.4 Tần suất rửa tay bằng xà phòng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát huy vai trò của phụ nữ trong việc duy trì bền vững hiệu quả của dự án cấp nước và vệ sinh môi trường xã Diễn Yên, (Trang 49 - 54)

Tần suất Rửa tay bằng xà phòng

Trƣớc khi ăn hoặc nấu ăn Sau khi đi vệ sinh

% trong số ngƣời trả lời là nam % trong số ngƣời trả lời là nữ % trong số ngƣời trả lời là nam % trong số ngƣời trả lời là nữ Thƣờng xuyên 32,4 36,8 38,9 41,2 Thỉnh thoảng 60,2 57,4 53,7 52,9

Không bao giờ 5,6 5,9 5,6 5,9

Không trả lời 0 0 0 0

Tổng 100 100 100 100

(Nguồn; Báo cáo khảo sát nền của Tư vấn PIA)

Tỉ lệ không bao giờ rửa tay bằng xà phòng trƣớc khi nấu ăn và sau khi đi vệ sinh dao động cho nam và nữ trong khoảng từ 5,6% đến 5,9%. Tỉ lệ ngƣời trả lời là nam giới thƣờng xuyên rửa tay bằng xà phòng trƣớc khi ăn hoặc nấu ăn (32,4% và 38,9%) thấp hơn phụ nữ một chút (36,8% và 41,2%).

Phụ nữ là ngƣời chịu trách nhiệm chính việc nấu ăn và chăm sóc ngƣời già và trẻ em trong gia đình, việc thƣờng xuyên rửa tay bằng xà phòng trƣớc khi nấu ăn của ngƣời phụ nữ không chỉ ảnh hƣởng đến sức khỏe của bản thân ngƣời phụ nữ mà còn ảnh hƣởng đến sức khỏe của các thành viên khác trong gia đình.

Nhận thức và hành vi rửa tay bằng xà phòng trƣớc khi ăn và sau khi đi vệ sinh của nam giới và nữ giới còn hạn chế. Mặc dù phụ nữ nhận thức đƣợc “việc rửa tay với xà phòng trƣớc khi nấu ăn là cần thiết” nhƣng chƣa đƣợc coi là một hành vi “quan trọng”. Phụ nữ chƣa thƣờng xuyên rửa tay với xà phòng vì phụ nữ phải đảm nhận rất nhiều công việc nhà cùng một lúc nhƣ nấu ăn, giặt giũ, chăm sóc con cái, ngƣời già nên không có thời gian để ý và thƣờng quên mất việc “phải rửa tay bằng xà phòng”.

41

Bên cạnh đó, việc thiếu nƣớc sạch cho sinh hoạt (ngay cả đối với việc ăn uống) cũng là một trở ngại khiến phụ nữ không rửa tay thƣờng xuyên với xà phòng, khi mà họ phải dành nƣớc cho việc nấu ăn và rửa ráy cho các con.

Các bệnh thƣờng mắc phải là ung thƣ, bệnh đƣờng ruột, phụ khoa và bệnh về đƣờng hô hấp đƣợc đề cập bởi hơn 60% số hộ đƣợc hỏi. Nguyên nhân số ca mắc bệnh đƣờng ruột tƣơng đối cao là do ngƣời dân vẫn có thói quen uống nƣớc chƣa đun sôi, ăn rau sống, thức ăn không đảm bảo, không rửa tay trƣớc khi ăn. Đặc biệt số ca mắc bệnh là phụ nữ chiếm một nửa tổng số ca (bao gồm cả trẻ em và nam giới) mắc bệnh. Việc không có thời gian để để ý đến các hành vi vệ sinh đúng (rửa tay, uống nƣớc đun sôi) trong khi phụ nữ phải trực tiếp liên quan đến phân (vệ sinh cho trẻ và ngƣời bị ốm, dọn nhà vệ sinh) sẽ khiến cho cả phụ nữ và trẻ em bị mắc bệnh về đƣờng tiêu hóa.

