Chế độ thủy văn
Sông Vu Gia cùng với sông Thu Bồn của tỉnh Quảng Nam, bắt nguồn từ phía đông của dãy Trường Sơn, hợp lưu tại Đại Lộc, đóng vai trò rất quan trọng đối với chế độ thủy văn của cả tỉnh. Sông Vu Gia có nhiều nhánh lớn, trong đó có hai nhánh chính là sông Cái và sông Bung. Sông Cái đoạn qua xã Tà Bhing có tên gọi là Sông Thanh,
là con sông chính chạy qua địa bàn xã. Sông Thanh có chiều dài gần 20km, chiều rộng
dao động từ40m đến 120m tùy đoạn. Sông Vu Gia từ thượng nguồn đến Thạnh Mỹ có
diện tích lưu vực 1.850 km2, mô số dòng chảy năm đạt M0 = 68,6 l/s.km2, Q0 = 127
m3/s. Tổng lượng hàng năm của sông Vu Gia tính đến Thạnh Mỹ W0 = 4,05. 109m3. Tổng lượng nước trong mùa lũ chiếm 60÷75% tổng lượng dòng chảy năm, trong khi đó 9 tháng mùa cạn chỉ chiếm từ 25÷40% lượng dòng chảy năm. Tóm lại, sự phân phối dòng chảy khá bất lợi và không đồng đều trong năm nên việc sử dụng khai thác nguồn nước tự nhiên phục vụ dân sinh, kinh tế gặp rất nhiều khókhăn (Chi cục Thủy lợi tỉnh Quảng Nam, 2016).
Xã Tà Bhing có nhiều suối, thác. Suối chính có tên gọi là suối Tà Bhing, là một nhánh của Sông Thanh, cung cấp nguồn nước chính cho sinh hoạt và sản xuất của người dân nơi đây. Hệ thống sông suối chảy theo địa hình dốc nên vào mùa mưa, mực nước lên nhanh, mạnh, thường gây lũ quét, sạt lở đất hai bên bờ suối. Vào mùa khô, nhiều nhánh suối bị khô cạn, trơ đáy. Hệ thống sông suối ở thượng nguồn này ảnh
hưởng rất lớn đến vùng hạ lưu của tỉnh Quảng Nam.
3.1.1.2 Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất, thổ nhưỡng
- Theo số liệu điều tra thổ nhưỡng của Viện quy hoạch Bộ nông nghiệp và PTNT
năm 1978, trên địa bàn xã có các loại đất chính sau:
+ Đất phù sa ven sông, suối: Sử dụng trồng lúa, màu là loại cây lương thực chủ yếu;
+ Đất nâu tím trên đá Panagơnai (Fe): Sử dụng trồng cây công nghiệp, trồng rừng chống xóa mòn;
+ Đất nâu vàng trên phù sa cổ: Sử dụng vào mục đích nông, lâm nghiệp và một ít thuộc diện hoang bằng;
+ Đất nâu đỏ trên đá mác ma bazơ và trung tính: Là loại đất Feralits được hình thành trên đá bazan, gabro,… sử dụng trồng cây công nghiệp có hiệu quả kinh tế cao như cao su và các loại cây ăn quả;
+ Đất vàng đỏ trên đá mác ma: Hiện phần lớn là đất rừng tự nhiên và đất chưa sử dụng.
Ngoài ra, trên địa bàn xã còn một số loại đất khác chiếm diện tích không nhiều.
Tài nguyên nước
Do địa hình chia nhiều sông, suối và lượng mưa phong phú nên nguồn nước trên
địa bàn xã rất dồi dào, đảm bảo cung cấp nước phục vụ sinh hoạt, nước tưới cho sản
xuất cây lúa nước, rau màu và nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt. Tuy nhiên có sự phân bố
không đồng đều lượng mưa mùa lũ và mùa kiệt, nên gây nhiều khó khăn cho các hoạt động dân sinh và kinh tế của người dân.
Tài nguyên rừng
Diện tích đất lâm nghiệp của xã Tà Bhing là 17.238ha, trong đó: - Rừng đặc dụng: 9.925ha
- Rừng phòng hộ: 6.030ha
- Rừng sản xuất: 1.283ha