Nhận thức của người dân về BĐKH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và khả năng chống chịu của hệ sinh thái – xã hội tại một xã miền núi thuộc huyện nam giang, tỉnh quảng nam (Trang 63)

Mức độ hiểu biết của

người dân về BĐKH

Số hộ gia đình % hộ gia đình

Không biết 83 95%

Có nghe nói đến 4 5%

Biết rõ 0 0%

3.2 Phân vùng sinh thái – xã hội xã Tà Bhing

3.2.1Cơ sở phân chia tiểu vùng sinh thái –xã hội

Để đảm bảo việc nghiên cứu, phân tích đánh giá tác động của BĐKH đến khu vực nghiên cứu được chi tiết, phản ánh các đặc trưng sinh thái và xã hội, học viên tiến hành phân chia hệ sinh thái – xã hội khu vực nghiên cứu thành các tiểu vùng sinh thái – xã hội. Việc phân chia tiểu vùng được thực hiện trên cơ sở sự tương tác của hệ sinh thái và hệ xã hội theo không gian.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), các hệ sinh thái ở Việt Nam có thể được chia làm 3 loại: i) hệ sinh thái trên cạn (rừng, đồng cỏ, savan, đất khô hạn, đô thị, nông nghiệp, núi đá vôi), ii) hệ sinh thái đất ngập nước nội địa (thủy vực nước đứng

như hồ, hồ chứa, ao, đầm, ruộng lúa nước; thủy vực nước chảy như sông, suối, kênh,

rạch), iii) hệ sinh thái biển và ven bờ (cửa sông, bãi bồi, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, rạng san hô). Nếu áp dụng theo tiêu chí phân loại này, có thể chia hệ sinh thái xã Tà Bhing thành 2 loại: hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái đất ngập nước nội địa, cụ thể như sau:

- Hệ sinh thái trên cạn, cụ thể là hệ sinh thái rừng, phân bố chủ yếu về hai phía

Bắc và Nam, với các ngọn núi chính như núi Ta Lao, núi Ta Đắc ở phía Bắc, núi Mốc,

núi Pa Ông ở phía Nam.

- Hệ sinh thái đất ngập nước nội địa, cụ thể là hệ sinh thái sông suối, với con sông Thanh chảy ngang qua xã theo hướng từ Nam lên Bắc, và các con suối đan xen theo hình xương cá, từ các ngọn núi ở hai phía Bắc và Nam đổ về sông Thanh, như

suối Tà Bhing, suối A Xá, suối Măng, suối Xa Cá, suối Gơ Muôn.

Mặt khác, nếu căn cứ đặc trưng về địa hình, có thể phân chia xã Tà Bhing thành

2 tiểu vùng: vùng cao có độ dốc lớn nằm về hai phía Bắc và Nam chủ yếu là rừng tự

nhiên, vùng thấp nằm ở giữa. Việc phân chia tiểu vùng theo địa hình cũng phù hợp với tình trạng sử dụng đất, phân bố thảm thực vật ở hai tiểu vùng: Rừng tự nhiên ở phía Nam là rừng phòng hộ, ở phía Bắc là rừng đặc dụng; vùng thấp chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp (lúa, hoa màu, trồng keo). Tác động của thiên tai nặng nề nhất là ở vùng

thấp và giảm dần theo độ cao. Bão và mưa lớn ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực địa

Xét các đặc trưng của hệ xã hội, cũng có thể phân chia xã Tà Bing thành 2 tiểu vùng: vùng cao có phân bố dân cư thưa thớt với hoạt động sinh kế lâm nghiệp, vùng thấp là nơi tập trung đông dân cư, với các loại hình sinh kế đa dạng (nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ).

