Từ biểu đồ đánh giá thay đổi chất lƣợng nƣớc sản xuất ta thấy 54% số hộ đánh giá chất lƣợng nƣớc đang bị kém đi, 46% số hộ đánh giá chất lƣợng nƣớc không thay đổi (Hình 3.38). Nguyên nhân của sự đánh giá chất lƣợng nƣớc kém đi là do lƣợng nƣớc sử dụng của các hộ càng ngày càng lớn, xuất hiện hiện tƣợng nƣớc đục trong quá trình sử dụng và do hệ thống thoát nƣớc trong các khu dân cƣ chảy trực tiếp vào hệ thống ao hồ và các suối trong thôn.
Thực thi các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm (S5-8):
Hiện nay các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm mà các hộ sản xuất tại làng nghề đang thực hiện rất đơn giản mang tính truyền thống nhƣ chất thải thì ủ đống bón cây, nƣớc thải tận dụng để tƣới vƣờn, … Nhƣng vào thời điểm chính vụ sản xuất lƣợng chất thải, nƣớc thải phát sinh rất nhiều thì các biện pháp xử lý sơ bộ nhƣ vậy không đáp ứng đƣợc và sẽ ảnh hƣởng môi trƣờng. Kết quả điều tra các hộ gia đình khu vực nghiên cứu cho thấy đối với biện pháp xử lý chất thải rắn sản xuất thì có 39% sử dụng chăn nuôi, 51% đổ ra ao vƣờn, 0,25% đổ ra bãi thải tập trung, còn lại là ủ trong bể chứa. Đối với nƣớc thải thì hầu hết các hộ đổ ra cống chung 70%, một số hộ để tự ngấm 7%, 13% đổ ra ao nhà, còn lại là đổ ra mƣơng.
Đào tạo lao động làm nghề (S5-9): Kết quả nghiên cứu cho thấy 100% các hộ gia đình đƣợc phỏng vấn đều không tham gia các lớp đào tạo nghề mà tự học.
Sử dụng dụng cụ an toàn và bảo hộ lao động (S5-10):
Với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận nên các chủ cơ sở, hộ sản xuất thƣờng ít chú ý đầu tƣ cải thiện điều kiện làm việc cho ngƣời lao động, việc thực hiện các trách nhiệm pháp lý về môi trƣờng, an toàn vệ sinh lao động hầu nhƣ không thực hiện; không có hoặc thiếu bộ phận làm công tác an toàn vệ sinh lao động; không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ các phƣơng tiện bảo vệ cá nhân cho ngƣời lao động; việc tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho ngƣời lao động mang tính sơ sài, hình thức, thậm chí nhiều nơi không tổ chức huấn luyện … Mặc dù, theo Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2016, khi tuyển dụng, ngƣời sử dụng lao động phải tổ chức tập huấn về an toàn vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ song vì lợi nhuận, hộ sản xuất, chủ cơ sở sản xuất đã bỏ qua, dẫn đến hiểu biết và ý thức chấp hành kỷ luật lao động của ngƣời lao động hạn chế.
Khảo sát cho thấy, quá trình sản xuất miến dong và chế biến tinh bột gần nhƣ chƣa sử dụng bảo hộ phổ biến hoặc sử dụng bảo hộ lao động ở mức đơn giản. Tỷ lệ số hộ không sử dụng bảo hộ lao động gì, chỉ sử dụng khẩu trang và sử dụng đồ chuyên dụng tƣơng ứng là 25, 50 và 25% tổng số hộ phỏng vấn (Hình 3.40). Việc không trang bị, sử dụng các đồ dùng bảo hộ sẽ ảnh hƣởng đến sức khỏe của ngƣời lao động, và ảnh hƣởng nghiêm trọng khi có các sự cố xảy ra.