứng về giao thông

Về mức độ đáp ứng về giao thông, mức điểm chung là 3.0. Các điểm tham chiếu trong đánh giá mức độ đáp ứng về giao thông gồm có: Mức độ thuận tiện của giao thông nội vùng; Mức độ thuận tiện khi tiếp cận với hệ thống giao thông công cộng; Khả năng tiếp cận với nơi trú ẩn an toàn. Qua khảo sát đánh giá và phỏng vấn sâu cho thấy thông qua thực hiện chƣơng trình nông thôn mới mức độ tiếp cận giao thông nội

vùng hiện ở mức khá tốt. Tuy nhiên do đặc tính vùng đồng bằng sông nƣớc nên khả năng tiếp cận giao thông công cộng và các nơi cƣ trú an toàn còn chƣa cao và chƣa đƣợc đầu tƣ nhiều. Mức độ đáp ứng giao thông có mức điểm chung là 3.0.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ tổn thương do biến đổi khí hậu của cộng đồng nuôi tôm nước lợ tại huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng (Trang 66 - 69)