.8 Tình hình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh trong giai đoạn thực hiện dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát huy vai trò của phụ nữ trong việc duy trì bền vững hiệu quả của dự án cấp nước và vệ sinh môi trường xã Diễn Yên, (Trang 56 - 62)

đoạn khảo sát nền chỉ có 16% số hộ dân trong vùng dự án có nhà tiêu hợp vệ sinh.

Bảng 3.8 Tình hình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh trong giai đoạn thực hiện dự án. án.

T

TT Mục tiêu Khảo sát nền 2012

Giai đoạn thực hiện dự án 2014

1 Tỉ lệ hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh

và đạt tiêu chuẩn xây dựng (%) 16 70 2

Số hộ nghèo đƣợc tài trợ phần ngầm nhà vệ sinh lũy kế từ đầu dự án

0 122

3

Số hộ nghèo mà nữ làm chủ hộ đƣợc tài trợ phần ngầm nhà vệ sinh lũy kế từ đầu dự án

0 112 4 Tỷ lệ hộ nghèo đƣợc tài trợ phần ngầm nhà vệ sinh (%) 0 100 5 Số hộ cận nghèo mà phụ nữ làm chủ hộ đƣợc tài trợ phần ngầm nhà vệ sinh lũy kế từ đầu dự án

0 130 6 Tỷ lệ hộ cận nghèo mà phụ nữ làm chủ hộ đƣợc tài trợ phần ngầm nhà vệ sinh (%) 0 100

(Nguồn; Báo cáo khảo sát nền và Báo cáo tiến độ quý 4/2014 của Tư vấn PIA )

Song song với việc cấp nƣớc sạch cho các hộ gia đình, việc thiết kế các chiến dịch thông tin – giáo dục – truyền thông về vấn đề rửa tay sẽ tập trung vào việc nâng cao nhận thức rửa tay bằng xà phòng không chỉ “cần” mà là “quan trọng”. Đặc biệt hành vi rửa tay bằng xà phòng của phụ nữ sẽ cải thiện điều kiện vệ sinh và sức khỏe không chỉ của bản thân họ mà còn cho cả những đứa con của họ cũng nhƣ các thành viên trong gia đình. Bản thân phụ nữ là ngƣời hiểu đƣợc sự vất vả về các công việc nhà hơn ai hết, do vậy việc tuyển chọn thành viên là phụ nữ trong nhóm tuyên truyền viên sức khỏe và vệ sinh là vô cùng cần thiết, khi mà phụ nữ có thể chia sẻ kinh nghiệm cho nhau về chăm sóc sức khỏe gia đình qua những hành vi vệ sinh đúng đắn. Số liệu khảo sát hàng năm của WSCC và HSP cho thấy ý thức thực hành hành vi vệ sinh nhƣ rửa tay bằng xà phòng trƣớc khi ăn và sau khi đi vệ sinh cũng nhƣ ăn chín uống sôi ngày 1 tăng lên. Các

số liệu khảo sát và thống kê tại trạm y tế cho thấy số các ca bệnh có liên quan đến nƣớc đã có xu hƣớng giảm dần.

Bảng sau thể hiện chuyển biến về nhận thức thực hành hành vi vệ sinh và cải thiện sức khỏe của cộng đồng trong khu vực dự án .

Bảng 3.9 So sánh sự cải thiện về nhận thức thực hành hành vi vệ sinh và sức khỏe của công đồng trong giai đoạn thực hiện dự án với giai đoạn chuẩn bị dự án(%). T TT Nội dung Giai đoạn chuẩn bị dự án (2012) Giai đoạn thực hiện 2014

1 Tỉ lệ phụ nữ thƣờng xuyên rửa tay bằng xà phòng trƣớc

khi ăn 37 91

2 Tỉ lệ đàn ông thƣờng xuyên rửa tay bằng xà phòng trƣớc

khi ăn 32 88

3 Tỉ lệ phụ nữ thƣờng xuyên rửa tay bằng xà phòng sau khi

đi vệ sinh 41 100

4 Tỉ lệ đàn ông thƣờng xuyên rửa tay bằng xà phòng sau khi

đi vệ sinh 39 100

5 Tỉ lệ hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh và đạt tiêu chuẩn xây

dựng 16 70

6 Tỷ lệ ngƣời mắc bệnh liên quan đến nƣớc 38 14 7 Tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh liên quan đến nƣớc 44 17

(Nguồn; Báo cáo khảo sát nền của Tư vấn PIA và số liệu thu thập thông tin cấp xã năm 2014).