3.1.1.3. Vai trò cộng đồng của phụ nữ trong quá trình chuẩn bị dự án

Tham gia quá trình ra quyết định

Để xác định mức độ tham gia của phụ nữ vào quá trình ra quyết định, chúng ta xem xét tỷ lệ phụ nữ tham gia vào bộ máy chính quyền nhân dân xã, thôn và mức độ tham gia của phụ nữ vào các cuộc họp thôn, xã.

Tỷ lệ phụ nữ tham gia vào bộ máy chính quyền xã còn thấp và phụ nữ giữ các vị trí kém quan trọng hơn nam giới do tiếng nói của phụ nữ không đƣợc ngang bằng với nam giới trong quá trình ra qu yết đi ̣nh . Tỷ lệ phụ nữ trong bộ máy chính quyền địa phƣơng là 36,36% (chỉ nhân viên Nhà nƣớc). Phụ nữ giữ các chức vụ kém quan trọng hơn nam giới nhƣ kế toán, văn phòng, cán bộ thông tin. Các chức vụ quan trọng nhƣ chủ tịch, phó chủ tịch UBND xã , bí thƣ Đảng úy , trƣởng công an xã đều do nam giới đảm nhiê ̣m.

UBND xã: chỉ có chủ tịch Hội đồng nhân dân xã là ph ụ nữ, và 8/33 đa ̣i biểu Hô ̣i đồng nhân dân xã là phu ̣ nƣ̃, chiếm 24,24%.

Ban chấp hành Đản g ủy xã : Phụ nữ chiếm 26,6% trong Ban chấp hành Đảng ủy xã (4/15 ngƣời).

Tỷ lệ nữ giới tham gia vào các cuộc họp thôn khoảng 50-60%.

Tỷ lệ phụ nữ tham gia vào Ban giám sát cộng đồng và Ban vận hành và bảo dƣỡng công trình cơ sở h ạ tầng thấp hơn nhiều so với nam giới . Theo quan niê ̣m của cô ̣ng đồng, tất cả nhƣ̃ng công viê ̣c liên quan đến xây dƣ̣ng cơ sở ha ̣ tầng kĩ thuâ ̣t hay

công trình nƣớc sa ̣ch là viê ̣c của nam gi ới, vì thế tỷ lệ phụ nữ tham gia vào Ban giám sát cô ̣ng đồng và Ban vâ ̣n hành và bảo dƣỡng công trình cơ sở ha ̣ tầng rất thấp .

Nhƣ vâ ̣y, có thể nói rằng phụ nữ ở xã Di ễn Yên đã có ti ếng nói trong quá trình ra quyết đi ̣nh, tuy nhiên vẫn còn ha ̣n chế so với nam giới . Mă ̣t khác, tỷ lệ phụ nữ trong bộ máy chính quyền địa phƣơng , Ban giám sát cô ̣ng đồng và Ban vâ ̣n hành và bảo dƣỡng công trình cơ sở ha ̣ tầng vẫn thấp hơn nhiều so với nam giới.

Tiếp cận thông tin truyền thông, tham gia tập huấn và đào tạo

Truyền thông và giáo dục về nƣớc và vệ sinh đƣợc thực hiện chủ yếu qua các kênh thông tin đại chúng . Trong số những ngƣời đƣợc hỏi, kênh truyền thông trƣ̣c tiếp vẫn còn ha ̣n chế , vì vậy nam giới và phụ nữ trong khu vực tiểu dự án không nhâ ̣n đƣợc thông tin về nƣớc và vê ̣ sinh m ột cách hệ thống. Nhiều ngƣời nói rằng họ biết về dự án thông qua loa đài và cán bộ chính quyền, cán bộ các tổ chức (96,4% và 83,6%. Trong khi đó, không có nhiều ngƣời đề cập đến tờ rơi, pano, tranh ảnh (18,4%). 50,3% nói rằng họ đƣợc thông báo qua các cuộc họp thôn.

Bảng 3.5 Các kênh ngƣời dân mong muốn nhận đƣợc thông tin nhiều nhất (%).

