Chỉ số CDRI về Hạ tầng/Cơ sở vật chất – Tiểu vùn gI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và khả năng chống chịu của hệ sinh thái – xã hội tại một xã miền núi thuộc huyện nam giang, tỉnh quảng nam (Trang 88 - 89)

Người thực hiện: Học viên Nguyễn Thị Bích Ngọc, BĐKH K6

Xã hội

Thông số Xã hội được đánh giá bằng 5 tiêu chí: dân số; y tế; giáo dục và nhận thức; vốn xã hội; sự sẵn sàng tham gia của cộng đồng khi thiên tai xảy ra. Tiêu chí

Giáo dục và nhận thức có điểm số CDRI thấp nhất (2,6), tiêu chí Vốn xã hội có điểm

số CDRI cao nhất (3,6).

Tốc độ tăng dân số của khu vực ở mức 2,3%. Dân số ngoài độ tuổi lao động

(dưới 14 và trên 64) chiếm 34%. Khoảng 50% cặp vợ chồng có sử dụng biện pháp kế

hoạch hóa gia đình, và 50% cặp vợ chồng có sinh con thứ ba.

Vềy tế, đa số người dân đều tham gia bảo hiểm y tế, chiếm 98%. Tuy nhiên, toàn khu vực chỉ có 5 y bác sĩ/2.218 người dân, chiếm tỉ lệ 0,0025 y bác sĩ/người dân, chưa đạt so với chuẩn Bộ Y tế đề ra là 0,0086 y bác sĩ/người dân. Vẫn còn có trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi. Cơ sở y tế tuyến xã chưa được trang bị đầy đủ. Tỉ lệ người dân bị bệnh truyền nhiễm qua véc-tơ hoặc bệnh liên quan đến nguồn nước sau thiên tai vẫn còn cao, khoảng 50%.

3.2 3.6 2.4 3.9 3.2 Điện Nước Vệ sinh môi trường Cơ sở hạ tầng giao thông Nhà ở và sử dụng đất HẠ TẦNG / CƠ SỞ VẬT CHẤT

Giáo dục và nhận thức có điểm số CDRI thấp do nhận thức của người dân về BĐKH còn khá thấp, chưa có các chương trình truyền thông, nâng cao nhận thức về BĐKH cho người dân. Vẫn còn một bộ phận người dân mù chữ, khoảng 8% dân số.

Vốn xã hội có điểm số CDRI cao nhất nhờ truyền thống cố kết cộng đồng của đồng bào dân tộc ở đây. Tỉ lệ người dân tham gia các hoạt động cộng đồng cũng như mức độ đạt được sự đồng thuận về các vấn đề của cộng đồng khá cao. Đa số người dân đều được tham gia vào quá trình ra quyết định của cộng đồng thông qua các buổi họp dân, các buổi họp tộc họ.

Mức độ sẵn sàng tham gia của cộng đồng khi thiên tai xảy ra vẫn còn tương đối thấp. Nguyên nhân là do sự chuẩn bị của người dân trước khi thiên tai xảy ra còn khá

sơ sài về lương thực thực phẩm, chằng chống nhà cửa. Một phần cũng là do đời sống

còn khó khăn, nên nguồn dự trữ lương thực không nhiều. Đa số người dân chưa có ý thức tự nguyện di dời đến khu vực tránh trú. Chỗ tránh trú cho người dân thì chưa đáp ứng được nhu cầu.

Điểm số CDRI của thông số Xã hội được thể hiện trong Hình 3.21.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và khả năng chống chịu của hệ sinh thái – xã hội tại một xã miền núi thuộc huyện nam giang, tỉnh quảng nam (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)