Các nghiên cứu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát huy vai trò của phụ nữ trong việc duy trì bền vững hiệu quả của dự án cấp nước và vệ sinh môi trường xã Diễn Yên, (Trang 30 - 34)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.2. Tổng quan tài liệu

1.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam

Ở Việt Nam, nghiên cứu khoa học về phụ nữ với tƣ cách là một ngành khoa học độc lập xuất hiện ở nƣớc ta vào nửa cuối những năm 80 của thế kỷ trƣớc. Sự ra đời của ngành khoa học mới này là do nhu cầu, đòi hỏi tất yếu của thực tiễn đổi mới đất nƣớc, của phong trào phụ nữ rộng khắp. Vì vậy, sau khi ra đời, khoa học nghiên cứu về phụ nữ đã nhận đƣợc sự quan tâm, ủng hộ của các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc, đông đảo các nhà khoa học và hầu nhƣ của toàn xã hội. Bàn về phụ nữ, chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn lời của C.Mác: “Ai đã biết lịch sử thì biết rằng muốn sửa sang xã hội mà không có phụ nữ giúp vào thì chắc chắn không làm nổi. Xem tƣ tƣởng và việc làm của đàn bà con gái thì biết xã hội tiến bộ thế nào”. Ngƣời cũng dẫn lời của Lênin: “Đảng cách mệnh phải làm sao dạy cho đàn bà nấu ăn cũng biết làm việc nƣớc, nhƣ thế cách mệnh mới gọi là thành công” (Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 2, tr.288). Tƣ tƣởng này đƣợc khẳng định trong Hiến pháp nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1946 và đƣợc khẳng định lại trong Hiến pháp nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (đƣợc sửa đổi và bổ sung năm 2001): “Công dân nam nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, xã hội và gia đình. Nhà nƣớc và xã hội tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trình độ mọi mặt, không ngừng phát huy vai trò của mình trong xã hội” (Điều 63). Việc giải phóng phụ nữ, nâng cao vị thế của phụ nữ, thực hiện “nam nữ bình quyền” là một trong những mục tiêu đấu tranh cơ bản của sự nghiệp các mạng xã hội. Việc phụ nữ tham gia vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là tất yếu của lịch sử phát triển con ngƣời và xã hội. Một số nghiên cứu liên quan đến vai trò và sự tham gia của phụ nữ nhƣ:

Hoàng Bá Thịnh (2008) đã có các nghiên cứu giúp ngƣời đọc hiểu rõ tránh nhầm lẫn về cách hiểu liên quan đến giới và nữ quyền. Về phòng trào đấu tranh cho quyền bình đẳng của phụ nữ, nữ quyền và địa vị của phụ nữ, tác giả đã đặt ra nhiều

câu hỏi, phân chia các làn sóng nữ quyền hay ảnh hƣởng của các làn sóng nữ quyền đến địa vị của ngƣời phụ nữ Việt Nam.

Trần Thị Kim (2003) và Lê Thi (2008) nghiên cứu về vai trò của ngƣời phụ nữ trong gia đình.

Lê Thị Quý (2004) cho biết nguyên nhân cản trở phụ nữ tham gia vào chƣơng trình dự án là: nam giới làm chủ hộ, phong tục, phụ nữ chỉ họp về kế hoạch hóa gia đình, phụ nữ bận các công việc gia đình, sự hạn chế về trình độ văn hóa và hiểu biết...

Nguyễn Thu Nguyệt (2004) cho rằng các yếu tố cản trở phụ nữ tham gia xóa đói giảm nghèo là tập quán, sự thiếu tôn trọng phụ nữ, địa vị thấp kém trong gia đình, khối lƣợng công việc nhà lớn...

Nguyễn Đình Tấn (2007) đã nhận diện và đƣa ra những nét khái quát về vai trò nữ trí thức Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nƣớc, đặc biệt là trong công

cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trƣờng, hội nhập nền kinh tế tri thức và hội nhập kinh tế quốc tế.

