Ghí chú: S1 (Quá trình sản xuất), S2 (Quản lý, tiêu thụ sản phẩm), S3 (Kinh tế), S4 (Xã hội), S5 (Môi trường)
Từ những kết quả nghiên cứu, đánh giá ở trên về tính bền vững của nghề sản xuất miến dong thôn Minh Hồng cùng với các thông tin thu thập trong quá trình điều tra và phỏng vấn sâu có thể đƣa ra một số nhận xét sau:
- Tính bền vững của nghề miến dong thôn Minh Hồng đƣợc đảm bảo ở mức khá do hoạt động sản xuất miến dong là nghề đem lại nguồn thu nhập chính và ổn định cho ngƣời dân thôn Minh Hồng. Theo kết quả đánh giá thì thu nhập của ngƣời dân do nghề miến dong cho ngƣời dân là 0,60 ở mức khá bền vững, hơn nữa thu nhập từ nghề này luôn tăng nên chỉ số đánh giá là 0,86. Hơn nữa, ngƣời dân ở đây là ngụ cƣ từ những năm 1960 khi nhà nƣớc có chính sách di dân đi xây dựng vùng kinh tế mới. Điều kiện thổ nhƣỡng ở đây chỉ phù hợp với cây dong giềng, sinh kế chính của ngƣời dân là từ nghề sản xuất miến dong (trồng cây dong giềng, làm bột và làm miến dong). Chính vì vậy nên nghề miến dong ở đây tồn tại qua gần 50 năm qua và phát triển nhƣ ngày nay. Và ngƣời dân ở thôn cũng luôn gắn bó với nghề, thể hiện bởi tỷ lệ 100% các hộ đều tham gia nghề này và chỉ số thời gian tham gia sản xuất là bền vững (1,00), thời gian gắn bó với nghề của các hộ 98% trên 10 năm, số còn lại các hộ cũng tham gia vào nghề này với thời gian ngắn hơn;
- Tính bền vững của nghề miến dong thôn Minh Hồng có thể cao hơn, nếu nguồn nguyên liệu luôn đƣợc đảm bảo ổn định, đáp ứng đƣợc nhu cầu hoạt động sản xuất miến dong. Hiện nay nguồn nguyên liệu cho sản xuất của thôn chủ yếu từ địa phƣơng, các hộ chƣa biết bảo quản nguồn nguyên liệu này để có nguyên liệu sản xuất cả năm, mà mới chỉ sản xuất vào khoảng thời gian thu hoạch củ dong giềng từ tháng 9 năm trƣớc đến tháng 02 năm sau (tập trung vào thời gian trƣớc và sau tết nguyên đán). Thời gian còn lại không sản xuất, hoặc chỉ có một vài hộ mua nguyên liệu ở nơi khác về sản xuất. Nên chỉ số tính bền vững của nguyên liệu là 0,50 ở mức trung bình, với các hộ mua nguyên liệu thì không có ràng buộc về mặt pháp lý nên chỉ số này rất thấp 0,03. Nhƣ vậy mặc dù với tính bền vững của nguồn nguyên liệu nhƣ vậy mà hoạt động sản xuất vẫn duy trì và phát triển đem lại lợi ích kinh tế cho ngƣời dân, nếu nguồn nguyên liệu ổn định hơn và có tính ràng buộc pháp lý cao hơn thì sẽ nâng cao tính bền vững của nghề sản xuất miến dong của thôn Minh Hồng;
- Hiện nay với quy mô, công suất sản xuất của các hộ dân của thôn toàn bộ sản phẩm đã đƣợc tiêu thụ hết nên tính bền vững của nghề miến dong đƣợc đảm bảo khi các sản phẩm miến dong đƣợc sản xuất ra luôn tiêu thụ hết, sản phẩm đƣợc thị trƣờng và ngƣời tiêu dùng chấp nhận cũng góp phần làm ổn định và duy trì nghề này tại địa phƣơng;
Nhƣ vậy, có rất nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến tính bền vững của nghề sản xuất miến dong Minh Hồng, nhƣng yếu tố đóng vai trò cốt lõi ở đây chính là lợi nhuận (Thu nhập trung bình năm, Mức độ thay đổi thu nhập) mà nghề này mang lại cho
ngƣời dân. Việc thu lại nguồn lợi kinh tế để đảm bảo cuộc sống ổn định hơn, và cũng từ đó ngƣời dân có thể gắn bó với nghề hơn, nghề có thể duy trì và phát triển nghề toàn diện hơn nữa. Trên cơ sở có nguồn thu kinh tế thì ngƣời dân quan tâm đến cải tiến sản xuất, bảo vệ môi trƣờng và đảm bảo yếu tố đạo đức trong sản xuất, kinh doanh.
