Chỉ số CDRI về Xã hội – Tiểu vùn gI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và khả năng chống chịu của hệ sinh thái – xã hội tại một xã miền núi thuộc huyện nam giang, tỉnh quảng nam (Trang 89 - 91)

Người thực hiện: Học viên Nguyễn Thị Bích Ngọc, BĐKH K6

Kinh tế

Thông số Kinh tế được đánh giá bằng 5 tiêu chí: thu nhập, lao động việc làm, tài sản hộ gia đình, tài chính – tích lũy và ngân sách – trợ cấp. Tiêu chí Tài chính – tích lũy có điểm số CDRI thấp nhất, với 1,8 điểm. Tiêu chí Tài sản hộ gia đình có điểm số CDRI cao nhất, 3,8 điểm.

2.8 3.1 2.6 3.6 2.9 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0Dân số Y tế Giáo dục và nhận thức Vốn xã hội Sự sẵn sàng tham gia của cộng đồng khi thiên tai xảy ra

Tỉ lệ hộ nghèo, cận nghèo của khu vực còn khá cao, ở mức 65%. Thu nhập bình quân đầu người 9,5 triệu đồng/người/năm, chưa đạt mức 27 triệu đồng/người/năm theo tiêu chí nông thôn mới. Thu nhập của người dân chủ yếu là thuần nông, từ làm nương rẫy, chăn nuôi nhỏ lẻ, trồng cây lâu năm nhưng chưa đến tuổi khai thác.

Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động của khu vực chiếm 66%, trong đó tỉ lệ lao động có việc làm thường xuyên chiếm 90%. Lao động nữ giới có việc làm thường

xuyên chiếm 50% nữ giới trong độ tuổi lao động. Khoảng 30% lao động làm việc tại

các Khu công nghiệp ở Tam Kỳ, Đà Nẵng. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận lao động tham gia làm việc trong các ngành không chính thức, như khai thác lâm sản, săn bẫy bắt động vật hoang dã trái pháp luật.

Đa số các hộ gia đình đều có các phương tiện sinh hoạt cơ bản, như ti vi, điện thoại di động, xe máy. Khoảng 25% số hộ có kết nối internet. Tuy nhiên, tiêu chí Tài chính –tích lũy có điểm số CDRI khá thấp. Địa phương chưa có quỹ tíndụng cho mục đích phòng chống thiên tai. Người dân chỉ có thể tiếp cận vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho mục đích

cải thiện sinh kế, nhà ở, chứ chưa có nguồn vốn vay cho mục đích phòng chống thiên

tai, khắc phục sự cố sau thiên tai. Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm rủi ro thiên tai chưa có ở địa phương. Tỉ lệ hộ dân có thực hành tiết kiệm còn tương đối thấp, ở mức 50%.

Xã chưa có nguồn kinh phí phân bổ hàng năm cho phòng chống thiên tai và ứng

phó BĐKH. Có chế độ trợ cấp/hỗ trợ cho người dân khắc phục sự cố sau thiên tai. Việc phòng chống thiên tai, ứng phó BĐKH vẫn còn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức cứu trợ trong nước và quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và khả năng chống chịu của hệ sinh thái – xã hội tại một xã miền núi thuộc huyện nam giang, tỉnh quảng nam (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)