Số liệu bảng trên cho thấy, nhận thức của cả đàn ông và phụ nữ trong vùng dự án về thực hành hành vi vệ sinh đã gia tăng đáng kể (chiếm khoảng 90% số ngƣời đƣợc khảo sát). Nhận thức của phụ nữ về việc rửa tay bằng xà phòng trƣớc khi ăn và sau khi đi vệ sinh đạt 100% cao hơn nam giới. Tại thời điểm khảo sát nền tháng 2/2012, số ngƣời mắc các bệnh liên quan đến nƣớc (da ghẻ, chấy, rận, sốt rét, sốt xuất huyết, đau mắt, tiêu hóa, phụ khoa, ung thƣ...) theo thống kê của trạm y tế xã là 5032 ngƣời chiếm 38% số dân trong vùng dự án thì đến năm 2014 giảm xuống còn 1964 ngƣời chiếm 14 % số dân trong vùng dự án. Đặc biệt là số phụ nữ bị nhiễm các bệnh liên quan đến nƣớc giảm đáng kể từ 3353 ngƣời ( chiếm 44% dân số nữ trong vùng dự án) theo thống kê của trạm y tế xã xuống còn 1.426 trƣờng hợp (chiếm 17% dân số nữ trong vùng dự án) vào thời điểm cuối năm 2014 khi dự án đã hoàn thành phần xây dựng, đƣa công trình vào vận hành. Đây là kết quả của việc phụ nữ tham gia hoạt động của Kế hoạch CBA_IEC và đã hiểu rõ đƣợc tầm quan trọng của nƣớc sạch và vệ sinh đối với cuộc sống. Bản thân

49

phụ nữ đã hiểu rằng nếu nhƣ mình biết giữ gìn vệ sinh cá nhân đúng cách và hƣớng dẫn ngƣời thân trong gia đình thực hiện hành vi vệ sinh đúng cách sẽ giúp giảm tỷ lệ các bệnh liên quan đến nƣớc. Và nhƣ vậy chính bản thân phụ nữ sẽ tiết kiệm đƣợc chi phí khám bệnh/thuốc men, tiết kiệm đƣợc thời gian vì không phải chăm sóc ngƣời thân ốm, thời gian để nghỉ ngƣời, có cơ hội tham gia các hoạt động cộng đồng để mở mang kiến thức và có cơ hội phát triển kinh tế gia đình hơn.

3.1.2.3. Vai trò xã hội của phụ nữ trong quá trình thực hiện dự án

Tăng cƣờng sự tham gia của nữ giới vào việc ra quyết định và cấu trúc thực hiện

Việc lựa chọn nữ giới trong các đơn vị của dự án nhƣ BQLDA tỉnh, WSCC và HSP tạo cơ hội cho tiếng nói của nữ giới đƣợc thừa nhận. Phụ nữ đƣợc tham gia vào các quá trình lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và đánh giá dự án.Việc tham gia vào các đơn vị của dự án giúp phụ nữ nâng cao nhận thức của họ về dự án và kỹ năng tham gia vào các hoạt động phát triển trong lĩnh vực nƣớc và vệ sinh, do vậy nâng cao năng lực thực hiện trách nhiệm, đƣa ra các quyết định, phản ứng thích hợp và đề xuất với chính quyền các kiến nghị về biện pháp khắc phục.

Theo yêu cầu của nhà tài trợ, dự án phải xác định tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các hoạt động của dự án nhƣ : (i) bảo đảm ít nhất có 30% cán bộ nữ đƣợc tuyển dụng làm việc cho BQLDATƢvà BQLDA tỉnh nh ằm đảm bảo sự có mặt của họ trong quá trình đƣa ra các quyết định quan trọng tại các cấp trung ƣơng và cấp tỉnh; (ii) Tỷ lệ thành viên nòng cốt của WSCC là nữ chiếm ít nhất 40%, nhằm đảm bảo sự tham gia của họ trong việc đƣa quyết định và thực hiện kế hoạch hành động CBA-IEC, và (iIi) Tỷ lệ nữ giới chiếm ít nhất 50% thành viên HSP nhằm đảm bảo sự tham gia của họ trong việc thực hiện các hoạt động truyền thông CBA-IEC để cải thiện tình trạng vệ sinh và sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.

