Cơ cấu sử dụng đất xã Tà Bhing

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và khả năng chống chịu của hệ sinh thái – xã hội tại một xã miền núi thuộc huyện nam giang, tỉnh quảng nam (Trang 52 - 58)

STT Loại hình sử dụng đất Diện tích (ha) Tỉ lệ (%)

1 Đất nông nghiệp Đất sản xuất nông nghiệp 919 4,014%

Đất lâm nghiệp 17.238 75,298%

Đất nuôi trồng thủy sản 1 0,004%

STT Loại hình sử dụng đất Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) nghiệp Đất riêng 58 0,253% Đất nghĩa trang 1 0,004% Đất mặt nước 455 1,988% 3 Đất chưa sử dụng Đồi núi 49 0,214% Đồng bằng 4.150 18,128% Tổng 22.893 100%

Hình 3.9. Sơ đồ sử dụng đất xã Tà Bhing

Năm 2017, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm là 887/919ha, diện tích cây công nghiệp 08ha. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 854,6 tấn. Tổ chức trồng rừng phân tán 166ha, chủ yếu là cây keo.

Về kinh tế du lịch: Xã có hai Hợp tác xã (HTX) đang hoạt động, gồm HTX dệt thổ cẩm Zơ Ra với doanh thu năm 2017 đạt 65 triệu đồng, và HTX du lịch dựa vào

cộng đồng Cơ Tu với doanh thu 260 triệu đồng, đón 27 đoàn khách trong năm 2017.

Xã chưa có mô hình liên kết chuỗi giá trị gắn với thị trường tiêu thụ nông sản bền vững.

Xã có tuyến đường quốc lộ 14D chạy ngang qua xã lên tới cửa khẩu Nam Giang giáp với Lào. Đoạn qua địa bàn xã dài 7km, đã được trải nhựa và bê tông. Đường trục thôn, xóm có chiều dài 8km, nhưng mới chỉ cứng hóa 0,43km.

Xã không có chợ. Trao đổi hàng hóa thông qua các hộ kinh doanh cá thể nhỏ lẻ. Chợ gần nhất là chợ trung tâm huyện tại thị trấn Thạnh Mỹ, cách đó 20km về phía Đông Bắc.

3.1.2.3. Đặc trưng về văn hóa

- Phong tục truyền thống

Người Cơ Tu ở Việt Nam có dân số 61.588 người, cư trú tại 38 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố, nhưng chủ yếu tập trung trên dãy núi Trường Sơn, tại các tỉnh Quảng

Nam (chiếm 74,2% tổng số người Cơ Tu tại Việt Nam, tập trung tại các huyện Đông

Giang, Tây Giang, Nam Giang), tỉnh Thừa Thiên Huế (chiếm 23,8% tổng số người Cơ Tu tại Việt Nam, tập trung tại các huyện A Lưới, Phú Lộc) (Tổng cục Thống kê, 2009). Dân tộcCơ Tu còn có tên gọi khác như Ka-tu, Phương, Cao, Mạ, v.v…, nhưng

Cơ Tu là tên gọi chính được đồng bào thừa nhận với nghĩa là người sống ở đầu ngọn

nước.

Người Cơ Tu chuyên sống bằng nghề trồng trọt trên rẫy, săn bắt, hái lượm các lâm thổ sản. Mỗi năm người dân chỉ làm một mùa lúa rẫy, gieo vào khoảng tháng 3-4, gặt vào tháng 10-11. Các hoạt động kinh tế khác gồm có chăn nuôi (chủ yếu theo phương thức thả rông), dệt, đan lát, đánh cá, trao đổi hàng hóa theo cách vật đổi vật. Hai nghề thủ công truyền thống có từ lâu đời rất nổi tiếng của người Cơ Tu ở xã Tà Bhing là dệt thổ cẩm và đan lát. Nguyên liệu dùng cho dệt thổ cẩm là các loại cây

trồng có sẵn trên rừng, như cây đay, bông, củ nâu, cây tà râm, củ ma rớt. Phụ nữ Cơ

Tu dệt nên những tấm vải thổ cẩm có sắc màu hoa văn thể hiện tính thẩm mỹ cao, ẩn

chứa nhiều nét hoang dã của vùng Trường Sơn, màu chủ đạo là màu đỏ tượng trưng

cho mặt trời, màu chàm đen tượng trưng cho đất, đặc biệt có hoa văn cườm đặc sắc.

