Sơ đồ khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính bền vững của nghề sản xuất miến dong ở thôn minh hồng, xã minh quang, huyện ba vì, thành phố hà nội luận văn ths khoa học bền vững (Trang 26 - 32)

Nguồn: Tác giả biên tập trên cơ sở bản đồ hành chính huyện Ba Vì 2017

Đặc điểm khí hậu ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất miến dong của thôn cũng nhƣ đến thời vụ trồng và thu hoạch cây dong giềng. Thời gian cuối mùa mƣa bắt đầu hoạt động thu hoạch cây dong giềng và cũng là thời điểm đi vào sản xuất từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Vào chính mùa khô là thời điểm sản xuất cao điểm miến dong, đây cũng là thời điểm thích hợp cho phơi sấy miến dong, bởi hiện nay công đoạn này vẫn hoàn toàn nhờ ánh nắng mặt trời sấy khô.

tiêu nông nghiệp và điều hòa khí hậu địa phƣơng. Hệ thống ao hồ là nguồn nƣớc cho sinh hoạt và sản xuất. Ngoài ra còn có hệ thống mƣơng kênh trong xã làm nhiệm vụ cấp thoát nƣớc cho nông nghiệp.

Đất đai: Thôn Minh Hồng có diện tích tự nhiên 152,25 ha trong đó đất rừng sản xuất và đất vƣờn chiếm chủ yếu (UBND xã Minh Quang, 2016) (Bảng 1.4). Thôn không có đất trồng lúa và ngƣời dân sống bằng nghề làm miến, làm bột và trồng cây dong giềng, một phần nhỏ các hộ dân trồng đót trên phần diện tích đất vƣờn và rừng sản xuất.

Bảng 1.4. Cơ cấu sử dụng đất của thôn Minh Hồng

STT Loại đất Diện tích (ha)

1 Đất ở 21,20

2 Đất vƣờn (trồng cây lâu năm) 39,74

3 Đất rừng sản xuất 44,92 4 Đất trồng cây hàng năm 4,27 5 Đất văn hóa 0,2 6 Đất giáo dục 0,51 7 Đất nghĩa trang 2,47 8 Đất giao thông 5,27 9 Đất sông suối 6,93 Tổng số 152,25

Nguồn: UBND xã Minh Quang, 2016

1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Dân cư, lao động: Hiện nay xã Minh Quang có 11429 ngƣời với 2953 hộ trong đó thôn Minh Hồng có 1378 ngƣời với 356 hộ, đƣợc chia 4 khu, thôn có dân số cao nhất trong xã (UBND xã Minh Quang, 2016). Dân cƣ ở đây gồm nhiều dân tộc sinh sống nhƣ Kinh, Mƣờng, Dao nhƣng chủ yếu là dân tộc Kinh. Toàn thôn Minh Hồng có 874 lao động, tỷ lệ ngƣời trong độ tuổi lao động chiếm trên 61%, đây là nguồn lao động dồi dào cho hoạt động sản xuất của làng nghề, hiện nay gần nhƣ tất cả số lao động này đều có việc làm thƣờng xuyên.

Hoạt động kinh tế: Hoạt động kinh tế chính của thôn là trồng trọt, chăn nuôi và sản xuất miến dong. Hầu hết các hộ tham gia trồng dong giềng, chế biến tinh bột và sản xuất miến dong, một số ít số hộ còn lại tham gia hoạt động dịch vụ. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu trồng cây hàng năm và trồng cây dong giềng phục vụ sản xuất miến dong. Các hộ gia đình chăn nuôi các gia súc nhƣ trâu, bò, lợn và các loại gia cầm nhƣ

vịt, ngan, gà, ngỗng, quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm ở dạng các hộ nhỏ lẻ. Trong những năm gần đây diện tích trồng cây dong giềng của xã Minh Quang nói chung liên tục tăng, cây dong giềng đƣợc ngƣời dân trồng trên diện tích đất vƣờn, đất rừng sản xuất (Bảng 1.5).

Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: Nghề sản xuất chế biến tinh bột dong giềng và làm miến đƣợc hình thành từ năm 1969 khi đó mới có 2-3 hộ, khi nghề này đem lại nguồn thu ổn định thì các hộ của thôn cũng tham gia trồng nguyên liệu, chế biến và sản xuất miến. Đến nay toàn thôn có 215 hộ sản xuất tinh bột, 55 hộ sản xuất miến, có những hộ vừa sản xuất tinh bột vừa sản xuất miến, một số rất ít hộ tham gia dịch vụ khác nhƣ: bán tạp hóa, hàn xì, ... Sản xuất chế biến tinh bột và làm miến dong đã đem lại nguồn thu lớn cho các hộ trung bình 3-5 triệu đồng /tháng/ngƣời.

Bảng 1.5. Diện tích cây trồng của thôn Minh Hồng

STT Loại cây trồng chính Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 THÔN MINH HỒNG (đơn vị tính: ha)

1 Lúa 0 0 0 0 0

2 Ngô 0 0 0 0 0

3 Rau màu 0 0 0 0 0

4 Cây dong giềng 165,2 181,8 180,8 184 187,8

5 Cây ăn quả 1,2 1,95 2,2 3,15 3,15

6 Rừng sản xuất 0 0 0 0 0

XÃ MINH QUANG ( đơn vị tính: ha)

1 Lúa 309,09 309,09 303,85 290,48 287,9

2 Ngô 82,75 103,4 28,79 27 19,21

3 Rau màu 26,9 15,72 15,2 12 6,4

4 Cây dong giềng 264,32 264,32 328,24 480,33 480,33

5 Cây ăn quả 8,0 10 12 26 28

6 Rừng sản xuất 414,95 214,68 214,68 214,68 214,68

Nguồn: UBND xã Minh Quang, huyện Ba Vì, 2016 Thương mại - dịch vụ: Hoạt động thƣơng mại ở thôn cũng khá phát triển, do sản phẩm miến dong đƣợc bán ra thị trƣờng không chỉ trong thôn xã mà còn các tỉnh thành. Ngoài ra trong thôn cũng nhƣ xã cũng có các hoạt động thƣơng mại buôn bán nhỏ lẻ phục vụ sinh hoạt của nhân dân địa phƣơng.

Giao thông: Xã Minh Quang nói chung và thôn Minh Hồng nói riêng có hệ thống đƣờng giao thông kiên cố, kết nối với các đƣờng tỉnh lộ nên hoạt động giao

thƣơng phát triển không chỉ trong địa bàn xã huyện mà còn sang các tỉnh lân cận nhƣ Hòa Bình, Phú Thọ, đây cũng là một trong những nhân tố góp phần để mở rộng thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm của thôn.

1.4.3. Hoạt động sản xuất miến dong

Nghề sản xuất miến dong của các hộ dân tại thôn Minh Hồng đƣợc hình thành từ năm 1969, ngày nay đã phát triển và trở thành nghề sản xuất chính của các hộ dân trong thôn, thôn Minh Hồng là một trong những làng nghề nổi tiếng của huyện Ba Vì.

Hiện tại, toàn thôn có 289 hộ có liên quan đến sản xuất miến dong (gồm các hộ sản xuất tinh bột, làm miến), với 162 máy chế biến tinh bột và có 9 hộ đầu tƣ máy làm miến, một số hộ khác vẫn thực hiện tráng miến bằng phƣơng pháp thủ công. Khoảng 10 năm trở lại đây, nghề làm miến dong ngày càng phát triển bởi nguồn thu nhập từ miến mang lại có thể cao gấp 15-20 lần thu nhập làm nông nghiệp, đặc biệt sản phẩm miến dong Minh Hồng đƣợc coi là đặc sản, đƣợc ngƣời tiêu dùng lựa chọn. Hiện nay, thôn Minh Hồng cũng đã thành lập đƣợc hợp tác xã nông nghiệp Minh Hồng, hợp tác xã có nhiệm vụ tham gia phối hợp trong việc tổ chức vận hành các quy chế quản lý tập thể trong quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể. Đến năm 2015 thì miến dong Minh Hồng đã đƣợc Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội cấp Nhãn hiệu tập thể “Minh Hồng” cho sản phẩm miến dong thôn Minh Hồng, xã Minh Quang, huyện Ba Vì (Mã số SHTT/01-2014-2).