Bảng 3.10 Tỷ lệ phụ nữ tham gia trong các đơn vị của dự án(%). Tên tổ chức Khảo sát nền (2012) Quý 4/ 2013 Quý 4/ 2014 BQLDA TỈNH 35 35 39 WSCC Chƣa thành lập 63 63 HSP Chƣa thành lập 69 67

Ban quản lý dự án tỉnh Nghệ An đƣợc thành lập 07/04/2010 với 23 thành viên trong đó nữ là 8 ngƣời chiếm 35% đảm bảo theo yêu cầu của dự án. Tỷ lệ này đã đƣợc duy trì đến hết quý 4 năm 2013. Sang năm 2014 số lƣợng nữ đƣợc bổ sung thêm 1 ngƣời khiến tỷ lệ nữ trong thành phần của BQLDA Tỉnh tăng lên 39%. Tổng số thành viên của WSCC là 8 ngƣời, trong đó nữ là 5 ngƣời chiếm 63%, vƣợt yêu cầu của dự án. Tỷ lệ này giữ ổn định trong suốt quá trình thực hiện dự án. Đội HSP ban đầu đƣợc thành lập với 32 thành viên trong đó nữ là 22 ngƣời, chiếm 69%. Đến quý 4 năm 2014, số lƣợng HSP rút xuống còn 30 ngƣời , trong đó nữ còn 20 ngƣời, chiếm 67%. Tuy tỷ lệ nữ trong HSP giảm nhƣng tỷ lệ nữ vẫn đáp ứng yêu cầu của nhà tài trợ.

Vai trò của nữ giới trong cộng đồng đƣợc nâng cao thông qua việc giao cho Hội phụ nữ tỉnh và Hội phụ nữ xã quản lý quỹ quay vòng vệ sinh. Hội phụ nữ xã sẽ lựa chọn và kiến nghị lên Ban quản lý quỹ quay vòng vệ sinh (gồm 7 ngƣời trong đó HPN tỉnh 6 ngƣời, HPN xã 1 ngƣời) để tỉnh phê duyệt các hộ nghèo và cận nghèo có phụ nữ đứng tên chủ hộ để nhận đƣợc dịch vụ miễn phí đƣợc trợ cấp thông qua việc xây dựng phần ngầm nhà vệ sinh hộ gia đình

Trên cơ sở Kế hoạch CBA-IEC đã đƣợc duyệt tháng 7/2013, BQLDA tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo WSCC và HSP xã Diễn Yên triển khai các hoạt động CBA_IEC. Phụ nữ trong khu vực dự án đã nhiệt tình tham gia các hoạt động CBA_IEC của dự án.

Bảng 3.11 Phụ nữ nhiệt tình tham gia các hoạt động CBA-IEC trong giai đoạn thực hiện dự án. TT Các hoạt động CBA_IEC Q4/2013 Q4/ 2014 Tổng số tham gia Số phụ nữ tham gia % phụ nữ tham gia Tổng số tham gia Số phụ nữ tham gia % phụ nữ tham gia 1 Ngày thứ 7 xanh 2287 1715 75 2520 2019 80 2 Họp thôn/ họp cộng đồng 1663 998 60 1363 1097 77 3 Họp với WSCC và đội HSP 40 20 50 52 30 51 4 Lễ ra quân thực hiện kế hoạch CBA_IEC Chƣa thực hiện 2678 1748 70

51

5

Tổ chức văn nghệ, cuộc thi trong cộng đồng

Chƣa thực

hiện 28 25 89

6

Họp lồng ghép truyền thông trong các cuộc họp của HPN Chƣa thực hiện 40 39 92 7 Tổ chức bình xét và bình chọn gia đình tiêu biểu Chƣa thực hiện 515 386 75 8 Tổ chức nói chuyện trong trƣờng học Chƣa thực hiện 2040 1258 62% 9 Tổ chức khen thƣởng cho các học sinh tiêu biểu

Chƣa thực hiện 20 12 60% 10 Tổ chức vẽ tranh trong trƣờng học Chƣa thực hiện 35 28 80%

(Nguồn; Báo cáo tiến độ quý 4 năm 2013 và 2014 của Tư vấn PIA)