3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tính bền vững của nghề miến dong Minh Hồng
Quá trình phát triển các làng nghề chịu tác động của nhiều yếu tố và các nhân tố này tác động, ảnh hƣởng lẫn nhau, vì vậy các nhân tố đó cũng ảnh hƣởng đến tính bền vững của làng nghề miến dong Minh Hồng.
- Sản phẩm làng nghề phụ thuộc rất lớn vào sự biến đổi của thị trƣờng, những làng nghề có khả năng đáp ứng và thích ứng với sự thay đổi nhu cầu của thị trƣờng thì có sự phát triển nhanh chóng. Các hộ, cơ sở SXKD của các làng nghề phải hƣớng ra thị trƣờng, xuất phát từ quan hệ cung cầu của hàng hoá dịch vụ, xuất phát từ nhu cầu thị hiếu của ngƣời tiêu dùng trên thị trƣờng để hoạch định, cải tiến SXKD phù hợp. Ví dụ nhƣ trong công đoạn phơi sấy miến, vào những ngày trời mƣa không phơi đƣợc miến các hộ sản xuất đã sử dụng than củi để sấy khô miến, nhƣng không bán đƣợc sản phẩm do không đảm bảo chất lƣợng. Vì vậy miến phải đƣợc sấy khô bằng ánh nắng tự nhiên hoặc bằng lò sấy.
- Trình độ kỹ thuật và công nghệ: Nhu cầu tiêu dùng miến dong trong nƣớc và xuất khẩu ngày càng cao, sự cạnh tranh của cơ chế thị trƣờng đòi hỏi phải nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm. Do vậy làng nghề Minh Hồng cũng phải không ngừng đổi mới trang thiết bị, công nghệ tiên tiến phục vụ SXKD. Trình độ kỹ thuật và công nghệ ảnh hƣởng trực tiếp tới năng suất, chất lƣợng, giá thành sản phẩm và do đó ảnh hƣởng lớn đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Mặc dù ở Minh Hồng đã có nhiều hộ gia đình đầu tƣ máy móc phục vụ sản xuất nhƣng chỉ ở một số công đoạn nên sản lƣợng của các hộ không cao sản lƣợng bột chủ yếu là từ 10-50 tấn/năm/hộ chiếm 56%, 50% các hộ có sản lƣợng miến 10-50 tấn/năm. Hơn thế do chƣa có phƣơng pháp bảo quản nguồn nguyên liệu nên hầu hết các hộ sản xuất chỉ đủ nguyên liệu sản xuất từ 3-6 tháng, nên sản phẩm cũng chƣa thực sự đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng.
- Kết cấu hạ tầng: Các làng nghề chỉ có thể phát triển mạnh ở những nơi có hệ thống kết cấu hạ tầng đảm bảo và đồng bộ. Hệ thống giao thông vận tải phát triển thuận lợi cho các làng nghề giảm chi phí vận chuyển tạo điều kiện giao lƣu phát triển thị trƣờng, ký kết hợp đồng, liên doanh liên kết… Hệ thống cung cấp điện, nƣớc, thoát nƣớc, bƣu chính viễn thông… cũng có ảnh hƣởng rất lớn tới phát triển của các làng nghề, đặc biệt là quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, những hạ tầng này tạo điều kiện cho áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng, bảo vệ sức khoẻ ngƣời lao động, góp phần phát triển kinh tế
xã hội bền vững. Ở Minh Hồng, mặc dù hạ tầng giao thông đã kiên cố hóa, nhƣng hạ tầng về cấp thoát nƣớc, xử lý chất thải chƣa đƣợc quan tâm. Đây cũng là một trong những nhân tố ảnh hƣởng đến nhận thức trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng của ngƣời dân làng nghề.
- Vốn cho SXKD: Đây là nguồn lực quan trọng của quá trình SXKD. Các làng nghề muốn đầu tƣ phát triển, mở rộng cơ sở sản xuất, đầu tƣ trang thiết bị mới, đổi mới công nghệ, mở rộng thị trƣờng… đều phải cần đến nhu cầu vốn. Vốn nhiều hay ít do nhu cầu quy mô, đặc điểm sản xuất sản phẩm các ngành nghề ở từng làng nghề. Ngày nay các làng nghề đang phát triển theo xu thế hiện đại, đa dạng, chuyên môn hoá, sản phẩm hàng loạt… thì nhu cầu về vốn là rất lớn. Sự đáp ứng về vốn có một ý nghĩa quyết định cho sự hội nhập, cạnh tranh và phát triển của các làng nghề. Để có thể đầu tƣ sản xuất, ngoài nguồn vốn tự có các hộ sản xuất thôn Minh Hồng còn vay ngân hàng và quỹ tƣ nhân. Tuy nhiên việc vay vốn ngân hàng hạn mức thấp, không đủ để đầu tƣ sản xuất nên ngƣời dân phải vay từ các hộ gia đình khác, nguồn vốn không ổn định để sản xuất. Theo khảo sát điều tra, nhiều hộ sản xuất rất muốn tiếp cận với nguồn vốn để đầu tƣ máy móc trang thiết bị sản xuất cũng nhƣ có cơ hội để mở thêm các cơ sở sản xuất khác.
