Kịch bản lượng mưa năm (mm) xã Tà Bhing

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và khả năng chống chịu của hệ sinh thái – xã hội tại một xã miền núi thuộc huyện nam giang, tỉnh quảng nam (Trang 80 - 88)

Người thực hiện: Học viên Nguyễn Thị Bích Ngọc, BĐKH K6

2,500 2,700 2,900 3,100 3,300 3,500 2018-2035 2046-2065 2080-2099 RCP4.5 RCP8.5 RCP4.5 RCP8.5 1978-2017 2.548 2.548 2018-2035 3.011 2.994 2046-2065 3.182 3.208 2080-2099 3.310 3.208

3.4 Tác động của BĐKH đến hệ sinh thái – xã hội xã Tà Bhing

Tác động của BĐKH đến hệ sinh thái – xã hội xã Tà Bhing được nghiên cứu,

đánh giá dựa theo Hướng dẫn kỹ thuật “Đánh giá tác động của BĐKH và xác định các

giải pháp thích ứng” của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (IMHEN)

– Bộ TN&MT năm 2011. Theo đó, đánh giá tác động của BĐKH là nghiên cứu xác

định các ảnh hưởng bất lợi và có lợi của các yếu tố BĐKH lên môi trường và các hoạt động kinh tế - xã hội của địa phương theo các lĩnh vực ưu tiên cho từng tiểu vùng sinh thái –xã hội.

Căn cứ kết quả phân tích diễn biến các yếu tố BĐKH và điều tra hộ gia đình, các

tiểu vùng sinh thái – xã hội của xã Tà Bhing chịu tác động của BĐKH với các mức độ

tác động khác nhau và các yếu tố tác động cũng khác nhau.

Tiểu vùng I Tiểu vùng II

(gồm IIa và IIb)

Mức độ tác động Tác động cao Tác động thấp

Yếu tố tác động Lũ quét, sạt lở, mưa lớn,

bão, hạn hán

Bão, mưalớn

Lĩnh vực bị tác động Tài nguyên nước, nông

nghiệp, cơ sở hạ tầng, đời sống người dân

Hệ sinh thái tự nhiên

Người thực hiện: Học viên Nguyễn Thị Bích Ngọc, BĐKH K6

3.4.1 Tác động của BĐKH đến Tiểu vùng I

Tác động đến tài nguyên nước

Nhiệt độ gia tăng và lượng mưa giảm kết hợp với các đợt hạn hán, nắng nóng kéo dài ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng các nguồn tài nguyên nước mặt và nước ngầm. Nhiệt độ cao làm tăng tốc độ bốc hơi nước, làm suy giảm dòng chảy mặt. Điều

này cũng làm tăng nguy cơ ô nhiễm nguồn nước do mực nước tại các sông, suối thấp.

Theo kết quả điều tra, trong mùa khô khoảng 5 năm trở lại đây, tiêu biểu là đợt nắng nóng kéo dài trong năm 2018, các hộ dân không kết nối vào hệ thống cấp nước

sinh hoạt tập trung phải đi xa hơn để lấy nước do các con suối ở gần nhà đều bị khô

kiệt. Các hộ ở còn lại mặc dù có kết nối công trình cấp nước tập trung, nhưng thời gian cấp nước trong ngày liên tục bị gián đoạn, áp lực nước suy giảm, ảnh hưởng nhiều đến

phỏng vấn đã từng bị thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất, thời gian thiếu nước chênh lệch từ 1 tháng đến 6 tháng (Bảng 3.18).

Bảng 3.18. Tình trạng thiếu nước của các hộ tham gia điều tra

Tình trạng thiếu nước % hộ

Chưa bị thiếu nước 31

Đã từng bị thiếu nước 69 Số tháng thiếu nước/năm 1 tháng 41 2 tháng 30 3 tháng 15 4 tháng 7 5 tháng 0 6 tháng 1 7 tháng 5

Nguồn: Điều tra hộ gia đình, năm 2018

Tác động đến nông nghiệp

BĐKH làm gia tăng cường độ, tần suất, tính biến động và tính cực đoan của các hiện tượng thời tiết nguy hiểm, ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển, thời vụ gieo trồng, khả năng thâm canh vụ, thiếu nước cho cây trồng, tăng dịch bệnh, giảm năng suất, chất lượng của cây trồng, vật nuôi. Mưa lớn kéo dài gây lũ quét, sạt lở đất ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống canh tác của người dân do đặc trưng canh tác trên

triền núi dốc. 31% số hộ được phỏng vấn cho rằng sạt lở đất ảnh hưởng nghiêm trọng

đến hoạt động canh tác nông nghiệp theo hướng độc canh, 12% cho rằng không ảnh hưởng (Bảng 3.19).

