Nghiên cứu tại khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và khả năng chống chịu của hệ sinh thái – xã hội tại một xã miền núi thuộc huyện nam giang, tỉnh quảng nam (Trang 31 - 33)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.2. Tổng quan tài liệu

1.2.3. Nghiên cứu tại khu vực nghiên cứu

Địa bàn tỉnh Quảng Nam cũng đã được chọn tham gia một số nghiên cứu và

chương trình, dự án, như “Đánh giá đặc trưng xã hội nhằm nâng cao năng lực thích

ứng với BĐKH ở Việt Nam” do Ngân hàng Thế giới thực hiện năm 2010; Chương trình Thích ứng và giảm nhẹ BĐKH (CCAM), Hợp phần thích ứng với BĐKH do

DANIDA tài trợ. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ được thực hiện ở một số huyện,

thành phố ven biển như Tam Kỳ, Hội An, Núi Thành, chứ không thực hiện ở các

huyện trung du, miền núi. Địa bàn huyện Nam Giang và xã Tà Bhing chưa có nghiên

cứu nào về đánh giá tác động của BĐKH, đặc biệt là đến hệ sinh thái – xã hội, và phân vùng sinh thái –xã hội.

Từ các phân tích tổng quan nêu trên, có thể nhận thấy đánh giá tác động của

BĐKH đã được thực hiện nhiều trên thế giới cũng như Việt Nam, riêng vùng núi tỉnh

Quảng Nam thì chưa có nhiều chương trình, dự án khảo sát, đánh giá cụ thể. Bên cạnh đó, đánh giá khả năng chống chịu cho một hệ sinh thái – xã hội cụ thể là xu hướng mới

trên thế giới, được thực hiện ở một số khu vực, tuy nhiên mới chỉ được áp dụng cho

khu vực đô thị, chứ chưa triển khai ở nông thôn, miền núi. Vì vậy, qua đề tài nghiên

cứu này, học viên mong muốn thí điểm phương pháp đánh giá khả năng chống chịu và

phương pháp phân vùng sinh thái –xã hội ở một xã miền núi của tỉnh Quảng Nam, từ

trên. Đề tài này là nghiên cứu đầu tiên được thực hiện ở xã Tà Bhing, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam về lĩnh vực này. Kết quả nghiên cứu của đề tài này có thể

được sử dụng làm cơ sở đầu vào giúp chính quyền địa phương hoạch định chính sách,

đề xuất, xây dựng các chương trình dự án ứng phó với BĐKH, lồng ghép cải thiện sinh kế cho người dân địa phương và bảo tồn ĐDSH, đồng thời đưa nội dung ứng phó với BĐKH vào các kế hoạch kinh tế - xã hội của địa phương.

CHƯƠNG 2 . ĐỊA ĐIỂM, CÁCHTIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, SỐ LIỆU

2.1 Địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện tại xã Tà Bhing, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và khả năng chống chịu của hệ sinh thái – xã hội tại một xã miền núi thuộc huyện nam giang, tỉnh quảng nam (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)