Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và khả năng chống chịu của hệ sinh thái – xã hội tại một xã miền núi thuộc huyện nam giang, tỉnh quảng nam (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.2 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

2.2.1Cách tiếp cận

Cách tiếp cận hệ thống, liên ngành

Đối tượng nghiên cứu là tác động của BĐKH và khả năng chống chịu của hệ sinh thái –xã hội trước tác động của BĐKH, đòi hỏi kiến thức và kỹ năng của nhiều ngành khoa học khác nhau, gồm khoa học tự nhiên (môi trường, khí hậu, sinh học, lâm nghiệp v.v…), khoa học xã hội (văn hóa, xã hội, chia sẻ lợi ích, v.v…) và kinh tế. Vì vậy đây là vấn đề đòi hỏi phải tiếp cận một cách hệ thống, liên ngành.

Cách tiếp cận kết hợp dưới lên (bottom up) – trên xuống (top down)

Vấn đề nghiên cứu về BĐKH phải được đặt trong quy mô thời gian dài hạn (tối thiểu 30 năm), quy mô không gian từ toàn cầu đến địa phương. Vấn đề nghiên cứu cần được xem xét từ cấp độ cộng đồng, đồng thời đặt trong khuôn khổ môi trường thể chế của toàn cầu và quốc gia từ trung ương đến địa phương. Vì vậy cần áp dụng cách tiếp cận kết hợp dưới lên và trên xuống để đánh giá vấn đề một cách toàn diện.

Cách tiếp cận dựa vào hệ sinh thái

Tiếp cận dựa vào hệ sinh thái là chiến lược quản lý tổng hợp tài nguyên nhằm

tăng cường bảo vệ và sử dụng tài nguyên bền vững theo hướng công bằng. Tổ chức IUCN đã xây dựng năm bước thực hiện nhằm cụ thể hóa cách tiếp cận dựa vào hệ sinh thái, bao gồm:

- Bước A: Xác định các bên có liên quan chính, khu vực hệ sinh thái và xây dựng mối quan hệ giữa các bên với hệ sinh thái.

- Bước B: Phác họa cấu trúc, chức năng của hệ sinh thái và thiết lập cơ chế quản lý và giám sát.

- Bước C: Xác định tầm quan trọng của các vấn đề kinh tế sẽ có ảnh hưởng đến hệ sinh thái và các cư dân hệ sinh thái.

- Bước D: Xác định những tác động có thể xảy ra của hệ sinh thái này đến các hệ sinh thái lân cận.

- Bước E: Xây dựng các mục tiêu dài hạn và các giải pháp linh hoạt để đạt được những mục tiêu này (Shepherd, 2004).

Ở Việt Nam hiện nay cách tiếp cận dựa vào hệ sinh thái đang dần được áp dụng

trong ứng phó với BĐKH, tuy nhiên mới chỉ giới hạn ở phạm vi riêng lẻ chứ chưa mang tính hệ thống và liên ngành. Có thể kể đến các nghiên cứu gần đây của ISPONRE và GIZ thông qua Dự án “Lồng ghép chiến lược thích ứng dựa vào hệ sinh thái tại Việt Nam”. Với địa bàn nghiên cứu là một xã miền núi ở khu vực Trung Trường Sơn với đặc trưng ĐDSH cao, cách tiếp cận dựa vào hệ sinh thái cần được áp dụng nhằm quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo tồn ĐDSH và ứng phó BĐKH.

2.2.2Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu tại bàn (Desk study), thu thập, phân tích và tổng hợp số liệu thứ cấp (secondary data)

Thông tin thứ cấp được thu thập thông qua nghiên cứu tài liệu có sẵn để định hướng và bổ trợ cho nguồn dữ liệu sơ cấp. Trong nghiên cứu này, nguồn tài liệu thứ

cấp là các thông tin đã được công bố (xuất bản) từ các nguồn khác nhau, bao gồm cả

các thông tin có sẵn trên mạng internet, cũng như các thông tin dữ liệu có được thông qua liên hệ trực tiếp với các cơ quan, ban ngành liên quan, các tổ chức nghiên cứu:

- Các báo cáo nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước vàquốc tế, như Trung

tâm phát triển cộng đồng sinh thái (ECODE), Viện TN&MT – Đại học Quốc gia Hà

Nội (VNU-CRES). Ngoài ra, học viên cũng liên hệ qua email với GS. TSKH. Rajib Shaw, tác giả của bộ công cụ CDRI để thu thập thông tin về bộ công cụ này.

- Các chính sách, chiến lược, chương trình, kế hoạch hành động quốc gia về ứng phó với BĐKH, hướng dẫn của Bộ TN&MT về đánh giá tác động của BĐKH, kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam phiên bản năm 2016.