Từ thực tiễn khu vực nghiên cứu, áp dụng có điều chỉnh phương pháp phân chia

tiểu vùng của Martin-Lopez và nnk (2017). Theo đó việc phân vùng được nghiên cứu

và thực hiện theo 4 giai đoạn (Hình 3.10):

(1) Phân vùng sinh thái: xác định và phân chia các đơn vị sinh thái dựa trên các biến sinh thái (khí hậu thủy văn, địa hình địa mạo, thổ nhưỡng, thảm thực vật);

(2) Phân vùng kinh tế - xã hội: xác định và phân chia các nhóm dân cư đồng nhất dựa trên các biến kinh tế - xã hội (yếu tố gây biến đổi, không gian phân bố nhóm dân cư và các hoạt động kinh tế đi kèm);

(3) Xác định ranh giới các tiểu vùng sinh thái –xã hội và đặc trưng của từng tiểu vùng;

(4) Tham vấn với chính quyền và cộng đồng địa phương về ranh giới các tiểu vùng sinh thái – xã hội theo phương pháp có sự tham gia, thông qua thảo luận nhóm tập trung.

Hình 3.10. Các bước phân vùng sinh thái – xã hội

Ở bước 3 của phương pháp trên, ranh giới các tiểu vùng sinh thái – xã hội được xác định dựa trên các tiêu chí sau (Bảng 3.13):

Bảng 3.13. Tiêu chí phân vùng sinh thái – xã hội STT Tiêu chí phân vùng

1 Có sự đồng nhất về địa hình, địa mạo, thủy văn, thổ nhưỡng, thảm thực vật

2 Có ranh giới nằm gọn trong một vùng sinh thái, không bị tách biệt về không gian

3 Có chung đặc điểm phân bố dân cư và hoạt động kinh tế.

Nguồn: Điều chỉnh từ Martín-López et al., 2017

3.2.2Các tiểu vùng sinh thái –xã hội xã Tà Bhing

Dựa trên các tiêu chí trên, học viên thực hiện chồng lớp bản đồ địa hình, bản đồ sử dụngđất, đồng thời kết hợp các dữ liệu kinh tế - xã hội và thông tin kiểm chứng qua đi khảo sát hiện trường (Transect walk) để phân chia xã thành 02 tiểu vùng sinh thái – xã hội (Bảng 3.14).

Bảng 3.14. Phân chia tiểu vùng sinh thái - xã hội xã Tà Bhing

Tên gọi Vùng cao Vùng thấp Vùng cao

Ký hiệu tên vùng II * I II * Độ cao (trên mnb) 400-1.100 100 - 400 400-800 Độ dốc 20-70 0-20 20-70 Tác động thiên tai

Yếu tố: Bão, mưa lớn Mức độ: thấp

Yếu tố: Lũ quét, sạt lở, mưa lớn, bão, hạn hán

Mức độ: Tác động cao

Yếu tố: Bão, mưa lớn Mức độ: Tác động thấp

Sử dụng đất Rừng tự nhiên (rừng đặc

dụng)

Đất sản xuất nông nghiệp, đất tái định cư Rừng tự nhiên (rừng phòng hộ)

Phân bố dân

cư Dân cư thưa thớt Dân cư tập trung đông đúc Dân cư thưa thớt

thuộc Ban quản lý KBTTN

Sông Thanh Luân canh: ngô, lúa rẫy, sắn, đậu Xen canh: lúa rẫy, ngô

Nông lâm kết hợp: keo –sắn/ngô

Người thực hiện: Học viên Nguyễn Thị Bích Ngọc, BĐKH K6

(*) Tiểu vùng sinh thái –xã hội II gồmhai khu vực phân bố về phía Bắc và phía Nam của Tiểu vùng sinh thái –xã hội I. Xét theo tiêu chí phân vùng tại Bảng 3.13, một tiểu vùng sinh thái – xã hội phải có ranh giới nằm gọn trong một vùng sinh thái, không bị tách biệt về không gian, thì có thể tiếp tục phân chia Tiểu vùng sinh thái –xã hội II thành hai khu vực như sau:

