Hoạt động sản xuất miến dong nhìn chung có ảnh hƣởng tích cực tới truyền thống làng nghề. 88% số hộ cảm thấy truyền thống của làng tốt hơn, đƣợc phát huy, 12% số hộ cho rằng truyền thống của làng không bị thay đổi (Hình 3.31). Truyền thống chế biến dong giềng thành miến hay tinh bột vốn là nghề truyền thống của làng có từ lâu đời, chính vì vậy việc phát triển sản xuất giúp địa phƣơng gìn giữ truyền thống lâu đời.
Nhân xét: Tính bền vững về khía cạnh xã hội của nghề sản xuất miến dong thôn Minh Hồng cho thấy quan hệ giữa các hộ gia đình trong làng nghề (hộ sản xuất, không sản xuất, chính quyền địa phƣơng) là tƣơng đối tốt, truyền thống làng nghề ngày càng đƣợc đảm bảo. Tuy nhiên, tính trung thực và cam kết với cộng đồng liên quan đến vấn đề môi trƣờng là tƣơng đối thấp, đặc biệt tiêu chí tham gia các hoạt động bảo vệ môi trƣờng. Lý do hầu nhƣ các hộ thời gian gần đây không tham gia các buổi tập huấn về môi trƣờng, mặc dù tỷ lệ các hộ tham gia đóng phí bảo vệ môi trƣờng cũng cao.
3.1.5. Khía cạnh môi trường trong sản xuất miến dong
Nguyên liệu sử dụng trong sản xuất (S5-1):
Nguồn nguyên liệu là củ dong giềng, đƣợc trồng và chế biến ngay tại địa phƣơng. Các công đoạn chế biến nguyên liệu sẽ ảnh hƣởng đến môi trƣờng: rửa, bóc, tách vỏ nguyên liệu; nghiền, xay; ngâm, ủ, lọc bột dong; phơi sấy sản phẩm; vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm… Chất thải rắn chủ yếu là các loại bã dong; vỏ dong kèm với đất cát; xỉ than. Đối với nƣớc thải, đặc trƣng là có hàm lƣợng hữu cơ cao, thể hiện qua lƣợng BOD, COD trong nƣớc thải lớn. Ở làng nghề Minh Hồng, công nghệ khoa học ứng dụng trong sản xuất chủ yếu chỉ dừng lại ở việc nâng cao năng suất, giảm thiểu lao động nhƣng còn mang tính chắp vá, nhỏ lẻ, theo từng công đoạn (nhƣ máy rửa, bóc vỏ nguyên liệu; máy khuấy trộn bột; máy cắt, tráng miến) mà chƣa có sự đầu tƣ đồng bộ. Do đó, hiệu suất sử dụng nguyên liệu không cao, đồng nghĩa là khối lƣợng thải lớn, lại không đƣợc xử lý trƣớc khi thải vào môi trƣờng nên gây ô nhiễm là điều tất yếu. Định mức thải cho 1 tấn tinh bột dong thành phẩm khoảng 1,7 tấn bã dong (thải trực tiếp cùng nƣớc thải), 0,3 tấn vỏ, đất cát; cùng với khoảng 41 m3 nƣớc thải (rửa củ, lọc tách bột, rửa bột, rửa thiết bị) (Đặng Kim Chi, 2005).
Nguồn nước được sử dụng trong sản xuất (S5-2):
Nƣớc sử dụng trong sản xuất 100% là nƣớc ngầm. Theo phản ánh của ngƣời dân lƣợng nƣớc ngầm rất dồi dào và dễ lấy. Tại nhiều hộ gia đình chỉ cần đào sâu 2m nƣớc đã có nƣớc sử dụng. Nƣớc ngầm tại các giếng khoan đƣợc cung cấp liên tục và không xảy ra tình trạng thiếu nƣớc. Toàn bộ các công đoạn trƣớc, trong và sau chế biến đều sử dụng nguồn nƣớc ngầm từ các giếng khoan này: làm sạch dụng cụ trƣớc và sau sản xuất, chế biến dong,...
Nƣớc mặt có đƣợc sử dụng trong quá trình trồng dong giềng trên đồi. Cùng với các giếng khoan, các nguồn nƣớc mặt từ các dòng chảy suối nhỏ trên đồi núi đƣợc ngƣời dân tận dụng tƣới cho diện tích dong giềng đƣợc trồng.
Sử dụng nước trong sản xuất (S5-3):
sản xuất tháng 10,11,12). Có thể thấy rằng lƣợng nƣớc sử dụng trong quá trình sản xuất miến dong là lớn. Theo kết quả phỏng vấn tại Minh Hồng, tỷ lệ số hộ sử dụng nƣớc trên 1000, 500 – 1000, 300 – 500, 100-300 và 0-50 m3 nƣớc/tháng tƣơng ứng là 29, 32, 27, 5 và 7% tổng số hộ sử dụng (Hình 3.32). Sở dĩ lƣợng nƣớc tiêu thụ lớn nhƣ vậy là do khâu làm sạch củ dong giềng và lọc bột tốn rất nhiều nƣớc. Quan sát tại các hộ chế biến tinh bột, các bể lọc bột thƣờng đƣợc xây với thể thích 15- 20 m3/ trên bể và thƣờng có từ 3-4 bể lọc liên tục (Hình 3.33). Mỗi tạ bột sản xuất mất khoảng từ 40- 60 m3 nƣớc. Với khâu chế biến thành miến thì ít tốn hơn, chỉ cần lọc lại bột trắng thêm một hai lần là có thể đƣa vào chế biến. Quan sát tại các hộ làm miến, các bể lọc có thể tích từ 1-3 m3 nƣớc, thƣờng có 2 bể liên tục để lọc bột. Chính vì thế mà phụ thuộc vào khâu sản xuất và sản lƣợng sản xuất của từng hộ mà lƣợng nƣớc sử dụng có sự chênh lệch và khác biệt.