- Các kế hoạch do UBND tỉnh Quảng Nam ban hành như: Kế hoạch Chương

và định hướng đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định 1735/QĐ-UBND ngày 31/5/2013, Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về BĐKH trên địa bàn tỉnh Quảng Nam được phê duyệt tại Quyết định số 3462/QĐ-UBND ngày 25/9/2017, Kế hoạch phòng chống thiên tai giai đoạn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam được phê

duyệt tại Quyết định số 474/QĐ-UBND ngày 31/01/2018. Ngoài ra còn thu thập Quy

hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 553/QĐ-TTg ngày 15/5/2018.

- Các báo cáo, kế hoạch của UBND xã Tà Bhing như: Báo cáo tình hình thực hiện kinh tế - xã hội, Báo cáo kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới năm 2017,

Kế hoạch phòng chống thiên tai –tìm kiếm cứu nạn năm 2018.

- Các số liệu lịch sử về nhiệt độ, lượng mưa được thu thập từ Trạm thủy văn

Thạnh Mỹ, và Dự án Tương tác giữa BĐKH và sử dụng đất ở miền Trung Việt Nam

(LUCCi) do CHLB Đức tài trợ.

Điều tra, khảo sát thực địa (field work)

Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua điều tra hộ gia đình, phỏng vấn sâu một số cán bộ chủ chốt và những người có uy tín tại địa phương. Số lượng cỡ mẫu điều tra hộ gia đình được học viên xác định theo công thức:

n = N

1+N(e)2 (2.1) Trong đó:

n: là cỡ mẫu

N: là tổng số hộ gia đình của xã Tà Bhing (657 hộ) e: là sai sốtiêu chuẩn, chọn e = 0.1% (độ tin cậy là 90)

Nguồn: Trung tâm Thông tin và phân tích dữ liệuViệt Nam – VIDAC

Như vậy số lượng cỡ mẫu là 87. Các mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên đơn giản nhưng vẫn đảm bảo tính đại diện của mẫu dựa trên danh sách hộ gia đình của UBND xã phân chia theo thôn, giới tính, điều kiện kinh tế, nghề nghiệp. Mẫu phiếu điều tra hộ gia đình gồm các câu hỏi được thiết kế để thu thập các thông tin về

sinh kế, nguồn thu nhập, hệ thống canh tác, nhận thức của người dân về BĐKH/thiên

tai, diễn biến của BĐKH/thiên tai và tác động của BĐKH.

Bên cạnh điều tra 87 hộ gia đình, học viên đã thực hiện phỏng vấn sâu một số

cán bộ chủ chốt và những người có uy tín tại địa phương như: cán bộ cấp xã (Phó Chủ tịch UBND xã, Chánh Văn phòng, cán bộ phụ trách ban nông nghiệp và phòng chống thiên tai, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh), cán bộ Ban quản lý KBTTN Sông Thanh, cán bộ Trạm thủy văn Thạnh Mỹ. Điều tra hộ gia đình và phỏng vấn sâu được thực hiện trong tháng 9 và tháng 10/2018.

Để đánh giá khả năng chống chịu của hệ sinh thái – xã hội, bộ công cụ Chỉ số chống chịu thiên tai khí hậu (Climate Disaster Resilience Index - CDRI) được áp dụng. Bộ công cụ CDRI được sử dụng để thiết kế một ma trận thu thập dữ liệu về khả năng

chống chịu của hệ sinh thái – xã hội khu vực nghiên cứu. Đối tượng tham gia cung cấp

thông tin là 10 cán bộ có liên quan đến nhiệm vụ phòng chống thiên tai và BĐKH,

gồm cán bộ UBND tỉnh Quảng Nam, UBND huyện Nam Giang, UBND xã Tà Bhing,

Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam, Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam, Phòng TN&MT huyện Nam Giang, Phòng NN&PTNT huyện Nam Giang, Văn phòng UBND xã Tà Bhing, Ban địa chính xã Tà Bhing. Ngoài ra, còn có 7 đại diện của 7 cộng đồng thôn tại xã Tà Bhing.

Mẫu phiếu điều tra hộ gia đình, ma trận CDRI và danh sách người tham gia điều tra, phỏng vấn được nêu tại Phụ lục 1, Phụ lục 2, Phụ lục 4, Phụ lục 5.

Để lập sơ đồ phân vùng sinh thái – xã hội, học viên còn áp dụng phương pháp đi dạo (Transect walk), khảo sát hiện trường cùng với 2 cán bộ xã để quan sát, ghi chép,

thảo luận, mô tả, kiểm chứng sự phân bố các đặc trưng sinh thái – xã hội của khu vực

nghiên cứu (dạng địa hình, độ dốc, phân bố sử dụng đất, dấu vết của thiên tai, v.v…). Để đánh giá tác động của BĐKH, học viên áp dụng phương pháp thảo luận nhóm để lập sơ đồ rủi ro thiên tai.

Phương pháp bản đồ (mapping)

Phương pháp bản đồ trên phần mềm ArcGIS được sử dụng để chạy các sơ đồ địa

hình, sơđồ ba loại rừng, sơđồ sử dụngđất và sơ đồ tiểu vùng sinh thái –xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và khả năng chống chịu của hệ sinh thái – xã hội tại một xã miền núi thuộc huyện nam giang, tỉnh quảng nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)