Biến đổi của lƣợng mƣa năm (%) so với thời kỳ cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ tổn thương do biến đổi khí hậu của cộng đồng nuôi tôm nước lợ tại huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng (Trang 52 - 53)

(Giá trị trong ngoặc đơn là khoảng biến đổi quanh giá trị trung bình với cận dƣới 20% và cận trên 80%)

Nguồn: Bộ TN&MT, 2016

3.1.5.3. Dự báo về nước biển dâng

Nguy cơ ngập vì nƣớc biển dâng do biến đổi khí hậu đƣợc xác định dựa trên kịch bản nƣớc biển dâng, Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực có nguy cơ ngập rất cao. Nếu mực nƣớc biển dâng 100 cm, sẽ có khoảng 38,9% diện tích có nguy cơ bị ngập, theo đó Sóc Trăng cũng đƣợc xác định là một trong 34 tỉnh/thành phố bị ảnh hƣởng bởi nƣớc biển dâng với tổng diện tích bị ngập bởi nƣớc biển lên tới 322.330 ha. Nguy cơ ngập đƣợc xây dựng theo các mức ngập từ 50 cm đến 100 cm với bƣớc cao đều là 10 cm.

Bảng 3.4. Nguy cơ ngập vì nƣớc biển dâng do biến đổi khí hậu đối với tỉnh Sóc Trăng

Diện tích (ha)

Tỷ lệ diện tích (%) nƣớc biển dâng tại Sóc Trăng

50cm 60cm 70cm 80cm 90cm 100cm

322.330 2,46 5,88 10,8 16,7 25,8 50,7

(Nguồn: Bộ TN&MT, 2016)

3.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi tôm nƣớc lợ tại huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng Xuyên, Sóc Trăng

3.2.1. Tác động của các yếu tố thời tiết, khí hậu đến hoạt động nuôi tôm nước lợ của cộng đồng.

Trong nhiều tài liệu nghiên cứu cũng nhƣ trong kịch bản BĐKH quốc gia năm 2012 đã xác định ba yếu tố chính là thay đổi nhiệt độ, thay đổi lƣợng mƣa và NBD (Bộ

TN&MT, 2016). Bởi vậy, ba yếu tố này đƣợc xem xét khi đánh giá tác động của BĐKH đến nuôi tôm. Ngoài ra các yếu tố nhƣ bão, lũ, giông lốc dù không đƣợc đề cập trong kịch bản BĐKH quốc gia nhƣng trên thực tế có tác động nghiêm trọng đến hoạt động nuôi tôm tại khu vực ĐBSCL, nên cũng đƣợc xem xét nghiên cứu ở cấp độ cộng đồng tại Mỹ Xuyên, Sóc Trăng.

3.2.1.1. Tác động của nhiệt độ tăng

Theo kết quả thảo luận tại 08 xã khảo sát điều tra, biến đổi nhiệt độ là một trong những yếu tố chính ảnh hƣớng đến nuôi tôm của cộng đồng. Theo dõi cảm

nhận của cộng đồng, nhiệt độ những năm vừa qua biến đổi theo các xu hƣớng sau: Tăng bất thƣờng, có thời điểm lên tới 38 0

C (cao hơn nền nhiệt độ trung của ĐBSCL gần 10 0

C), xuất hiện vào các tháng 2, tháng 3 của các năm 2015, 2016, 2017, 2018.

Biến động ngày nắng và mƣa bất thƣờng (đang nắng sang mƣa) diễn biến trong khoảng thời gian 5-7 năm trở lại đây và tập trung nhiều vào các tháng 6 đến 11. Nhiệt độ chênh lệch ngày đêm lớn, có thời điểm lên tới gần 260

C, trung bình ở mức 6 0

C - 70C.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ tổn thương do biến đổi khí hậu của cộng đồng nuôi tôm nước lợ tại huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng (Trang 52 - 53)