Số liệu ở Bảng 3.10, 3.11 cho thấy, tỷ lệ phụ nữ tham gia các đơn vị của dự án đều vƣợt quá yêu cầu của dự án. Điều này cho thấy phụ nữ tại xã Diễn Yên đã đƣợc tạo điều kiện tham gia nhiều hơn vào quá trình ra quyết định trong dự án. Việc tham gia vào BQLDA tỉnh và WSCC giúp cho phụ nữ thêm tự tin thể hiện quan điểm của mình và bảo vệ quyền lợi chung của phụ nữ trong vùng dự án. 67% thành phần của HSP là phụ nữ cho thấy phụ nữ đã nhiệt tình tham gia các hoạt động truyền thông. Phụ nữ đã tham gia nhiều hơn trong các cuộc họp thôn, họp WSCC và HSP. Tuy nhiên việc tham gia với tỷ lệ quá cao của phụ nữ trong tổ chức WSCC và HSP cũng đặt ra một câu hỏi là liệu sự tham gia của nam giới trong các tổ chức của dự án là mờ nhạt. Hay nói một cách khác là nam giới thờ ơ với các hoạt động của dự án vì các hoạt động này không mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho họ vì chủ yếu là các công việc hoạt động tập thể và vệ sinh cộng đồng nặng nhọc (79% số ngƣời tham gia ngày thứ 7 xanh là phụ nữ, 70% số ngƣời tham gia lễ ra quân thực hiện Kế hoạch CBA_IEC). Nếu nhƣ vậy thì vô tình chính sự huy động mạnh mẽ phụ nữ vào các đơn vị dự án lại khiến chất thêm gánh nặng cho phụ nữ và đàn ông lại càng nhàn rỗi hơn. Thêm nữa, số lƣợng tham gia của phụ nữ tuy cao nhƣng các

vị trí cao nhƣ trƣởng ban BQLDA tỉnhvà WSCC lại là nam giới. Phụ nữ chỉ đứng ở vị trí phó ban.

Cả phụ nữ và nam giới đều không ngại tham gia các cuộc họp cộng đồng khi đƣợc huy động. Tuy nhiên, chỉ có đàn ông hay phát biểu và bày tỏ quan điểm của mình trƣớc đám đông còn phụ nữ vẫn còn tâm lý e ngại e ngại, không tự tin khi phát biểu ý kiến trong các cuộc họp.

Khi đƣợc hỏi về việc tại sao không phát biểu ý kiến trong các cuộc họp cộng đồng không?, ngƣời trả lời nói “Mình không hiểu biết gì nên chỉ nghe thôi” (PV1, nữ, 40 tuổi, xóm 1)

Nhƣ vậy, tiếng nói của phụ nữ trong việc ra quyết định vẫn còn hạn chế. Việc trao quyền thực sự cho phụ nữ phải chăng vẫn là hình thức.

Cải thiện nhận thức và kỹ năng của phụ nữ

Trình độ học vấn và nhận thức về việc nâng cao kỹ năng còn thấp là những rào cản chính của ngƣời phụ nữ để có thể lao động bên ngoài. Ngoài ra trình độ nhận thức thấp về khả năng tham gia vào các hoạt động cộng đồng cũng cản trở sự tham gia của họ vào các hoạt động cộng đồng. Nâng cao nhận thức và kỹ năng của ngƣời phụ nữ sẽ tạo cơ hội để trao quyền cho nữ giới nhằm thay đổi vị trí của họ trong gia đình và ngoài xã hội.

Các khóa đạo tạo cho cán bộ BQLDATƢ và BQLDA tỉnh đƣợc tiến hành bởi tƣ vấn PIA về các nội dung liên quan nhƣ quản lý dự án, kỹ năng giao tiếp và các kỹ năng khác để thực hiện và quản lý dự án. Chƣơng trình đạo tạo đƣợc thiết kế dựa trên kết quả đánh giá nhu cầu đào tạo từ đó đáp ứng đƣợc phù hợp nhu cầu của từng giới.

Cán bộ BQLDATƢ, BQLDA tỉnh, WSCC, HSP và đại diện Hội phụ nữ tỉnh và xã đã đƣợc đào tạo về nhạy cảm giới và lồng ghép giới.

Hội phụ nữ tỉnh và xã đã đƣợc đào tạo kiến thức và kỹ năng để quản lý Quỹ tín dụng vệ sinh quay vòng.

HSP đƣợc tập huấn để có thể đào tạo cho cộng đồng, thực hiện các chiến dịch nâng cao nhận thức về vệ sinh cá nhân và cải thiện vệ sinh môi trƣờng nhằm thay đổi hành vi.

53

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát huy vai trò của phụ nữ trong việc duy trì bền vững hiệu quả của dự án cấp nước và vệ sinh môi trường xã Diễn Yên, (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)