Bảng 1.6. Số hộ tham gia sản xuất, chế biến miến dong thôn Minh Hồng

Ngành nghề sản xuất, kinh doanh

Năm

2012 2013 2014 2015 2016

Trồng cây dong giềng và chuyên

sản xuất tinh bột 165 165 165 165 190

Trồng cây dong giềng và vừa sản

xuất tinh bột vừa sản xuất miến 45 45 45 45 70 Trồng cây dong giềng và chuyên

làm miến 2 2 2 2 19

Chỉ trồng nguyên liệu (cây dong

giềng) 77 77 77 77 77

Tổng số hộ trong thôn 289 289 289 289 356

Tổng số hộ tham gia sản xuất miến

dong 212 212 212 212 279

Theo số liệu thống kê đến năm 2016 toàn thôn có 356 hộ sau khi đã tách hộ, trƣớc đó 289 hộ, 100% các hộ có tham gia hoạt động có liên quan đến sản xuất miến dong (các hộ đƣợc tách ra chỉ nhằm mục đích để giảm chi phí sử dụng điện vì khi tách các hộ sẽ tăng số hợp đồng điện). Các hộ đƣợc phân theo các loại hình: các hộ chuyên sản xuất tinh bột, các hộ chuyên làm miến, các hộ vừa sản xuất tinh bột vừa làm miến và các hộ chỉ trồng nguyên liệu. Tính từ năm 2012 đến nay thì các hộ làm miến tăng lên đáng kể nếu trƣớc kia chỉ có 2 hộ chuyên làm miến thì đến năm 2016 đã có 19 hộ, các hộ vừa sản xuất tinh bột và làm miến cũng tăng từ 45 hộ lên 70 hộ. Trƣớc kia việc làm miến dong chỉ tập trung một số hộ đã làm nghề lâu năm, nhƣng trong thời gian vừa qua khi nghề này mang lại kinh tế ổn định nên nhiều hộ tham gia sản xuất miến, thậm chí không chỉ thôn Minh Hồng mà các thôn khác của xã Minh Quang cũng có nhiều gia đình đã học và làm miến dong.

Sản lƣợng miến dong của thôn đƣợc sản xuất tập trung từ tháng 9 đến tháng 12 năm cũng trùng vào thời điểm thu hoạch cây dong giềng. Vì sản phẩm không sử dụng chất bảo quản đối với cả nguyên liệu là củ dong khi thu hoạch cũng nhƣ chất bảo quản trong sản phẩm miến nên việc sản xuất miến hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu, thị trƣờng tiêu thụ và điều kiện thời tiết. Hiện nay nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất của thôn đƣợc cung cấp bởi 3 địa phƣơng chính là xã Minh Quang, Khánh Thƣợng và Ba Vì. Theo số liệu thống kê năm 2016 diện tích đất nông nghiệp trồng cây dong giềng của các xã này là khoảng 900,13 ha.

Đặc điểm sản xuất:

Theo số liệu điều tra khảo sát các hộ sản xuất, kinh doanh sản phẩm miến dong Minh Hồng, tổng số nhân khẩu trung bình của một hộ là 4 ngƣời/hộ, số lao động đƣợc sử dụng trong sản xuất miến là 5-6 ngƣời/hộ, các lao động chủ yếu là thành viên của hộ gia đình (nhiều gia đình có 2-3 hộ cùng sống chung trên một thửa đất thổ cƣ nên họ tập trung sản xuất cùng nhau), chỉ có một số ít hộ thuê thêm lao động khi vào mùa sản xuất chính. Mặc dù sản xuất của các hộ cũng sử dụng máy móc nhƣng do việc sản xuất mất nhiều công đoạn, các công đoạn cần có ngƣời đứng vận hành máy móc, các công đoạn diễn ra liên tục từ đánh bột, tráng miến, riêng việc tráng miến cũng cần 3-4 ngƣời để cho vào phên và máy tráng.

Sản xuất miến dong tại địa phƣơng đƣợc chia làm hai thời điểm trong năm, thời gian sản xuất cao điểm nhất kéo dài nhất từ tháng 10 âm lịch năm trƣớc đến tháng 02 âm lịch năm sau, đây là thời điểm thu hoạch củ dong để sản xuất tinh bột vì vậy nguồn

nguyên liệu tinh bột dồi dào và đạt chất lƣợng tốt nhất. Khoảng thời gian còn lại từ tháng 02 đến tháng 10 âm lịch nhiều hộ dừng sản xuất, tập trung cho khâu chuẩn bị giống, trồng và chăm sóc lại diện tích dong giềng đã thu hoạch để làm nguyên liệu cho vụ sản xuất năm sau, một phần phụ thuộc vào thời tiết do toàn bộ khâu phơi miến là nhờ ánh nắng tự nhiên để sấy khô, ngoài ra cũng phụ thuộc vào thị trƣờng tiêu thụ miến; toàn thôn chỉ có 03 hộ là hoạt động sản xuất miến quanh năm do các hộ này nhập thêm nguyên liệu sản xuất từ tỉnh khác.