Về định kiến Giới đối với nữ lãnh đạo và quản lý đã đƣợc Nguyễn Thị Thu Hà (2008) nghiên cứu tại 1 số xã phƣờng tại Thái Nguyên, Hà Nội và Hƣng Yên. Tác giả đã chỉ ra rằng mặc dù đã có nhiều tiến bộ về nhận thức bình đẳng giới nhƣng rõ ràng định kiến với phụ nữ trong lĩnh vực lãnh đạo, quản lý vẫn còn những biểu hiện rõ nét. Đây chính là một trong những yếu tố trực tiếp cản trở phụ nữ tham gia bình đẳng vào các vị trí lãnh đạo.

Các nghiên cứu tập trung địa vị của ngƣời phụ nữ trong xã hội, quyền của phụ nữ, phụ nữ tham gia công tác quản lý và lãnh đạo cũng nhƣ các rào cản khiến phụ nữ gặp khó khăn khi ứng cử vào các vị trí cao trong chính quyền địa phƣơng (UNDP, 2012, Phạm Thu Hiền 2011).

Lồng ghép vấn đề bất bình đẳng giới trong các các giải pháp tổng thể để giải quyết mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trƣờng đã đƣợc Nguyễn Thị Thanh Tâm (2008) nghiên cứu tại xã Kỳ Lợi huyện Kỳ Anh và Hƣơng Quang huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh. Nghiên cứu của tác giả cho thấy mặc dù nhận thức đƣợc các hậu quả , các nguy cơ có thể xảy ra nhƣng vì sinh kế , vì cuộc sống gia đình, nhiều phụ nữ và nam giới theo các cách khác nhau, vẫn tiếp tục hủy hoại các nguồn tài nguyên đất, đai, rừng, biển và nguồn nƣớc.Và để cho nỗ lực giảm nghèo và chiến lƣợc bảo vệ tài

nguyên thiên nhiên có thể thành công bền vững thì vấn đề bất bình đẳng giới cần đƣợc quan tâm lồng ghép trong các giải pháp tổng thể.

Nguyễn Hữu Minh, Trần Thị Vân Anh (2009) nghiên cứu hệ thống dịch vụ xã hội hỗ trợ gia đình, giới và công tác xóa đói giảm nghèo, vấn đề buôn bán phụ nữ và trẻ em, bạo hành chống phụ nữ trong gia đình và xã hội.

Phan Thị Thanh Mai (2009) nghiên cứu thực trạng và vai trò của phụ nữ dân tộc miền núi trong chăm sóc sức khỏe sinh sản. Kết quả nghiên cứu cho thấy tình trạng kinh tế nghèo khó, trình độ học vấn thấp và sự hạn chế trong nhận thức của phụ nữ dân tộc thiểu số cũng nhƣ các phong tục tập quán lạc hậu của cộng đồng chính là những trở ngại trong việc tiếp cận các biện pháp và phƣơng tiện chăm sóc sức khỏe sinh sản hiện đại

Về địa vị của ngƣời phụ nữ trong gia đình, Trần Thị Cẩm Nhung (2009) đã tìm hiểu cán cân quyền lực của vợ và chồng trong việc quyết định các công việc gia đình và đánh giá sự biến đổi của mối quan hệ này. Kết quả phân tích cho thấy cán cân quyền lực giữa vợ và chồng trong gia đình có mối liên hệ chặt chẽ với sự phân bổ nguồn lực kinh tế - xã hội giữa họ. Sự biến đổi từ mô hình truyền thống sang mô hình có sự tham gia của cả hai vợ chồng diễn ra nhiều hơn ở thành thị, ở nhóm dân cƣ có trình độ học vấn cao, ở những gia đình mà ngƣời vợ đóng góp quan trọng vào kinh tế gia đình.

Nghiên cứu các yếu tố xã hội Quyết định bất bình đẳng giới ở Việt Nam, Khuất Thu Hồng (2015) phát hiện thấy quan niệm truyền thống cứng nhắc về các giá trị và vai trò của nam giới và nữ giới là các nguyên nhân cơ bản của bất bình đẳng giới ở Việt Nam. Vai trò chủ chốt của phụ nữ trong chăm sóc gia đình không giống nhau trong các khu vực khác nhau của đất nƣớc do tác động của văn hóa vùng miền. Trong khi tác động từ các khía cạnh khác của quan niệm lâu đời này đã giảm dần theo thời gian thì giá trị của vai trò chăm sóc gia đình gắn cho phụ nữ vẫn tiếp tục đƣợc duy trì một cách vững chắc trong tƣ tƣởng cũng nhƣ hành vi của nam giới và phụ nữ Việt Nam của mọi tầng lớp xã hội. Giá trị này đã ăn sâu trong tâm thức của phụ nữ nên trong nhiều trƣờng hợp họ sẵn sàng hy sinh hạnh phúc và cả sự tiến bộ của mình để thực hiện vai trò đó. Quan niệm này cũng có thay đổi cùng với sự cải thiện trình độ học vấn và sự tác động của những tấm gƣơng tích cực.

