CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.2. Tổng quan tài liệu
1.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam
Hệ sinh thái – xã hội
Tại Việt Nam, thuật ngữ hệ sinh thái – xã hội mới chỉ được sử dụng khoảng 10
năm trở lại đây, mà đi đầu là các nghiên cứu của Trương Quang Học và Trung tâm Phát triển Cộng đồng Sinh thái (ECODE).
Theo đó, hệ sinh thái - xã hội được định nghĩa là một biến thể của hệ sinh thái nhân văn, nhấn mạnh yếu tố xã hội của loài người và được định nghĩa khái quát là một hệ gồm cả con người và tự nhiên, một đơn vị Sinh - Vật - Địa và các yếu tố xã hội, thể chế kèm theo. Hệ sinh thái - xã hội là hệ thống phức tạp nhất, trong đó, tùy theo góc
độ và phạm vi nghiên cứu mà các đặc trưng khác nhau được nhấn mạnh (Hoàng Thị
Ngọc Hà và Trương Quang Học, 2015).
Phân vùng sinh thái – xã hội
Cũng như trên thế giới, các nghiên cứu về phân vùng sinh thái – xã hội ở Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ. Đến nay, hầu hết các nghiên cứu có áp dụng phân vùng sinh thái – xã hội là của Trương Quang Học và ECODE, và một số đề tài nghiên cứu thạc sĩ của Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Cách tiếp cận dựa vào hệ sinh thái
án Lồng ghép chiến lược thích ứng dựa vào hệ sinh thái tại Việt Nam. Mục tiêu của Dự án là tăng cường năng lực của các bên liên quan về lồng ghép chiến lược vào khung thể chế về thích ứng với BĐKH. Dự án tập trung vào các hoạt động xây dựng năng lực nhằm tiếp tục thực hiện các giải pháp EbA trong thực tiễn; đồng thời hỗ trợ tìm kiếm các nguồn tài chính thực hiện EbA. Dự án đã thực hiện các hoạt động thí điểm EbA tại hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh nhằm tăng cường tính chống chịu khí hậu và cải thiện sinh kế của người dân khu vực miền núi và hệ sinh thái rừng phòng hộ ven biển7.
Mối quan hệ giữa các dịch vụ hệ sinh thái (dịch vụ cung cấp, dịch vụ điều tiết, dịch vụ văn hóa-tinh thần và dịch vụ hỗ trợ) và phúc lợi của con người là điểm mấu chốt trong EbA. Theo đó, con người vừa sống nhờ vào hệ sinh thái đồng thời cũng tác động đến hệ sinh thái thông qua các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, chính sách,
v.v… Mục đích của EbA là tăng cường sức chống chịu và khả năng phục hồi của các
cộng đồng dân cư cũng như các hệ sinh thái thông qua các hoạt động cụ thể như quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, quản lý tổng hợp vùng đầu nguồn… nhằm duy trì và khôi phục tính toàn vẹn các hệ sinh thái và các lợi ích mà hệ sinh thái mang lại (Trương Quang Học, 2012).
Đánh giá tác động của BĐKH
Tại Việt Nam cũng đã thực hiện nhiều nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH. Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên
nhiên và đề xuất các giải pháp chiến lược phòng tránh, giảm nhẹ và thích nghi, phục
vụ PTBV kinh tế - xã hội ở Việt Nam” (2008-2010) thuộc Chương trình khoa học Công nghệ trọng điểm KC-08. Nghiên cứu này đã làm rõ được những tác động của BĐKH đến các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và kinh tế xã hội Việt Nam;
và đề xuất được các giải pháp chiến lược nhằm thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ tác
động xấu do BĐKH gây ra. Bộ TN và MT cũng đã ban hành Hướng dẫn kỹ thuật “Đánh giá tác động của BĐKH và xác định các giải pháp thích ứng” nhằm hướng dẫn
các địa phương về kỹ thuật và phương pháp thực hiện(Viện Khoa học Khí tượng Thủy
văn và Môitrường, 2011).
Đánh giá khả năng chống chịu khí hậu
Tại Việt Nam, đánh giá khả năng chống chịu khí hậu với bộ công cụ CDRI cũng
đã được Trung tâm Nghiên cứu đô thị - Đại học Quốc gia Hà Nội sử dụng để xây dựng
mô hình kinh tế - xã hội và quản trị đô thị bền vững có khả năng thích ứng với BĐKH
cho Đề tài BĐKH-32 “Nghiên cứu và xây dựng mô hình đô thị ven biển có khả năng
thích ứng với BĐKH” từ năm 2013 đến năm 2015 (Mai Trọng Nhuận, 2015). Chủ nhiệm đề tài là GS. TS. Mai Trọng Nhuận. Trước đó, năm 2014, ECODE cũng đã ứng dụng thí điểm việc phân tích các chỉ số CDRI vào nghiên cứu đánh giá khả năng
chống chịu BĐKH khu vực đô thị - quận Ngô Quyền, Hải Phòng (Hoàng Thị Ngọc Hà
và Trương Quang Học, 2015), và sau đó tiếp tục phát triển, ứng dụng trong Nghiên
cứu “Đánh giá khả năng chống chịu khí hậu của hệ sinh thái –xã hội huyện Giao Thuỷ
và đề xuất mô hình thích ứng theo tiếp cận dựa vào hệ sinh thái (EbA)” năm 2018.