Tên gọi Tiểu vùng IIa Tiểu vùng IIb

Vị trí Khu vực phía Nam Khu vực phía Bắc

Chức năng Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ

Tuy nhiên, xét thấy Tiểu vùng IIa và Tiểu vùng IIb có các đặc trưng sinh thái và xã hội tương đồng nhau, chỉ khác nhau về mặt tổ

chức quản lý. Khu vực phía Bắc thuộc khu rừng phòng hộ Sông Bung, thuộc sự quản lý của Ban quản lý Rừng phòng hộ Sông Bung. Khu

vực phía Nam thuộc khu rừng đặc dụng Sông Thanh, thuộc sự quản lý của Ban quản lý KBTTN Sông Thanh. Vì vậy, khi đánh giá tác động

Phân chia các tiểu vùng sinh thái - xã hội xã Tà Bhing được học viên thể hiện qua sơ đồ ở Hình 3.11 .

Hình 3.11. Sơ đồ phân chia tiểu vùng sinh thái – xã hội xã Tà Bhing

3.3 Diễn biến của các yếu tố khí hậu xã Tà Bhing

Tỉnh Quảng Nam gồm nhiều tiểu vùng khí hậu, chia cắt theo địa hình từ Tây sang Đông. Xã Tà Bhing thuộc tiểu vùng khí hậu phía Tây Bắc tỉnh, thuộc lưu vực sông Vu Gia, có lượng mưa trung bình năm thấp hơn vùng Tây Nam, thuộc lưu vực sông Thu Bồn.

3.3.1 Diễn biến của các yếu tố khí hậu trong quá khứ3.3.1.1 Diễn biến của nhiệt độ 3.3.1.1 Diễn biến của nhiệt độ

Đặc trưng nhiệt độ

Trong giai đoạn 40 năm từ 1978 đến 2017, nhiệt độ trung bình giai đoạn này là 24,6oC. Nhiệt độ thấp nhất trong thời gian này là 10,4oC,xảy ra vào tháng 12/1999, nhiệt độ cao nhất là 36oC xảy ra vào tháng 5/2010. Các tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng XII đến tháng I (dao động xung quanh 20,0oC). Các tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng V, VI, VII, VIII (khoảng 26oC đến 27oC). Năm có

nhiệt độ trung bình thấp nhất là năm 2008 (23,9oC), năm có nhiệt độ trung bình cao

nhất là năm 1998 (25,5oC).

Hình 3.12. Đặc trưng nhiệt độ trung bình tháng giai đoạn 1978-2017 xã Tà Bhing

Nguồn: Tổng hợp từ Trạm khí tượng Trà My, 2018

Xu thế nhiệt độ

Trong giai đoạn 40 năm từ 1978 đến 2017, nhiệt độ có xu thế tăng lên rõ rệt, với tốc độ xu thế tăng 0,012oC mỗi năm, hay 0,128oC mỗi thập kỷ. Độ lệch tiêu chuẩn của

15 17 19 21 23 25 27 29

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

N h iệ t độ Tháng

nhiệt độ trung bình qua các năm là 0,4oC. Sai khác lớn nhất giữa hai năm liên tiếp là 1,1oC (giữa năm 2011 và 2012).

Hình 3.13. Xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình năm giai đoạn 1978-2017 xã Tà Bhing Bhing

Nguồn: Tổng hợp từ Trạm khí tượng Trà My, 2018

Nhiệt độ cực trị cũng có xu thế phù hợp với nhiệt độ trung bình, biên độ nhiệt

năm trung bình giai đoạn 1978 – 2017 là 10,5oC.

