Đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát huy vai trò của phụ nữ trong việc duy trì bền vững hiệu quả của dự án cấp nước và vệ sinh môi trường xã Diễn Yên, (Trang 34 - 40)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN

1.3. Đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu

Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng phát triển Châu Á ADB đã thống nhất triển khai Dự án Cấp nƣớc sạch và Vệ sinh môi trƣờng nông thôn vùng miền Trung dự kiến hoàn thành trƣớc 31/12/2016. Dự án có tổng vốn đầu tƣ là 50 triệu USD, bao gồm 45 triệu USD vốn vay Ngân hàng ADB (90% tổng vốn), 10% vốn còn lại từ vốn đối ứng trong nƣớc. Dự án dự kiến cung cấp nƣớc sạch và nâng cao điều kiện vệ sinh cho khoảng 350.000 ngƣời dân nông thôn ở 24 xã của 6 tỉnh vùng duyên hải miền Trung Việt Nam bao gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Bình Định. Tiểu dự án Cấp nƣớc và Vệ sinh môi trƣờng xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An đƣợc lựa chọn là một trong sáu Tiểu dự án thí điểm thuộc Dự án CRRWSSSP.

Khu vực dự án triển khai đƣợc xác định là xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, có tổng diện tích 15,22 km2 nằm cách thành phố Vinh khoảng 50 km về phía Bắc, đƣờng quốc lộ 1A và đƣờng tàu Bắc – Nam đi qua, là ngã ba nơi bắt đầu của đƣờng quốc lộ số 48 nối với đƣờng Hồ Chí Minh, nằm ở phía Tây Bắc huyện Diễn Châu.

Dân số xã Diễn Yên theo số liệu khảo sát nền năm 2012 là 13.170 ngƣời (3.568 hộ gia đình), trong đó 7.637 ngƣời là nữ giới chiếm 51%. Có 642 hộ do phụ nữ đứng tên chủ hộ ở xã Diễn Yên, chiếm 18%.

Nền kinh tế xã Diễn Yên phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp. Thu nhập trung bình của hộ do nam giới đứng tên chủ hộ cao hơn thu nhập trung bình của hộ do phụ nữ đứng tên chủ hộ. Tỷ lệ hộ do nữ giới đứng tên chủ hộ thuộc diện hộ nghèo cao hơn hộ do nam giới đứng tên chủ hộ.

Tại thời điểm khảo sát nền xã Diễn Yên chƣa có nƣớc máy. Nguồn nƣớc chính ở xã Diễn Yên là giếng đào (khoảng 95%) và một số giếng khoan. Hệ thống thoát nƣớc đƣợc xây dựng dọc theo trục đƣờng giao thông. Hệ thống thoát nƣớc mặt tại xã đƣợc xây dựng đã lâu, do không đƣợc khơi thông, nạo vét thƣờng xuyên nên các rãnh thoát nƣớc này hiện bị tắc. Theo số liệu thống kê của UBND xã năm 2012 chỉ có 567 hộ (chiếm 16%) trong xã có nhà vệ sinh hợp vệ sinh, trong đó có 231 hộ có nhà vệ sinh tự hoại. Còn lại là các nhà vệ sinh tạm, xí thùng, nhà vệ sinh 1 ngăn hay 2 ngăn nhƣng không hợp chuẩn. Nhiều gia đình có nhà vệ sinh và nguồn nƣớc quá gần nhau, không đạt tiêu chuẩn.

Từ năm 2010, xã đã có đội thu gom rác thải, nhƣng do lực lƣợng thu gom ít, lại thu lần lƣợt từng xóm, nên không thu gom đƣợc thƣờng xuyên. Nhiều ngƣời dân vẫn vứt rác bừa bãi ra môi trƣờng xung quanh.

Trẻ em trai và trẻ em gái đều có quyền bình đẳng đến trƣờng học . Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ em gái đi học mẫu giáo và tiểu học , đă ̣c biê ̣t là tiểu ho ̣c thấp hơn nhiều so với trẻ em trai.

Nhà cộng đồng là nơi tổ chức các cuộc họp thôn. Hệ thống loa truyền thanh tại đều có ở tất cả các xóm. Xã đã rất quan tâm đến việc phát triển các cụm phát thanh để tăng cƣờng việc truyền tải các chính sách của nhà nƣớc và chính quyền kịp thời đến cho ngƣời dân.