Nguyên liệu dùng cho đan lát cũng đến từ rừng, như mây, tre, nứa, lồ ô. Nam giới Cơ Tu đan được hầu hết các vật dụng dùng cho nhu cầu sinh hoạt, săn bắt, hái lượm như gùi các loại (gùi đựng đồ trang sức, đựng thổ cẩm, gùi trẻ em, gùi ba ngăn của đàn ông, gùi lúa, …), nong, nia, mâm, v.v…

Làng của người Cơ Tu (Vêêl) là đơn vị cư trú kiểu cụm dân cư. Đứng đầu mỗi

làng có chủ làng do hội đồng già làng bầu ra. Mỗi làng có một khu vực riêng để ở, trồng trọt, chăn nuôi, săn bắn và thu hái lâm thổ sản, nhà dân được bố trí theo hình

tròn hoặc bầu dục xung quanh sân làng, ở những nơi cao ráo, tương đối bằng phẳng và

gần nguồn nước, có cấu trúc theo kiểu làng phòng thủ. Ở giữa làng có cột để làm lễ

đâm trâu, có nhà Gươl được trang trí nhiều hình động thực vật bằng gỗ, được chạm

khắc rất công phu, dùng làm nơi hội họpvà sinh hoạt cộng đồng. Nhà ở của người dân là nhà sàn nhỏ, thấp, kiểu mái tròn. Bên cạnh nhà có kho lúa để cất giữ, lưu trữ lương thực. Về phía tây của làng là khu vực nhà Mồ, người Cơ Tu quan niệm sống theo hướng mặt trời mọc và chết theo hướng mặt trời lặn. Nhà Mồ cũng là một đặc trưng văn hóa của đồng bào Cơ Tu, được trang trí với các hình điêu khắc truyền thống, phản ánh tín ngưỡng cổ truyền về thế giới bên kia, chứa đựng những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể.

Về văn hóa ẩm thực, với nền kinh tế nương rẫy là chủ đạo nên văn hóa ẩm thực của người Cơ Tu có đặc tính đơn giản, thực dụng, ít nghi thức, ít thẩm mỹ, ít dùng gia

vị, chủ yếu là luộc và nướng. Món ăn đặc trưng của người Cơ Tu là Chà rá, là món ăn

từ thịt, cá, trộn với sắn tươi, bắp chuối, cà, rau, bỏ vào ống nứa và nướng trên bếp lửa cho đến khi chín nhuyễn. Loại rượu nổi tiếng của người Cơ Tu là rượu Tà Vạt, chiết xuất từ nước cây Tà Vạt và vỏ cây. Rượu Tà Vạt là thức uống không thể thiếu trong các dịp lễ hỗi của người Cơ Tu.

Người Cơ Tu có nhiều tín ngưỡng đẹp, như tín ngưỡng về nguồn gốc dòng họ.

Mỗi dòng họ, tộc họ đều có một sự tích hình thành tên gọi để kế truyền từ đời này sang

đời khác và là niềm tự hào của những người mang họ đó. Ví dụ họ Zơ Râm, nghĩa là

chừa lại một ngọn núi, trên đó có một người đàn bà và một con chó là còn sống sót.