Kênh thông tin

Nam Nữ Cả hai Ƣu tiên 1 Ƣu tiên 2 Ƣu tiên 3 Ƣu tiên 1 Ƣu tiên 2 Ƣu tiên 3 Ƣu tiên 1 Ƣu tiên 2 Ƣu tiên 3 Qua truyền hình, sách báo, pano, áp phích, tơ rơi, Internet 0,8 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,6 0,0 0,0 Tổ chức các cuộc thi, lớp đào tạo do các TTV thực hiện

1,6 0,0 0,8 0,0 2,0 0,0 1,1 0,6 0,6

TTV tổ chức các cuộc họp nhóm nhỏ

3,2 1,6 0,8 6,0 4,0 2,0 4,0 2,3 1,1

Qua loa truyền thanh của xã

56,3 4,8 9,5 62,0 4,0 16,0 58,0 4,5 11,4

Qua bảng tin của xã 0,8 11,1 2,4 2,0 2,0 4,0 1,1 8,5 2,8 Qua bạn bè, ngƣời thân, hàng xóm 0,8 2,4 0,8 0,0 4,0 0,0 0,6 2,8 0,6 Qua trƣởng thôn, cán bộ phụ nữ, mặt trận 4,0 50,8 15,1 4,0 68,0 6,0 4,0 55,7 12,5 Đến gặp lãnh đạo 11,1 7,9 47,6 14,0 4,0 58,0 11,9 6,8 50,5

43 xã theo lịch tiếp dân

Gửi thƣ vào hộp thƣ góp ý

0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0

Gọi điện thoại 0,0 0,0 0,8 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,6

(Nguồn; Báo cáo khảo sát nền của Tư vấn PIA)

Với ƣu tiên số 1, kênh “qua loa truyền thanh của xã “ đƣợc nhiều ngƣời đƣợc hỏi mong muốn đƣợc nhận thông tin nhất (58%), tiếp đến “qua trƣởng thôn, HSP, cán bộ phụ nữ, mặt trận (55,7%).

Việc xác định các kênh ƣu tiên với từng giới sẽ giúp thiết kế những kênh thông tin hiệu quả hơn đối với từng nhóm đối tƣợng. Phụ nữ chọn kênh thông tin ƣu tiên số 1 là Hội phụ nữ trong khi ở nam giới là “qua loa truyền thanh của xã”.

Các hoạt động truyền thông về nƣớc và vệ sinh của Hội phụ nữ xã chú trọng đến thay đổi hành vi vê ̣ sinh : rƣ̉a tay bằng xà phòng trƣớc khi ăn và sau khi đi vê ̣ sinh và không đi vệ sinh bừa bãi.Hô ̣i phu ̣ nƣ̃ trong khu vƣ̣c tiểu dƣ̣ án hoa ̣t đô ̣ng hiê ̣u quả trong viê ̣c huy đô ̣ng phu ̣ nƣ̃ thƣ̣c hiê ̣n các chính sách và chƣơng trình của Đảng và Nhà nƣớc . Tuy nhiên, Hô ̣i phu ̣ nƣ̃ chỉ tâ ̣p trung vào vấn đề môi trƣờng chung nhƣ phát đô ̣ng chiến dịch vệ sinh môi trƣờng . Hô ̣i phu ̣ nƣ̃ không đi vào chi tiết ch o tƣ̀ng vấn đề nhƣ : rƣ̉a tay bằng xà phòng, đi vê ̣ sinh và sƣ̉ du ̣ng nƣớc sa ̣ch.

3.1.2. Vai trò của phụ nữ trong quá trình thực hiện dự án.

Giai đoạn thực hiện dự án là giai đoạn lập dự án đầu tƣ xây dựng, thiết kế, đấu thầu và thi công xây dựng công trình. Để phát huy vai trò tham gia và thực hiện trao quyền cho phụ nữ, Dự án cấp nƣớc và vệ sinh môi trƣờng nông thôn xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An đã xây dựng Kế hoạch Hành động về Giới (GAP), kế hoạch hành động tiếp cận dựa vào cộng đồng và thông tin - giáo dục - truyền thông (Kế hoạch hành động CBA-IEC) đƣợc dựa trên các chính sách của ngân hàng ADB và Chính phủ Việt Nam về Giới và cộng đồng. Vai trò của phụ nữ trong khu vực dự án đã có từng bƣớc chuyển biến rõ ràng.