Phụ nữ chịu trách nhiệm chủ yếu trong các hoạt động liên quan đến nƣớc và vệ sinh. Trong gia đình Phụ nữ và trẻ em gái đảm nhiệm phần lớn các công việc liên quan đến nƣớc sạch nhƣ dùng nƣớc để nấu ăn, giặt quần áo, vệ sinh nhà cửa, chuồng trại chăn nuôi. Việc đi lấy nƣớc trong hầu hết các trƣờng hợp là trách nhiê ̣m chính của phu ̣ nƣ̃.

Tỷ lệ phụ nữ tham gia vào bộ máy chính quyền xã còn thấp và phụ nữ giữ các vị trí kém quan trọng hơn nam giới do tiếng nói của phụ nữ không đƣợc ngang bằng với

27

nam giới trong quá trình ra quyết đi ̣nh . Tỷ lệ phụ nữ tham gia vào Ban giám sát cộng đồng và Ban vâ ̣n hành và bảo dƣỡng công trình cơ sở ha ̣ tầng thấp hơn nhiều so với nam giới.

Mục tiêu của tiểu dự án cấp nƣớc và vệ sinh xã Diễn Yên nhằm cải thiện sức khỏe và điều kiện sinh hoạt cho ngƣời dân.

Tiểu dự án bao gồm 5 hợp phần sau:

Hợp phần 1: Xây dựng một hệ thống cấp nƣớc hoạt động bền vững

Xây dựng một nhà máy xử lý nƣớc với công suất 1.700m3/ngày và hệ thống ống dẫn và phân phối đấu nối với các hộ gia đình sẽ đƣợc xây dựng cho khoảng 14.540 dân sống tại xã Diễn Yên tính tới năm 2020.

Hợp phần 2: Cung cấp các công trình vệ sinh cho các hộ gia đình và các công trình công cộng

- Hỗ trợ các hộ nghèo và hộ cận nghèo có phụ nữ làm chủ hộ đƣợc lựa chọn bởi Hội Liên hiệp phụ nữ xã xây dựng phần ngầm nhà vệ sinh;

- Dự án còn hỗ trợ xây dựng 2 nhà vệ sinh công cộng cho 2 trƣờng mẫu giáo, 2 nhà vệ sinh cho 2 trƣờng tiểu học, 1 nhà vệ sinh cho 1 trƣờng trung học và 1 nhà vệ sinh cho trạm y tế xã Diễn Yên. Các nhà tiêu công cộng đảm bảo có 2 khu vực cho nam và nữ tách biệt.

- Hỗ trợ các khoản vay có mức tín dụng tối đa bằng toàn bộ chi phí cho một nhà vệ sinh cho các hộ không nghèo, để các hộ này mua sắm vật liệu và thực hiện xây dựng nhà vệ sinh. Các hộ không nghèo sẽ đƣợc vay vốn để xây dựng nhà vệ sinh thông qua Quỹ quay vòng vệ sinh do Hội phụ nữ tỉnh Hội phụ nữ xã quản lý. Mức vay vốn tối đa là 4 triệu đồng/hộ và 6 triệu đồng/hộ (tại vùng ngập lụt) với thời gian vay tối đa là 60 tháng, mức lãi suất là 0,5%/tháng. Các hộ vay vốn tự chịu trách nhiệm mua vật liệu và thi công. Sau khi kết thúc dự án, các quỹ tín dụng quay vòng sẽ đƣợc tiếp tục thực hiện bởi Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh và có thể mở rộng cho các khu vực dự án khác thuộc địa bàn tỉnh. Các nhóm tiết kiệm/tín dụng sẽ đƣợc xem là phƣơng thức hiệu quả gắn kết các thành viên vay vốn, kết hợp các khoản vay phát triển kinh tế với các khoản vay xây dựng mới/cải tạo nâng cấp nhà vệ sinh, giúp các hộ vay vốn có điều kiện trả gốc và lãi các khoản vay, giúp các hộ bị rủi ro, thiên tai cũng hoàn thành trách nhiệm trả gốc và lãi. Các nhóm tiết kiệm/tín dụng sẽ đƣợc thành lập ở cấp tổ/thôn. Mỗi nhóm sẽ có khoảng từ 10-20 hộ. Khoảng thanh toán hàng tháng (gốc, lãi và tiết kiệm) là bắt buộc đối