Bảng 3.19. Mức độ ảnh hưởng của sạt lở đất đến canh tác Sử dụng đất/ Hệ thống

canh tác Ảnh hưởng nghiêm trọng (%) Ảnh hưởng trung bình (%) Không ảnh hưởng (%)

Trồng rừng sản xuất 39 47 14

Xen canh 30 53 17

Độc canh 31 57 12

Nông lâm kết hợp 23 70 7

Nhiệt độ tăng và thay đổi hình thái mưa làm thay đổi cách sử dụng nguồn nước, dẫn đến thay đổi lịch mùa vụ và sử dụng nước tưới tiêu, phương pháp tưới tiêu. Lịch mùa vụ và lịch thiên tai được xác định thông qua khảo sát thực địa. Tháng 12 là thời điểm xuống giống đậu và thu hoạch sắn. Tháng Một trồng lúa nước và lạc. Tháng 3 cắm hom sắn và thu hoạch lạc. Tháng 4 thu hoạch lúa. Ngô được gieo trong tháng 12 – tháng 1 và thu hoạch vào tháng 4 – 5. Tháng 5 bắt đầu trồng lúa rẫy và thu hoạch vào tháng 10. Đa sốcác loại cây trồng đều bị ảnh hưởng bởi lich thiên tai (Bảng 3.20).

Bảng 3.20. Lịch thiên tai và lịch mùa vụ

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

Lịch thiên tai

Bão 1 cơn bão/năm, bão lớn/5-10 năm

Mưa lớn 1-2 đợt/năm

Lũ quét 1-2 đợt/năm

Sạt lở đất 1-2 đợt/năm

Hạn hán 1-2 đợt/năm

Lịch mùa vụ

Lúa nước Vụ đông – xuân Vụ hè - thu

Lúa rẫy

Ngô

Đậu Lạc Sắn

Nguồn: Điều tra năm 2018

Tác động đến cơ sở hạ tầng

Nhà ở của người dân chủ yếu được làm từ những vật liệu có tuổi thọ ngắn, kém chất lượng, sẵn có tại địa phương, kết cấu nhà ở đơn giản. Vì vậy khi bão lũ xảy ra,

phần lớn nhà ở không có đủ khả năng chống chịu, nên rất nguy hiểm cho tính mạng

của người dân và tài sản.

Về công trình giao thông, trên địa bàn xã chỉ có một tuyến đường tỉnh lộ 14D là được kiên cố hóa. Còn lại các tuyến đường liên thôn, ngõ xóm đều đa số là đường đất, một số ít đoạn được bê tông hóa. Với tình hình mưa lũ ngày càng gia tăng và phức tạp, nên các tuyến đường thường xuyên bị sạt lở, bồi lấp gây khó khăn trong việc đi lại và

đoạn trên tuyến tỉnh lộ 14D, đoạn ngang qua xã Pà Ting, bị sạt lở và hư hỏng nặng, cô lập giao thông của người dân xuống thị trấn trong 3 ngày.

Tác động đến đời sống con người

Theo thống kê, từ năm 2010 đến 2017 trên biển Đông xuất hiện 74 cơn bão,

trong đó có 2 cơn bão ảnh hưởng đến tỉnh Quảng Nam và huyện Nam Giang, gây thiệt

hại nặng về người và tài sản.

Bảng 3.21. Thống kê các cơn bão lớn giai đoạn 2010-2017

Năm Bão

Biển Đông Tỉnh Huyện

2010 6 2011 7 2012 10 2013 15 1 1 2014 5 2015 5 2016 10 1 1 2017 16 Tổng cộng 74 2 2

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo phòng chống thiên tai của tỉnh Quảng Nam qua các năm 2010-2017

Với đặc trưng mưa lớn, mỗi năm đều xuất hiện ít nhất 1-2 đợt mưa lớn kéo dài, gây lũ quét và sạt lở đất. Những năm gần đây do ảnh hưởng của mưa lớn có tần suất và cường độ cao, nên lũ quét xuất hiện ngày càng nhiều với mức độ nghiêm trọng. lũ quét thường xảy ra bất ngờ, trong phạm vi hẹp nhưng sức tàn phá lớn, gây ra những tổn thương nghiêm trọng về người, tài sản của người dân. Lũ quét đi kèm với sạt lở đất do điều kiện địa hình, địa mạo, địa chất phức tạp, độ dốc của các sườn núi khá lớn. Thống kê các thiệt hại đến con người trong giai đoạn 2010-2017 tại xã Tà Bhing được thể hiện ở Bảng 3.22.