Sản xuất miến dong ban đầu đƣợc làm hoàn toàn bằng tay đến năm 2000 một số hộ bắt đầu trang bị máy tráng tự động và máy cắt sợi để sản xuất nên sản lƣợng cũng nhƣ thu nhập tăng cao. Từ năm 2010-2012 cơ cấu thu nhập của các hộ có sự thay đổi rõ rệt tăng lên từ 76% lên 80% thu nhập của hộ. Hiện nay thu nhập tính trung bình của hộ sản xuất đạt xấp xỉ 154 triệu/hộ/năm.

Tiêu thụ sản phẩm:

Sản phẩm miến dong Minh Hồng đƣợc tiêu thụ khá rộng không chỉ trong địa bàn thành phố Hà Nội mà các tỉnh thành khác nhƣ Hà Nam, Hƣng Yên, Hòa Bình, ... đây là những thị trƣờng tiềm năng, 78% sản lƣợng miến dong đƣợc tiêu thụ ở bên ngoài huyện Ba Vì. Sản phẩm đƣợc các thƣơng lái các địa phƣơng đến đặt mua trực tiếp tại các hộ sản xuất hoặc các đại lý trong thôn. Tuy nhiên sản phẩm chƣa đƣợc tiêu thụ qua các siêu thị lớn, đây cũng là một trong những mục tiêu mà sản phẩm hƣớng tới. Hầu hết các hộ sản xuất kinh doanh đều hoạt động dƣới hình thức là cơ sở sản xuất nhỏ lẻ mang tính chất hộ gia đình, mới đây mới xây dựng đƣợc hợp tác xã Minh Hồng nhƣng thực chất hợp tác xã đƣợc xây dựng để xây dựng nhãn hiệu tập thể Minh Hồng, còn hầu nhƣ vai trò của hợp tác xã chƣa phát huy đúng nhiệm vụ để đƣa sản phẩm mở rộng thị trƣờng tiêu thụ, đây cũng là một trong những hạn chế của làng nghề.

CHƢƠNG 2. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cách tiếp cận 2.1. Cách tiếp cận

2.1.1. Tiếp cận hệ thống

Các hợp phần tự nhiên, xã hội và con ngƣời là một thể thống nhất, tồn tại trong một không gian và có mối quan hệ không thể tách rời (Hình 2.1). Bất kỳ một yếu tố nào trong hợp phần này thay đổi thì tác động lên các yếu tố khác và sẽ chịu tác động của các yếu tố khác nên chúng đƣợc coi là một hệ thống. Các yếu tố trong hệ thống không chỉ tác động qua lại mà còn có mối tƣơng tác qua lại với các hệ thống khác. Con ngƣời cũng nhƣ hoạt động sản xuất của con ngƣời tồn tại trong một không gian, sẽ chịu ảnh hƣởng của các yếu tố tự nhiên và KT-XH và nó cũng nằm trong một hệ thống. Làng nghề miến dong Minh Hồng cũng đƣợc coi là hệ thống, hoạt động sản xuất của các hộ dân có tác động đến các yếu tố tự nhiên cũng nhƣ xã hội nơi đây. Việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên nhƣ đất đai cho trồng nguyên liệu, cho bố trí không gian sản xuất, sử dụng nguồn nƣớc,… hay sử dụng nguồn lao động, hạ tầng giao thông,… phục vụ sản xuất đã tác động đến chúng và ngƣợc lại các yếu tố đó cũng tác động đến hoạt động sản xuất. Do vậy, khi nghiên cứu tính bền vững làng nghề đòi hỏi phải phân tích, đánh giá các yếu tố này trong một hệ thống có tƣơng tác với nhau, từ đó đánh giá tổng hợp rồi đƣa ra những nhận định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính bền vững của nghề sản xuất miến dong ở thôn minh hồng, xã minh quang, huyện ba vì, thành phố hà nội luận văn ths khoa học bền vững (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)