với tất cả các hộ tham gia tổ nhóm tín dụng/tiết kiệm. Tất cả các thành viên trong nhóm tiết kiệm/tín dụng sẽ phải tiết kiệm một khoản bắt buộc tối thiểu là 50.000 đồng/tháng kể từ tháng đầu tiên tham gia. Những khoản tiết kiệm sẽ chỉ đƣợc hoàn trả lại cho ngƣời tham gia khi họ đã hoàn trả đầy đủ vốn và lãi vay. Mỗi nhóm sẽ tự thảo luận và thống nhất về quy tắc hoạt động của nhóm, cách quản lý quỹ, bình bầu thứ tự các hộ gia đình đƣợc vay vốn, các khoản vay nhỏ lấy từ quỹ tiết kiệm do nhóm quản lý. Mức lãi suất phải thấp hơn lãi suất ngân hàng để hỗ trợ các hộ phát triển sản xuất, phát triển kinh tế, nhƣng không đƣợc dƣới 0,4%/tháng. Tiền tiết kiệm và lãi suất hàng tháng sẽ đƣợc thu và bình xét cho vay ngay tại các cuộc họp nhóm tiết kiệm/tín dụng, tổ chức định kỳ hàng tháng.

Hợp phần 3: Cải thiện vệ sinh cộng đồng

-Tăng cƣờng sự tham gia của cộng đồng đối với việc thực hiện tiểu dự án và các hoạt động IEC thông qua việc xây dựng kế hoạch hành động CBA-IEC riêng cho từng cộng đồng tham gia trong mỗi tiểu dự án. Nhằm đảm bảo tính bền vững và hiệu quả của các công trình nƣớc và vệ sinh sẽ đƣợc đầu tƣ, Dự án đƣợc thực hiện thông qua các Kế hoạch hành động dựa vào cộng đồng và thông tin - giáo dục - truyền thông cụ thể cho từng cộng đồng (xã) tham gia vào mỗi tiểu dự án. Cộng đồng xã Diễn Yên cũng xây dựng một Kế hoạch hành động nhƣ vậy, có tên là “Kế hoạch hành động dựa vào cộng đồng và thông tin - giáo dục - truyền thông cho riêng xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An” với mục tiêu nhƣ sau:

+ Đảm bảo dự án sẽ mang lại lợi ích tốt đẹp nhất cho ngƣời dân vùng dự án, bao gồm cả các nhóm dễ bị tổn thƣơng nhƣ ngƣời nghèo, phụ nữ và dân tộc thiểu số (nếu có) + Đảm bảo có sự tham gia tích cực của cộng đồng trong tất cả các giai đoạn của dự án

+ Đảm bảo tính liên tục của các hoạt động vệ sinh cộng đồng ngay cả sau khi kết thúc dự án đóng góp vào tính bền vững của hệ thống cấp nƣớc.

-Thành lập và đào tạo các Ban Cấp nƣớc và vệ sinh xã (WSCC) trực tiếp tham gia thực hiện tiểu dự án, bao gồm thực hiện và giám sát kế hoạch hành động CBA-IEC, hỗ trợ thực hiện các hoạt động IEC, hỗ trợ các tuyên truyền viên sức khỏe và vệ sinh (HSP), và giám sát các nhà thầu;

-Tuyển dụng và đào tạo các HSP để vận động cộng đồng thực hiện các hoạt động xã hội và các hoạt động IEC;

29

-Xây dựng năng lực triển khai các hoạt động CBA-IEC của các cán bộ cấp tỉnh, các PPMU, các thôn, các xã.

Hợp phần 4: Nâng cao năng lực lập kế hoạch ngành

- Đào tạo các cán bộ vận hành các thiết bị của dự án trong giai đoạn vận hành và bảo trì.

- Cải thiện công tác giám sát và đánh giá các dự án đầu tƣ cấp nƣớc và vệ sinh thông qua khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào việc thu thập dữ liệu và đánh giá, và tổ chức các khóa “đào tạo cho đào tạo viên” cho chính quyền các tỉnh và xã có dự án.

- Tạo điều kiện cho WSCC đƣợc tham gia lựa chọn cán bộ vận hành cũng nhƣ theo dõi việc vận hành hệ thống cấp nƣớc.

- Nâng cao năng lực cho Hội phụ nữ tỉnh và Hội phụ nữ xã nhằm quản lý quỹ quay vòng vệ sinh.