Hình 3.14. Biên độ nhiệt năm trung bình giai đọan 1978 – 2017 xã Tà Bhing

Nguồn: Tổng hợp từ Trạm khí tượng Trà My, 2018

3.3.1.2. Diễn biến của lượng mưa

Đặc trưng lượng mưa

y = 0.0123x 23 23.5 24 24.5 25 25.5 26 1978 1981 1984 1987 1990 1993 1996 1999 2002 2005 2008 2011 2014 2017 N h iệ t độ Năm 16 18 20 22 24 26 28 30 32 1978 1980 1982 1984 1986 1988 1990 1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014 2016 N h iệ t độ Năm

Nhiệt độ trung bình năm Nhiệt độ lớn nhất trung bình năm Nhiệt độ nhỏ nhất trung bình năm

Tổng lượng mưa trung bình năm giai đoạn 1978 – 2017 đo được ở trạm thủy văn

Thạnh Mỹ là 2.548mm. Lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Các

tháng mưa nhiều nhất là tháng 9, tháng 10, tháng 11 (từ 366mm đến 526mm). Các tháng ít mưa nhất là tháng 1, tháng 2, tháng 3 (từ 19mm đến 42mm). Tháng ít mưa nhất là tháng 2, một số năm không có mưa trong tháng 2, như các năm 1985, 1991, 1992, 2014. Chênh lệch lượng mưa giữa mùa mưa và mùa khô khá lớn. Lượng mưa trung bình các tháng 9, 10 và 11 từ 1978 đến 2017 là 464mm, trong khi lượng mưa trung bình các tháng 1, 2 và 3 chỉ là 34mm.

Biến động lượng mưa giữa các năm cũng tương đối lớn, với mức chênh lệch trung bình là 785mm. Đặc biệt có năm mức chênh lệch lượng mưa so với năm trước

đó tăng đến 3222mm (năm 1992), hay giảm đến 2748mm (năm 1989).

Lượng mưa lớn tập trung trong một thời gian ngắn (3 tháng), kết hợp với điều kiện địa hình có độ dốc lớn, nên thường gây ra lũ quét và sạt lở đất, ảnh hưởng đến khu vực nghiên cứu cũng như gây lũ lụt cho khu vực hạ du.

Hình 3.15. Đặc trưng mưa tháng giai đoạn 1978-2017 xã Tà Bhing

Nguồn: Tổng hợp từ Trạm thủy văn Thạnh Mỹ, 2018

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 550

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

n g m ư a Tháng

Hình 3.16. Chênh lệch lượng mưa mùa khô và mùa mưa giai đoạn 1978 – 2017 xã Tà Bhing

Nguồn: Tổng hợp từ Trạm thủy văn Thạnh Mỹ, 2018

Xu thế biến đổi lượng mưa

Trong giai đoạn 40 năm từ 1978 đến 2017, tổng lượng mưa năm có xu thế giảm,

với tốc độ xu thế giảm khoảng 8,699mm mỗi năm.

Hình 3.17. Xu thế biến đổi lượng mưa năm giai đoạn 1986 - 2017 xã Tà Bhing

Nguồn: Tổng hợp từ Trạm thủy văn Thạnh Mỹ, 2018

Tổng lượng mưa mùa khô (tháng 1 đến tháng 8) và mùa mưa (tháng 9 đến tháng

12) cũng có xu hướng giảm, với tốc độ xu thế giảm trong mùa khô là 0,605mm/năm, và tốc độ xu thế giảm trong mùa mưa là 5,174mm/năm. Xu thế này càng làm cho tình

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000

Mùa khô Mùa mưa

y = -11.482x + 2783.2 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500

3.3.1.3. Các loại hình thiên tai chính

Theo kết quả điều tra khảo sát 87 hộ gia đình, các loại hình thiên tai thường hay xảy ra trên địa bàn xã Tà Bhing bao gồm 5 loại chính: Lũ quét, sạt lở, mưa lớn, bão, hạn hán. Trong đó lũ quét và sạt lở có tỉ lệ hộ gia đình ghi nhận cao nhất (83%). Đây được coi là đặc trưng thiên tai của khu vực nghiên cứu. Kết quả ghi nhận được thể hiện trong Bảng 3.15.