Trần Thị Minh Đức (2011) đã phân tích sự tham gia thực tế của phụ nữ và nam giới trong một số dự án / chƣơng trình ở một số xã thuộc các cộng đồng nghèo tỉnh Hà Tây, Bắc Giang, Nam Hà, Phú Thọ, Quảng Bình, Quảng Trị – Các vùng đang có những chƣơng trình, dự án với sự giúp đỡ của các các tổ chức phát triển. Việc phân tích này dựa đánh giá hiệu quả của dự án và các khoá tập huấn về Công tác xã hội và phát triển cộng đồng, về Phân tích Giới trong các dự án và tập trung phân tích một số dự án chƣa thật sự thành công do khi thực hiện đã không tính đến yếu tố giới, nhƣ: dự án Tiết kiệm tín dụng; dự án Làm mẹ an toàn; dự án đƣa Khoa học, Kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi; chƣơng trình Câu lạc bộ không sinh con thứ ba; chƣơng trình Tập huấn Giới và lồng ghép Giới trong các dự án. Những phân tích đã xem xét sự hạn chế cụ thể của một dự án/chƣơng trình mà khi thực hiện đã bỏ qua, hoặc xem nhẹ mức độ tham gia và hƣởng lợi của cả phụ nữ và nam giới.

Tóm lại vai trò tham gia của phụ nữ đã đƣợc các học giả và tổ chức trong cũng nhƣ ngoài nƣớc đề cập đến nhiều trong các nghiên cứu. Các nghiên cứu về vai trò hay sự tham gia của phụ nữ trong các dự án phát triển tại Việt Nam đã có với các nội dung chủ yếu sau: 1) Các nghiên cứu về giới tƣơng đối đa dạng, nhiều chủ đề, đặc biệt là vấn đề bất bình đẳng giới, định kiến giới, địa vị, vai trò và sự tham gia của phụ nữ ... 2) Đối với các nghiên cứu về cấp nƣớc và vệ sinh chủ yếu đề cập đến vai trò tham gia của cộng đồng nói chung chứ chƣa đi sâu nghiên cứu riêng vai trò giới của phụ nữ trong từng giai đoạn riêng biệt của dự án 3) Các nghiên cứu chƣa cho thấy rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa tính bền vững của dự án cấp nƣớc và vệ sinh môi trƣờng với vai trò của phụ nữ đặc biệt là trong giai đoạn công trình cấp nƣớc và vệ sinh đã hoàn thành, bàn giao đi vào sử dụng.

Bằng việc kế thừa các kết quả nghiên cứu của các học giả đi trƣớc, học viên đã đi sâu hơn vào việc nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong từng giai đoạn của dự án cấp nƣớc và vệ sinh môi trƣờng, các yếu tố ảnh hƣởng đến họ và làm thế nào để phát huy đƣợc vai trò của họ trong việc duy trì bền vững hiệu quả của dự án cấp nƣớc và vệ sinh. Do vậy nghiên cứu này là một bổ sung hợp lý và cần thiết cho việc nghiên cứu về vấn đề giới, phụ nữ trong các dự án cấp nƣớc về vệ sinh môi trƣờng bền vững. Và nghiên cứu sẽ là một đóng góp hiệu quả cho việc thực hiện của các tiểu dự án còn lại thuộc Dự án cấp nƣớc và vệ sinh môi trƣờng miền Trung đang diễn ra tại 5 tỉnh còn lại Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Bình Định.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát huy vai trò của phụ nữ trong việc duy trì bền vững hiệu quả của dự án cấp nước và vệ sinh môi trường xã Diễn Yên, (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)