Sau đó họ lấy nhau và sinh ra con cháu, đặt tên cho dòng họ mình là Zơ Râm. Ngoài

ra, người Cơ Tu còn có lễ khai năm tạ ơn rừng, là lễ hội tạ ơn “Mẹ Rừng” đã ban tặng nguồn tài nguyên rừng phong phú và nuôi nấng cộng đồng, thể hiện lòng biết ơn của

con người đối với mẹ thiên nhiên. Hiện nay, lễ hội này được UBND tỉnh Quảng Nam

rất quan tâm và lập hồ sơ đề nghị công nhận là văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vì đây là một hoạt động ý nghĩa, góp phần gắn kết bền chặt hơn nữa giữa văn hóa truyền thống với văn hóa giữ rừng trong đời sống của đồng bào vùng cao của tỉnh.

Bên cạnh đó, người Cơ Tu có quan niệm về “vạn vật hữu linh”, các con vật đều có thần, người và vật khi chết sẽ biến thành ma quỷ. Hai vị thần chính trong hệ thống tín ngưỡng của người Cơ Tu là thần mặt trời và thần đất, ngoài ra còn có ác thần. Mọi sự vật hiện tượng mà người dân không giải thích được đều quy cho các vị thần gây ra. Vì thế, người Cơ Tu có tập tục kiêng cữ khá khắt khe, các lễ cúng ma chữa bệnh.

Kho tàng văn nghệ dân gian của dân tộc Cơ Tu độc đáo với nhiều bài hát, điệu múa, bài thơ, truyện kể được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Một đặc trưng của

người Cơ Tu ở Tà Bhing là điệu múa tung tung (múa nam) và điệu múa dá dá (múa

nữ), hiện nay đã được khai thác đưa vào phục vụ du lịch cộng đồng.

3.1.2.4. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020

Nhiệm vụ chủ yếu

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập gắn với xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh phát triển lúa nước, phát triển hệ thống kênh mương thủy lợi.

- Đẩy mạnh công tác quản lý tài nguyên lâm, khoáng sản, đất đai.

- Giải quyết kịp thời các chính sách an sinh xã hội, chính sách người có công; điều tra, rà soát hộ nghèo; đào tạo nghề lao động nông thôn; giảm nghèo bền vững; thực hiện đầy đủ các chương trình y tế quốc gia; bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn.

Chỉ tiêu chủ yếu

- Tổng đàn gia súc 1.720 con, chủ yếu là bò, heo, dê. Tổng đàn gia cầm 4.000 con.

- Diện tích trồng rừng 30ha.

- Mức giảm tỉ lệ hộ nghèo là 10,25%.

- Tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới năm tuổi: 11,9%. - Số thôn đạt tiêu chuẩn thôn văn hóa: 7/7

- Tỉ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế: 100%

Nguồn: UBND xã Tà Bhing, 2017b

3.1.3. Kết quả điều tra

3.1.3.1. Đặc trưng về nhân khẩu

Việc điều tra khảo sát các hộ gia đình được thực hiện với 87 hộ thuộc 7 thôn của xã Tà Bhing. Danh sách các hộ tham gia điều tra khảo sát được lựa chọn ngẫu nhiên

trên cơ sở tham vấn với UBND xã và các trưởng thôn nhằm đảm bảo mang tính đại

diện cho quần thể.

Kết quả điều tra 87 hộ gia đình trên địa bàn 7 thôn của xã Tà Bhing cho thấy nhóm dân tộc chiếm đa số ở đây là người Cơ Tu (chiếm 98%), người Kinh chỉ chiếm 2%. Quy mô hộ gia đình nhỏ, từ 3-4 thành viên, cho thấy nhân lực lao động không cao. Đa số các hộ là người địa phương, sinh sống ở xã từ lâu đời, số người di cư về đây rất ít, chủ yếu là người Kinh di cư lên. Đa số đều có trình độ học vấn từ THCS trở lên. Đặc trưng về nhân khẩu của các hộ tham gia khảo sát được thể hiện ở Bảng 3.6.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và khả năng chống chịu của hệ sinh thái – xã hội tại một xã miền núi thuộc huyện nam giang, tỉnh quảng nam (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)