Hợp phần 5: Nâng cao năng lực quản lý dự án

- Tổ chức các Hội thảo định hƣớng dự án ở mỗi tỉnh có dự án để trình bày với các bên liên quan chính về cách tổ chức thực hiện dự án, trách nhiệm của các bên, và các tiêu chí lựa chọn các xã tham gia vào dự án.

- Xây dựng năng lực cho Ban quản lý dự án tỉnh (PPMU), Hội phụ nữ tỉnh và xã, WSCC và các HSP trong (i) kỹ thuật cấp nƣớc và vệ sinh nông thôn và quản lý hợp đồng; (ii) thẩm định và phân tích tài chính; (iii) quản lý tài chính; (iv) nâng cao nhận thức vệ sinh; (v) kiểm soát chất lƣợng; (vi) đào tạo nâng cao nhận thức xã hội và giới; (vii) chuẩn bị, thực hiện và theo dõi các kế hoạch môi trƣờng, tái định cƣ và dân tộc thiểu số; (viii) lập kế hoạch và dự thảo ngân sách; (ix) kế toán và sổ sách kế toán, và (x) đấu thầu, mua sắm.

Để đảm bảo lồng ghép giới trong các hoạt động của dự án Kế hoạch Hành động về Giới (GAP) đƣợc xây dựng dựa trên các chính sách của Chính phủ Việt nam và các kế hoạch về giới và phát triển (GAD), Chiến lƣợc về Giới cho ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tới năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông Thôn (2003), và đồng thời cũng phù hợp với Chính sách về Giới và Phát triển của ADB (1998) và Sổ tay Hƣớng dẫn Hoạt động Phần C2/BP (2003).

- Nhâ ̣n thƣ́c xã hô ̣i đối với các vấn đề giới trong thể chế hóa và hiê ̣n đa ̣i hóa vê ̣ sinh cấp nƣớc nông thôn;

- Nhằm tăng cƣờng sự tham gia của phụ nữ vào các hoạt động của dự án, và tạo điều kiện cho các hộ nghèo và các hộ cận nghèo do phụ nữ đứng tên chủ hộ tiếp cận với nƣớc sạch và công trình vệ sinh hợp vệ sinh thông qua việc cung cấp đấu nối nƣớc miễn phí và tài trợ xây dựng phần ngầm nhà vệ sinh.

- Tăng khả năng tiếp câ ̣n và kiểm soát năng lƣ̣c của phu ̣ nƣ̃ nông thôn đối với các nguồn lƣ̣c trong cấp nƣớc và các khoản vay tín du ̣ng quay vòng ;

- Lồng ghép các mu ̣c tiêu về giới và công cu ̣ đánh giá và giám sát không phân biê ̣t về giới trong quá trình thƣ̣c hiê ̣n dƣ̣ án;

- Để đa ̣t đƣợc các thói quen nha ̣y cảm về giới và bình đẳng giới trong công tác quản lý dự án cấp nƣớc nông thôn; và

- Tăng cƣờng trao quyền cho phụ nữ và quyền tiếp cận vào quá trình ra quyết định

Để đạt đƣợc những mục tiêu này, Kế hoạch Hành động Giới lồng ghép giới vào tất cả các hoạt động của dự án thông qua việc cung cấp các chỉ số về giới, xác định tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các hoạt động của dự án nhƣ : (i) bảo đảm ít nhất có 30% cán bộ nữ đƣợc tuyển dụng làm việc cho BQLDATW và BQLDA tỉnh ; (ii) ít nhất 40% thành viên là phụ nữ trong Ban nƣớc và vệ sinh xã, và 50% thành viên là phụ nữ trong đội Tuyên truyền viên.

Hơn nữa, Kế hoạch Hành động về Giới (GAP) kết hợp chặt chẽ với Kế hoạch hành động dƣ̣a vào cô ̣ng đồng và Thông tin – giáo dục - truyền thông (CBA-IEC) nhằm huy đô ̣ng nam giới và phu ̣ nƣ̃ (đă ̣c biê ̣t là phu ̣ nƣ̃ đứng tên chủ hô ̣, nam nƣ̃ các hô ̣ nghèo) tham gia vào các hoa ̣t đô ̣ng cô ̣ng đồng và chiến di ̣ch truyền thôn g về nƣớc và vê ̣ sinh trong khu vƣ̣c tiểu dƣ̣ án.

31

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát huy vai trò của phụ nữ trong việc duy trì bền vững hiệu quả của dự án cấp nước và vệ sinh môi trường xã Diễn Yên, (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)