Sơ đồ ba loại rừng xã Tà Bhing

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và khả năng chống chịu của hệ sinh thái – xã hội tại một xã miền núi thuộc huyện nam giang, tỉnh quảng nam (Trang 44 - 46)

3.1.1.3 Môi trường

Trên địa bàn xã Tà Bhing nổi cộm một số vấn đề môi trường chính liên quan đến chất lượng nguồn nước và chất thải rắn.

Nguồn nước: Xã Tà Bhing không có các địa điểm khai thác vàng sa khoáng. Nhưng nguồn nước ở đây bị ảnh hưởng bởi các hoạt động khai thác vàng sa khoáng trái phép diễn ra ở các xã đầu nguồn, gồm La Êê, Chà Vàl. Khai thác vàng được xem là hoạt động nguy hiểm nhất trong nghề khai thác mỏ. Các mỏ vàng sử dụng hóa chất kịch độc cyanua và thủy ngân để lắng vàng, tuy nhiên nước thải không qua xử lý mà

xả thẳng ra môi trường sông suối. Ngoài ra, các hoạt động thăm dò quặng Uranium kể

từ năm 2011 do Liên đoàn địa chất Việt Nam thực hiện cũng phần nào gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước cũng như sức khỏe người dân.

Ngoài ra, theo kết quả phân tích của Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam năm 2015, các

mẫu nước lấy từ khe suối phục vụ cho nhu cầu nước sinh hoạt của người dân có các

thông số vượt quá quy định đối với nước sinh hoạt, cụ thể như trong Bảng 3.1.

Bảng 3.1. Một số thông số chất lượng nước

Thông số Quy chuẩn QCVN 02:2009/BYT

về chất lượng nước sinh hoạt Quy 08:2008/BTNMT về chất lượng chuẩn QCVN nước mặt

Sắt Vượt 3,8 lần Vượt 1,9 lần

Coliform Vượt 6,2 lần

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo của Sở TN&MT, 2015

Chất thải rắn: Không có hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn. Toàn bộ chất thải sinh hoạt đều được các hộ dân tự xử lý bằng cách đổ ra môi trường sông suối, bãi đất trống, hoặc đốt trong vườn nhà.

3.1.1.4 Khí hậu

Trên địa bàn xã Tà Bhing không có trạm quan trắc các yếu tố khí tượng thủy văn, nên học viên sử dụng số liệu từ trạm thủy văn Thạnh Mỹ (lượng mưa) và trạm khí tượng Trà My (nhiệt độ). Trạm thủy văn Thạnh Mỹ đặt tại thị trấn Thạnh Mỹ, huyện

Nam Giang, cách trung tâm xã Tà Bhing 20km về phía Đông Bắc, có thể đại diện cho

2011 trở lại đây. Trạm khí tượng Trà My đặt tại thị trấn Trà My, huyện Bắc Trà My, quan trắc và tính toán đầyđủ các yếu tố khí tượng thủy văn cho vùng núi phía Tây của tỉnh Quảng Nam, trong đó có huyện Nam Giang, cũng từ năm 1976. Vị trí các trạm được thể hiện trong Hình 3.5.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và khả năng chống chịu của hệ sinh thái – xã hội tại một xã miền núi thuộc huyện nam giang, tỉnh quảng nam (Trang 44 - 46)