Bảng 3.22. Thống kê thiệt hại do thiên tai giai đoạn 2010-2017 xã Tà Bhing

TT Chỉ tiêu thiệt hại Đơn vị

tính

Số lượng

Giá trị thiệt hại ( đồng)

TT Chỉ tiêu thiệt hại Đơn vị

tính

Số lượng

Giá trị thiệt hại ( đồng)

2 Số người bị thương người 3

3 Thiệt hại về nhà ở cái 10 6.514.900.000

4 Thiệt hại về công trình giáo dục cái 3 675.580.000

5 Thiệt hại về công trình văn hóa cái 5 300.000.000

6 Thiệt hại diện tích lúa ha 32.6 89.174.800

7 Thiệt hại diện tích hoa màu ha 25.5 94.615.000

8 Thiệt hại diện tích cây trồng lâu năm ha 111.49 364.415.112 9 Thiệt hại diện tích cây trồng hàng năm ha 81.54 351.922.800 10 Thiệt hại diện tích câyăn quả tập trung ha 2 13.329.000 11 Thiệt hại diện tích rừng hiện có ha 0.02 100.000

12 Gia súc bị chết, cuốn trôi con 321 801.050.000

13 Gia cầm bị chết, cuốn trôi con 1.133 62.140.000

14 Thiệt hại về thủy lợi (chiều dài kênh mương bị thiệt hại)

m 9008 190.775.000

15 Thiệt hại về giao thông (đường sá bị thiệt hại)

m 146.1 5.655.666.667

Tổng cộng 15.113.668.379

Nguồn: Tổng hợp từBáo cáo phòng chống thiên tai của huyện Nam Giang qua các năm 2010-2017

3.4.2 Tác động đến Tiểu vùng II

Tác động đến hệ sinh thái tự nhiên

Tác động của BĐKH làm dịch chuyển các nhóm loài thực vật điển hình tịnh tiến từ đai núi thấp lên đai núi cao (Trần Thục và nnk, 2015), nên nhiều khả năng các nhóm loài thực vật phân bố ở Tiểu vùng I sẽ dịch chuyển dần lên Tiểu vùng II.

Tiểu vùng này chịu tác động bởi yếu tố bão và mưa lớn, tuy nhiên mức độ tác

động không đáng kể.

3.5 Khả năng chống chịu của các tiểu vùng sinh thái – xã hội xã Tà Bhing

3.5.1 Bộ công cụ Chỉ số chống chịu thiên tai khí hậu (CDRI) và phương pháp đánh giá giá

Để phân tích, đánh giá khả năng chống chịu của các tiểu vùng sinh thái – xã hội xã Tà Bhing, học viên sử dụng bộ công cụ Chỉ số chống chịu thiên tai khí hậu (Climate Disaster Resilience Index - CDRI). Khả năng chống chịu được đánh giá qua 5 thông số: tự nhiên, vật chất, xã hội, kinh tế và thể chế. Qua đó có thể thấy, phương pháp này vừa lấy con người làm trung tâm, vừa xem xét đến yếu tố thể chế và mối

quan hệ giữa môi trường và thiên tai khí hậu (Shaw, 2010). Mỗi thông số bao gồm 5

tiêu chí. Mỗi tiêu chí lại bao gồm 5 chỉ số. Tổng cộng có tất cả 5x5x5 = 125 chỉ số. Các chỉ số được xây dựng trên cơ sở đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, tác động của BĐKH, đối chiếu với các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, cũng như tham vấn với các cán bộ chủ chốt của các cơ quan liên quan cấp tỉnh, huyện và xã. Bộ chỉ số CDRI và kết quả đánh giá cho hai tiểu vùng sinh thái – xã hội xã Tà Bhing được trình bày tại Phụ lục 4.

Phương pháp đánh giá

Bộ công cụ CDRI gồm 125 chỉ số được đánh giá bởi 10 cán bộ và 7 đại diện cộng đồng. Mỗi chỉ số được đánh giá theo thang điểm x từ 1 đến 5, trong đó 1 là thấp nhất/không có, 5 là tốt nhất. Mỗi chỉ số đều được người đánh giá gán cho một trọng số w từ1 đến 5, trong đó 1 là ít quan trọng nhất và 5 là quan trọng nhất. Điểm CDRI của mỗi tiêu chí là điểm trung bình trọng số của tất cả các chỉ số thuộc tiêu chí đó. Công thức tính như sau:

CDRI của tiêu chí = ∑𝑛𝑖=1𝑤𝐼𝑋𝐼

∑𝑛𝑖=1𝑤𝑖 =𝑤𝑖𝑥𝑖+ 𝑤𝑖𝑥𝑖+ 𝑤𝑖𝑥𝑖+ 𝑤𝑖𝑥𝑖+ 𝑤𝑖𝑥𝑖

𝑤𝑖+ 𝑤𝑖+ 𝑤𝑖+ 𝑤𝑖+ 𝑤𝑖 (3.1)

Tương tự như vậy, điểm CDRI của mỗi thông số là điểm trung bình trọng số của tất cả các tiêu chí thuộc thông số đó.