- Nguyên liệu: Làng nghề Minh Hồng sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phƣơng, tuy nhiên nguồn nguyên liệu này không đủ cung cấp cho các hộ sản xuất trong cả năm nên một số hộ phải nhập nguyên liệu từ nơi khác. Nguyên liệu cho làng nghề đều lấy tại xã Minh Quang, Ba Vì và Khánh Thƣợng, diện tích trồng phục vụ đủ cho làng nghề Minh Hồng chỉ từ 3-6 tháng, tập trung chủ yếu trong 3 tháng thu hoạch nguyên liệu từ tháng 9-12. Trong khi đó địa phƣơng chƣa có quy hoạch đất trồng cây dong giềng, cũng nhƣ kế hoạch mở rộng diện tích vùng nguyên liệu này. Một vài năm trở lại đây một số hộ dân đã chuyển sang loại cây trồng khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn, và xu hƣớng diện tích cây dong giềng sẽ giảm trong thời gian tới, điều đó đồng nghĩa với việc sẽ thiếu nguyên liệu cho sản xuất. Thiếu quy hoạch vùng nguyên liệu cho làng nghề dẫn đến việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất tự phát, thu hẹp vùng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, kinh doanh… không có nguyên vật liệu đồng nghĩa với sự mai một của làng nghề. Mặc dù nguồn nguyên liệu không đủ sản xuất cả năm nhƣng các hộ cũng không ký hợp đồng với nơi cung cấp nguyên liệu nên tính chủ động nguyên liệu của hộ sản xuất càng giảm, ảnh hƣởng đến sản lƣợng sản xuất. Vì vậy khối lƣợng, chất lƣợng nguồn nguyên vật liệu có ảnh hƣởng trực tiếp tới chất lƣợng, giá thành, lợi nhuận của các cơ sở sản xuất.
- Vai trò của chính quyền địa phƣơng: Để làng nghề có thể phát triển hiệu quả, đúng hƣớng thì chính quyền có vai trò quan trọng trong việc định hƣớng phát triển,
điều phối sản xuất và đƣa ra cơ chế, chính sách để làng nghề có điều kiện phát triển. Thời gian qua mặc dù nghề sản xuất miến dong Minh Hồng đã đƣợc cơ quan quản lý nhà nƣớc ở địa phƣơng quan tâm nhƣ trong việc xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm, hay cũng bƣớc đầu quảng bá sản phẩm làng nghề trong các buổi giới thiệu sản phẩm nông sản của địa phƣơng. Nhƣng vẫn còn rất nhiều việc cần có sự quan tâm của UBND các cấp cũng nhƣ cơ quan quản lý chuyên ngành nhƣ: hỗ trợ đào tạo nghề từ chính quyền còn rất ít, trong khâu tiêu thụ sản phẩm chƣa đƣợc quan tâm, các hộ sản xuất tự tìm thị trƣờng cho sản phẩm của mình. Trong công tác bảo vệ môi trƣờng tại làng nghề thì cơ quan quản lý nhà nƣớc chuyên ngành và chính quyền chƣa nâng cao nhận thức của các hộ về bảo vệ môi trƣờng, về an toàn lao động, nên các tiêu chí này theo đánh giá là chƣa bền vững nhƣ (S5-12) Đào tạo/tập huấn về sơ cứu, an toàn lao động 0,08; (S5- 13) Đào tạo/tập huấn về vệ sinh công nghiệp 0,09; (S5-14) Đào tạo/tập huấn xử lý chất thải độc hại 0,08.
- Nguồn nhân lực: Chủ cơ sở SXKD và những ngƣời thợ thủ công có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển các làng nghề. Ngày nay việc phát triển sản xuất theo hƣớng CNH, HĐH, hội nhập, thị trƣờng cạnh tranh đòi hỏi chất lƣợng nguồn nhân lực cao. Đó là đội ngũ các chủ cơ sở SXKD phải am hiểu nhiều mặt kinh tế xã hội, lực lƣợng quản lý phải tinh thông, đội ngũ công nhân có trình độ chuyên môn cao,… để đáp ứng nhu cầu của tình hình mới. Nhận thức của các chủ cơ sở sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển sản xuất. Trong khi đó ở Minh Hồng, hầu hết ngƣời lao động chỉ có trình độ phổ thông, số đƣợc đào tạo qua trƣờng nghề gần nhƣ không có. Do đó nhận thức của ngƣời lao động thấp ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận với khoa học kỹ thuật, ảnh hƣởng đến việc sản xuất theo quy mô hàng hóa.
