Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính bền vững của nghề sản xuất miến dong ở thôn minh hồng, xã minh quang, huyện ba vì, thành phố hà nội luận văn ths khoa học bền vững (Trang 27 - 29)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.4. Giới thiệu khu vực nghiên cứu

1.4.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Dân cư, lao động: Hiện nay xã Minh Quang có 11429 ngƣời với 2953 hộ trong đó thôn Minh Hồng có 1378 ngƣời với 356 hộ, đƣợc chia 4 khu, thôn có dân số cao nhất trong xã (UBND xã Minh Quang, 2016). Dân cƣ ở đây gồm nhiều dân tộc sinh sống nhƣ Kinh, Mƣờng, Dao nhƣng chủ yếu là dân tộc Kinh. Toàn thôn Minh Hồng có 874 lao động, tỷ lệ ngƣời trong độ tuổi lao động chiếm trên 61%, đây là nguồn lao động dồi dào cho hoạt động sản xuất của làng nghề, hiện nay gần nhƣ tất cả số lao động này đều có việc làm thƣờng xuyên.

Hoạt động kinh tế: Hoạt động kinh tế chính của thôn là trồng trọt, chăn nuôi và sản xuất miến dong. Hầu hết các hộ tham gia trồng dong giềng, chế biến tinh bột và sản xuất miến dong, một số ít số hộ còn lại tham gia hoạt động dịch vụ. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu trồng cây hàng năm và trồng cây dong giềng phục vụ sản xuất miến dong. Các hộ gia đình chăn nuôi các gia súc nhƣ trâu, bò, lợn và các loại gia cầm nhƣ

vịt, ngan, gà, ngỗng, quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm ở dạng các hộ nhỏ lẻ. Trong những năm gần đây diện tích trồng cây dong giềng của xã Minh Quang nói chung liên tục tăng, cây dong giềng đƣợc ngƣời dân trồng trên diện tích đất vƣờn, đất rừng sản xuất (Bảng 1.5).

Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Nghề sản xuất chế biến tinh bột dong giềng và làm miến đƣợc hình thành từ năm 1969 khi đó mới có 2-3 hộ, khi nghề này đem lại nguồn thu ổn định thì các hộ của thôn cũng tham gia trồng nguyên liệu, chế biến và sản xuất miến. Đến nay toàn thôn có 215 hộ sản xuất tinh bột, 55 hộ sản xuất miến, có những hộ vừa sản xuất tinh bột vừa sản xuất miến, một số rất ít hộ tham gia dịch vụ khác nhƣ: bán tạp hóa, hàn xì, ... Sản xuất chế biến tinh bột và làm miến dong đã đem lại nguồn thu lớn cho các hộ trung bình 3-5 triệu đồng /tháng/ngƣời.

Bảng 1.5. Diện tích cây trồng của thôn Minh Hồng

STT Loại cây trồng chính Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 THÔN MINH HỒNG (đơn vị tính: ha)

1 Lúa 0 0 0 0 0

2 Ngô 0 0 0 0 0

3 Rau màu 0 0 0 0 0

4 Cây dong giềng 165,2 181,8 180,8 184 187,8

5 Cây ăn quả 1,2 1,95 2,2 3,15 3,15

6 Rừng sản xuất 0 0 0 0 0

XÃ MINH QUANG ( đơn vị tính: ha)

1 Lúa 309,09 309,09 303,85 290,48 287,9

2 Ngô 82,75 103,4 28,79 27 19,21

3 Rau màu 26,9 15,72 15,2 12 6,4

4 Cây dong giềng 264,32 264,32 328,24 480,33 480,33

5 Cây ăn quả 8,0 10 12 26 28

6 Rừng sản xuất 414,95 214,68 214,68 214,68 214,68

Nguồn: UBND xã Minh Quang, huyện Ba Vì, 2016 Thương mại - dịch vụ: Hoạt động thƣơng mại ở thôn cũng khá phát triển, do sản phẩm miến dong đƣợc bán ra thị trƣờng không chỉ trong thôn xã mà còn các tỉnh thành. Ngoài ra trong thôn cũng nhƣ xã cũng có các hoạt động thƣơng mại buôn bán nhỏ lẻ phục vụ sinh hoạt của nhân dân địa phƣơng.

Giao thông: Xã Minh Quang nói chung và thôn Minh Hồng nói riêng có hệ thống đƣờng giao thông kiên cố, kết nối với các đƣờng tỉnh lộ nên hoạt động giao

thƣơng phát triển không chỉ trong địa bàn xã huyện mà còn sang các tỉnh lân cận nhƣ Hòa Bình, Phú Thọ, đây cũng là một trong những nhân tố góp phần để mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm của thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính bền vững của nghề sản xuất miến dong ở thôn minh hồng, xã minh quang, huyện ba vì, thành phố hà nội luận văn ths khoa học bền vững (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)