Bảng 3.15. Ghi nhận 05 loại hình thiên tai chính ở xã Tà Bhing

Loại hình thiên tai Khu vực tác động chủ yếu Số lượng người ghi nhận/tổng số người phỏng vấn Tỉ lệ

Lũ quét Tiểu vùng I 72/87 83%

Sạt lở Tiểu vùng I 72/87 83%

Hạn hán Tiểu vùng I 37/87 43%

Bão Tiểu vùng I, IIa, IIb 17/87 20%

Mưa lớn Tiểu vùng I, IIa, IIb 17/87 20%

Nguồn: Điềutra hộ gia đình, 2018

Theo ông Phạm Hữu Nghĩa, Phó Giám đốc Khu BTTN Sông Thanh, địa bàn xã Tà Bhing đã nhiều lần xuất hiện bão lớn, cấp 9 – 10, giật cấp 11, như các cơn bão năm 2009, 2012 và gần đây là cơn bão số 6 (bão Xangshane) ngày 30/6/2016. Bão kết hợp

thủy điện Đắk Mi xả lũ gây ngập nặng cho khu vực dân cư tập trung dọc tuyến đường

Quốc lộ 14D. Theo ông Nguyễn Quốc Nguyện, Trạm trưởng Trạm thủy văn Thạnh Mỹ, trong mùa mưa, mưa dài ngày với cường độ lớn thường xảy ra lũ quét, gây sạt lở đất nghiêm trọng, như năm 1999, 2016. Đặc biệt địa hình xã Tà Bhing có độ dốc sông, suối lớn nên sức tàn phá lớn, gây tổn thương nghiêm trọng về người, tài sản, ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân cũng như diện tích canh tác ở khu vực ven các sông, suối.

Trong những năm gần đây, trên địa bàn xã Tà Bhing rất ít mưa, thường xuyên khô hạn. Ví dụ như năm 2018, mùa mưa đến chậm, khoảng đầu tháng 10 mới có mưa khoảng 1 tuần, ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Trên địa bàn xã cũng ghi nhận xuất hiện mưa đá, gây thiệt hại nhà cửa và hoa

màu, chưa ghi nhận trường hợp gây thiệt hại về người. Các năm từ 2013 đến nay, năm

nào cũng có ghi nhận xuất hiện mưa đá.

Ngoài ra, trong các tháng từ tháng 4 đến tháng 9, trên địa bàn xã thường xuất hiện giông lốc, sét. Đây là loại hình thiên tai gần như không thể dự báo được, thường xảy ra bất ngờ, phạm vi nhỏ nhưng sức tàn phá lớn. Ghi nhận gần đây nhất trong tháng 5/2017 đã có người bị sét đánh chết khi đi làm nương trên địa bàn xã.

3.3.2 Kịch bản BĐKH

Kịch bản BĐKH cho tỉnh Quảng Nam và khu vực nghiên cứu được mô phỏng

theo Kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam năm 2016 do Bộ TN&MT xây

dựng và công bố. Kịch bản BĐKH và nước biển dâng được xây dựng trên cơ sở Báo

cáo đánh giá lần thứ năm (AR5) của IPCC, bao gồm bốn kịch bản đường phân bố nồng

độ khí nhà kính đại diện (Representative Concentration Pathways – RCP), tương ứng

với các độ lớn của bức xạ tác động của các khí nhà kính trong khí quyển đến thời điểm năm 2100:

- RCP8.5: Kịch bản nồng độ khí nhà kính cao, bức xạ tác động tăng liên tục từ

đầu thế kỷ và đạt 8,5W/m2 vào năm 2100, tiếp tục tăng tới mức 13W/m2 vào năm 2200 và ổn định sau đó.

- RCP 6.0: Kịch bản nồng độ khí nhà kính trung bình cao, bức xạ tác động tăng

tới mức 6.0W/m2 vào năm 2100 và ổnđịnh sau đó.

- RCP4.5: Kịch bản nồng độ khí nhà kính trung bình thấp, bức xạ tác động tăng

tới mức 4,5W/m2 vào năm 2065 và ổn định tới năm 2100 và sau đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và khả năng chống chịu của hệ sinh thái – xã hội tại một xã miền núi thuộc huyện nam giang, tỉnh quảng nam (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)