3.3. Một số giải pháp đảm bảo tính bền vững của nghề miến dong Minh Hồng
Tính bền vững của nghề miến dong thôn Minh Hồng đánh giá theo 40 tiêu chỉ thuộc 5 hợp phần là 0,61 đạt mức khá bền vững trong đó mức khá bền vững ở 2 hợp phần (Quá trình sản xuất, Kinh tế) và bền vững trung bình ở 3 hợp phần còn lại. Tuy nhiên mức khá bền vững của cả 5 hợp phần cũng chỉ ở mức là vừa đạt, để làng nghề miến dong Minh Hồng sản xuất bền vững hơn trong thời gian tới. Ngoài việc duy trì, phát huy những tiêu chí đƣợc đánh giá là bền vững, khá bền vững còn cần đến việc cải thiện những tiêu chí còn kém bền vững. Trên cơ sở đó học viên đƣa ra một số đề xuất để hoạt động sản xuất miến dong, không chỉ đem lại lợi ích kinh tế, nâng cao thu nhập cho ngƣời dân, còn phải đảm bảo về môi trƣờng, xã hội bền vững góp phần phát triển KT-XH của địa phƣơng. Cơ sở để đề xuất các giải pháp này dựa vào: (1) Các văn bản pháp lý hiện hành về quản lý nghề, làng nghề; (2) Cơ sở khoa học về tính bền vững, bộ tiêu chí đánh giá tính bền vững của nghề thuộc làng nghề (chương 1); và (3) Cơ sở
thực tiễn về hiện trạng tính bền vững của nghề sản xuất miến dong thôn Minh Hồng và các yếu tố ảnh hƣởng (mục 3.1, 3.2 – chương 3). Các văn bản pháp lý liên quan đƣợc trình bày chi tiết trong từng nhóm giải pháp đƣợc đề xuất.
3.3.1. Giải pháp cơ chế, chính sách
Chính sách vùng nguyên liệu: Trong thời gian qua, chính phủ đã có nhiều chính sách về xây dựng vùng nguyên liệu cho làng nghề nhƣ trong quyết định 132/2000/QĐ- TTg ngày 24 tháng 11 năm 2000 của Thủ tƣớng chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn đã có một phần riêng về chính sách vùng nguyên liệu cho sản xuất. Tuy nhiên cho đến nay việc phát triển vùng nguyên liệu trong cả nƣớc nói chung và của huyện Ba Vì nói riêng hiện nay vẫn theo kiểu tự phát và chịu sự chi phối của chính sách đất đai, chính sách trồng rừng, chính sách vốn... Nguyên liệu cho làng nghề Minh Hồng cũng đang chịu ảnh hƣởng từ những chính sách này, bởi hiện nay địa phƣơng chƣa có quy hoạch vùng nguyên liệu cho làng nghề. Do đó, một trong những yêu cầu trƣớc mắt địa phƣơng nhất thiết phải có quy hoạch vùng trồng nguyên liệu, bố trí đất đai để sản xuất ổn định. Trong quy hoạch phải thể hiện quy mô diện tích, vị trí trồng nguyên liệu và phải tính toán để đƣa ra các phƣơng án có tính đến mở rộng với vùng nguyên liệu dựa trên những tính toán đánh giá về khả năng mở rộng nghề sản xuất. Nếu các xã đang trồng cây dong giềng không có đủ khả năng mở rộng sản xuất thì có thể tính đến mở rộng ở các xã khu vực xung quanh có điều kiện tƣơng đồng có thể trồng cây này nhƣ xã Ba Trại, Tản Lĩnh,…
Chính sách hỗ trợ xây dựng hạ tầng làng nghề: Năm 2013, thành phố Hà Nội có Nghị quyết số 25/2013/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích phát triển làng nghề trên địa bàn Thành phố và đầu tƣ xây dựng công trình cấp nƣớc sạch nông thôn; Ngày 7/8/2017, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 27/2017/QĐ-UBND về hƣớng dẫn thi hành Nghị quyết 25; Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND ngày 04/8/2014 về quy định chính sách khuyến khích phát triển làng nghề của Thành phố. Hay quyết định số 6230/QĐ-UBND ngày 18/11/2015 về việc Phê duyệt kế hoạch thực hiện chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020. Tuy nhiên, việc thực thi những chính sách này ở các cơ sở còn gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân chính là do chƣa đƣợc quan tâm hỗ trợ về kinh phí từ phía chính quyền. Trong khi hạ tầng kỹ thuật làng nghề (hệ thống giao thông, cấp thoát nƣớc, xử lý chất thải) chƣa đƣợc đồng bộ, ảnh hƣởng lớn đến các tiêu chí về môi trƣờng và tính bền vững