Điểm CDRI của toàn bộ tiểu vùng sinh thái –xã hội là điểm trung bình cộng của

CDRI 5 thông số. Điểm CDRI quy ra khả năng chống chịu theo 4 nhóm như sau:

Điểm CDRI Khả năng chống chịu

1,0 – 2,0 Yếu

2,1 – 3,0 Trung bình

3,1 – 4,0 Khá

4,1 – 5,0 Tốt

3.5.2 Kết quả đánh giá

3.5.2.1 Khả năng chống chịucủa tiểu vùng sinh thái –xã hội I

Hạ tầng / Cơ sở vật chất

Thông số Hạ tầng/Cơ sở vật chất được đánh giá bằng 5 tiêu chí: điện, nước, vệ sinh môi trường, cơ sở hạ tầng giao thông, nhà ở và sử dụng đất. Tiêu chí cơ sở hạ tầng giao thông có điểm số chống chịu cao nhất (3,9), tiêu chí vệ sinh môi trường có điểm số thấp nhất (2,4).

Về điện, 100% các hộ dân đều có đấu nối điện và sử dụng điện thường xuyên.

Nguồn điện cung cấp cho khu vực là lưới điện quốc gia, đường dây 35kV từ Trạm biến áp 500kV Thạnh Mỹ, đóng tại thôn Cà Đâng, xã Tà Bhing. Nguồn điện không liên tục trong ngày, chỉ trung bình khoảng 9 – 16 tiếng/ngày. Khi có thiên tai xảy ra, xã phải phụ thuộc vào nguồn điện từ máy phát điện chạy bằng diesel, chỉ đáp ứng

được khoảng 10% nhu cầu cho hoạt động ứng phó thiên tai.

Về cấp nước, đa số các hộ dân trong khu vực đều được cung cấp nước sinh hoạt

với hệ thống cấp nước tập trung, được đầu tư bằng các nguồn hỗ trợ của nhà nước

(Chương trình 135) và tổ chức phi chính phủ (Tổ chức Tầm nhìn Thế giới, Tổ chức

FIDR của Nhật Bản). Đối với nước phục vụ cho sản xuất thì xã có hệ thống kênh mương thủy lợi, với tỉ lệ kiên cố hóa đạt 77%, đáp ứng được 83% nhu cầu sản xuất và phòng chống thiên tai.

Tiêu chí vệ sinh môi trường có điểm số CDRI thấp nhất, 2,4 điểm. Khoảng 50%

hộ dân có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Trên địa bàn chưa có dịch vụ thu gom và xử lý rác thải. Người dân thường đốt hoặc chôn rác trong khuôn viên vườn nhà, hoặc tại khu vực đất trống, nhiều trường hợp đổ rác trực tiếp ra sông, suối.

Tiêu chí cơ sở hạ tầng giaothông có điểm số CDRI cao nhất, 3,9 điểm. Với sự hỗ

trợ của Dự án giảm nghèo khu vực Tây Nguyên từ năm 2014 đến nay, 100% đường

giao thông trục xã, liên xã của Tà Bhing đều được bê tông hóa, 88% đường trục chính nội đồng được cứng hóa. Tuy nhiên, mới chỉ có 5% đường trục thôn, xóm được cứng hóa. Ngoài ra, với địa hình chia cắt, nên nhiều đoạn đường xá còn bị chia cắt trong và sau thiên tai.

Về nhà ở và sử dụng đất, khoảng 75% nhà ở của người dân đạt chuẩn 3 cứng (nền cứng, khung cứng, mái cứng). Khoảng 50% hộ gia đình đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất. Số hộ dân sống ở khu vực dễ bị sạt lở, dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai vẫn còn nhiều, khoảng 50%.

Điểm số CDRI của thông số Hạ tầng / Cơ sở vật chất được thể hiện trong Hình

3.20.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và khả năng chống chịu của hệ sinh thái – xã hội tại một xã miền núi thuộc huyện nam giang, tỉnh quảng nam (Trang 80 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)