3.1.2.1. Vai trò sản xuất của phụ nữ trong quá trình thực hiện dự án

Việc tăng cƣờng quyền tiếp cận của phụ nữ đối với các nguồn tài chính và kiểm soát thu nhập góp phần nâng cao vai trò và vị trí của ngƣời phụ nữ trong gia đình và cộng đồng. Tiểu dự án đƣợc thiết kế dựa trên cơ sở cung cấp nguồn lực tài chính và cơ hội nghề nghiệp cho phụ nữ nhằm đặt đƣợc mục tiêu về giới.

Trong khi vẫn còn tồn tại định kiến trong cộng đồng về vai trò giới (“công việc của nam và nữ” và các hoạt động liên quan đến kỹ thuật là dành cho nam giới). BQLDATƢvà BQLDA tỉnh khuyến khích các nhà thầu sử dụng lao động địa phƣơng, đặc biệt là phụ nữ trong công tác xây dựng và vận hành công trình cấp nƣớc tiểu dự án để phụ nữ có thể kiếm đƣợc thu nhập cho bản thân và gia đình. Theo số liệu báo cáo của nhà thầu xây dựng công trình cấp nƣớc và vệ sinh (Liên danh Công ty cổ phần Đại Việt - Công ty TNHH Phú Hải - Công ty cổ phần xây dựng hạ tầng nông thôn), số ngƣời dân địa phƣơng đƣợc thuê tuyển cho công tác xây dựng là 14 ngƣời, trong đó nữ giới là 3 ngƣời chiếm 21%. Tỷ lệ nữ tham gia ít là do nhà thầu cho biết phụ nữ không thực sự phù hợp với các công việc tay chân trong xây dựng chứ không thực sự do kỳ thị về giới vì Đại diện nhà thầu đã tham gia Khóa tập huấn nâng cao nhận thức về Giới và thực hiện GAP nên đã có nhận thức về các vấn đề về Giới

Các hộ bị ảnh hƣởng đƣợc mời họp tham vấn cộng đồng về giá đền bù tài sản trên diện tích đất bị thu hồi. Giấy mời có tên cả 2 vợ chồng chứ không chỉ có tên chủ hộ. Thông tin về đền bù tái định cƣ sau khi kiểm đếm đƣợc công khai minh bạch để ngƣời bị ảnh hƣởng có thể kiểm soát đƣợc số tiền mình đƣợc đền bù có đúng không. Tiền bồi thƣờng thiệt hại về đất đai và thu nhập do việc xây dựng đƣợc trả cho những hộ bị ảnh hƣởng dựa trên chữ ký thu đƣợc từ cả vợ và chồng.

Trên cơ sở Sổ tay hƣớng dẫn thực hiện Quỹ tín dụng vệ sinh quay vòng đƣợc Bộ NN&PTNT phê duyệt vào tháng 9/2013, Ban quản lý quỹ tín dụng vệ sinh quay vòng tỉnh/xã đã đƣợc thành lập và hỗ trợ hội phụ nữ xã lập các nhóm Tiết kiệm – tín dụng. Tính đến cuối quý 4/2014, 32 nhóm tiết kiệm tín dụng với 640 thành viên đã đƣợc thành lập và đã giải ngân đƣợc 640 khoản vay cho các hộ không nghèo và cận nghèo để cải tạo và xây mới 265 nhà tiêu 2 ngăn, 67 nhà tiêu thấm dội nƣớc và 208 nhà tiêu tự hoại. Với số vốn gốc quay vòng và lãi vay.

45

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát huy vai trò của phụ nữ trong việc duy trì bền vững hiệu quả của dự án cấp nước và vệ sinh môi trường xã Diễn Yên, (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)